Bộ đề thi chọn HSG môn Lịch sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Bùi Thị Xuân

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Lập bảng so sánh về hai tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản và khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam theo các nội dung sau: Tên tổ chức, thời gian thành lập, tôn chỉ mục đích, thành phần tham gia, địa bàn hoạt động, kết quả.

 Câu 2: Qua diễn biến chính của khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945 ở nước ta, hãy rút ra đặc điểm về hình thái khởi nghĩa và tính chất của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 3: Trình bày tóm lược ba chiến thắng quân sự lớn của quân đội ta để thấy được những bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).

Câu 4: Hãy hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện thuộc nội dung phần lịch sử thế giới sau:

TT

Thời gian

Tên sự kiện

1

24/10/1945

 

2

12/03/1947

 

3

08/1948

 

4

09/1948

 

5

01/1949

 

6

01/10/1949

 

7

06/1950 - 07/1953

 

8

08/08/1967

 

9

08/1975

 

10

02/12/1975

 

11

12/1989

 

12

03/10/1990

 

Câu 5: Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hội nghị đó?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Phân tích tác động tích cực và hạn chế của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp đối với nước ta.

Câu 2. Hãy cho biết sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Vì sao Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được đánh giá là một tổ chức cách mạng tiến bộ nhất ở nước ta từ năm 1925 đến năm 1929?

Câu 3. Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan dẫn đến sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vào năm 1920. Công lao của Người đối với sự thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945.

Câu 4. Tại sao nói “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử”?

Câu 5. Vẽ sơ đồ về tiến trình phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1946-1954) qua các mốc lịch sử chính và giải thích vị trí, ý nghĩa của các mốc lịch sử đó.

Câu 6. Những biểu hiện cho thấy xu hướng về châu Á này càng đậm nét trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000? Dẫn chứng về sự hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Câu 7. Hãy làm rõ tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đối với sản xuất và đời sống con người. Bằng hiểu biết của mình, cho biết thế nào là cuộc “cách mạng công nghiệp 4.0”?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

Tích cực:

- Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.

- Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

- Nông nghiệp lạc hậu, giậm chân tại chỗ

- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

Câu 2:

Hãy cho biết sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên => Ý này học sinh tự trả lời.

Một số điểm tiến bộ:

- Về mục đích của sự thành lập: Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên trong đó có Cộng sản Đoàn làm nòng cốt để đào tạo những người yêu nước Việt Nam thành những cán bộ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, bồi dưỡng rèn luyện những người yêu nước Việt Nam thành những chiến sĩ cộng sản, chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

- Về đường lối chính trị:

+ Mục đích tôn chỉ của Hội: Làm cách mạng dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở, rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).

+ Lực lượng Cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng do công nông làm nòng cốt.

+ Cách mạng phải có Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.

+ Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới.

- Về hệ thống tổ chức: Gồm năm cấp đồng thời xây dựng các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ.

Câu 3:

Điều kiện khách quan: Bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến

- Thế giới: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Hầu hết các dân tộc chậm phát triển ở Á, Phi, Mỹ la tinh đã trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc các nước đế quốc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc nảy sinh và ngày càng gay gắt. Phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa đã phát triển nhưng chưa giành được thắng lợi. Cũng vào thời kỳ này cùng với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, đã xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước tư bản do sự phát triển không đồng đều, do sự tranh giành thuộc địa, thị trường. Chiến tranh đế quốc xảy ra (1914 - 1918) làm cho chủ nghĩa đế quốc suy yếu tạo điều kiện cho cách mạng tháng Mười Nga - cuộc cách mạng vô sản do Lênin và Đảng Bônsêvích lãnh đạo giành thắng lợi. Tháng 3.1919, Lênin thành lập Quốc tế III. Tiếp theo là việc nhà nước Xô viết đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bọn Bạch Vệ. Từ năm 1920, tiếng vang và ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười lan rộng ra châu Âu và toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của xã hội, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển.

- Trong nước: Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) lớn lên, trong lúc phong trào cứu nước đang ở thời kỳ khó khăn nhất. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (12.1907), cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp (04.1908), vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và tàn sát (06.1908), căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (01.1909), phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi nước Nhật (02.1909), các lãnh tụ của phong trào Duy Tân Trung Kỳ, người bị lên máy chém (Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi,...) người bị đầy ra Côn Đảo (Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn...). Chính hoàn cảnh đó, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành, năm 1911 ra đi tìm con đường cứu nước mới.

Điều kiện chủ quan: Nguyễn Ái Quốc là người có hoài bão lớn, có tâm hồn cao thượng, yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ vô bờ bến. Là người có tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo, ham hiểu biết, nhạy bén với cái mới. Là người có bản lĩnh kiên định, dũng cảm, nghị lực phi thường đã khổ công học tập, rèn luyện trong thực tiễn, nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú, vốn kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc và nhân loại.

Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Cách mạng tháng Tám năm 1945:

Đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và sau đó triệu tập Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ Tám (5/1941)) tại Cao Bằng. Đây là Hội nghị quan trọng, có tính chất quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám...

- Chuẩn bị lực lượng chính trị: Theo sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và thực hiện chủ trương của Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ Tám (5/1941) Mặt trận Việt Minh đã được thành lập nhằm mục đích tập hợp mọi lực lượng yêu nước, mọi tầng lớp nhân dân.... Sự thành lập mặt trận Việt Minh đóng vai trò quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam, tập hợp và đoàn kết nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng đi đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám…

- Chuẩn bị về lực lượng vũ trang: Thể hiện rõ nét nhất trong việc thành lập đội tự vệ ở Cao Bằng (1941), đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944)...

- Chuẩn bị về căn cứ địa cách mạng: Thể hiện rõ nét nhất ở sự ra đời của căn cứ địa Cao Bằng (1941) và Khu Giải phóng Việt Bắc (6/1945)...

- Sáng suốt dự đoán thời cơ cách mạng và khi thời cơ đến, Người cùng với Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Người cùng với Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang), Hội nghị thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Người cùng với Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân cũng ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Người làm chủ tịch...

- Người là linh hồn của Tổng khởi nghĩa tháng Tám, ngày 28/8/1945 theo đề nghị của Người, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người đứng đầu. Người soạn thảo và công bố Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi chọn HSG môn Lịch sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Bùi Thị Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?