TRƯỜNG THPT TRÀ ÔN | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (15 phút – 4đ):
Câu 1: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ là:
A.3 B. 4 C. 5 D. 7
Câu 2: Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp e có mức năng lượng cao nhất dạng 3p4. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 3, nhóm IVA B. chu kì 3, nhóm VIA
C. chu kì 6, nhóm IIIA D. chu kì 6, nhóm IIIA
Câu 3: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử là 23. X và Y thuộc chu kỳ và các nhóm nào sau đây ?
A. Chu kỳ 3, nhóm IA, IIA B. Chu kỳ 2, nhóm IIIA, IVA
C. Chu kỳ 2, nhóm IIA, IIIA. D. Chu kỳ 3, nhóm IIA, IIIA
Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?
Trong một chu kỳ của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì:
A. tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
B. tính axit của các hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của các nguyên tố tăng dần
C. tính kim loại của các nguyên tố giảm dần.
D. độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.
Câu 5: Cho các nguyên tố sau đây thuộc cùng chu kì 3: 11Na, 14Si, 13Al. Dãy các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần tính kim loại là:
A. Al, Si, Na B. Na, Si, Al
C. Si, Al, Na D. Al, Na, Si
Câu 6: 1 nguyên tố R thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 28. Xác định số hiệu nguyên tử của R?
A. 8 B. 9 C. 17 D. 8 hoặc 9
Câu 7: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
A. Phi kim mạnh nhất là Oxi. B. Phi kim mạnh nhất là Flo.
C. Phi kim mạnh nhất là Clo. D. Kim loại mạnh nhất là Liti.
Câu 8: 1 nguyên tử nguyên tố A có tổng số e trên các phân lớp p là 10. A là:
A. kim loại B. khí hiếm
C. phi kim D. không xác định được
Câu 9: Khi xếp các nguyên tố hoá học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn ?
A. Độ âm điện. B. Số e ngoài cùng.
C. Bán kính nguyên tử D. Số khối.
Câu 10: Một nguyên tử nguyên tố B có tổng số các loại hạt trong nguyên tử là 36, trong đó số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện âm. Công thức oxit cao nhất của B có dạng:
A. B2O B. BO C. B2O3 D. BO2
Câu 11: X nằm ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của X có dạng:
A. X2O5, XH3 B. X2O3, XH5
C. X2O5, XH5 D. X2O3, XH3
Câu 12: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có dạng RH4. Trong oxit cao nhất của R, R chiếm 46,67% khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây? (C = 12, Si = 28, Ge = 73 , Sn = 119 )
A.C B.Si C.Ge D.Sn
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Cho lượng axit HCl dư tác dụng với 3,48g MnO2.Thể tích clo(đktc) thu được là:
A. 11,2 lit B. 12 lit C. 13 lit D. 0,896 lit
Câu 2. Trong phòng thí nghiệm , khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây ?
A. HCl B. KMnO4 C. KClO3 D. NaCl
Câu 3. Trong công nghiệp,khí clo được điều chế bằng cách điện phân dung dịch(có màng ngăn ) chất nào sau đây?
A. KCl B.CaOCl2 C. NaClO D. NaCl
Câu 4. Trong nhóm halogen, khả năng oxi hóa của các chất luôn:
A. Tăng dần từ flo đến iot B. Giảm dần từ flo đến iot
C. Tăng dần từ clo đến iot trừ flo D. Giảm dần từ clo đến iot trừ flo
Câu 5. Sục một lượng khí clo vừa đủ vào dd chứa hỗn hợp NaI và NaBr , chất được giải phóng là:
A. Cl2 và Br2 B. I2 C. Br2 D. I2 và Br2
Câu 6. Sắt tác dụng với chất nào sau đây cho muối sắt (III) clorua (FeCl3) ?
A. HCl B. NaCl C. Cl2 D. H2SO4 loãng
Câu 7. Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm , cần dùng các hóa chất :
A. MnO2 , dd HCl loãng B. KMnO4 , dd HCl đậm đặc
C. KMnO4 , dd H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl D. dd H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl
Câu 8. Clo không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D. NaBr
Câu 9. Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđro clorua ?
A. P2O5 B. dd H2SO4 đặc C. CaCl2 khan D. NaOH rắn
Câu 10. Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây ?
A. HCl, HClO, H2O
B. NaCl, NaClO, H2O
C. NaCl, NaClO3, H2O
D. NaCl, NaClO4, H2O
Câu 11. Brom bị lẫn tạp chất là clo . Để thu được brom tinh khiết cần làm cách nào sau đây ?
A. Dẫn hỗn hợp đi qua dd H2SO4 loãng B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước
C. Dẫn hỗn hợp đi qua dd NaI D. Dẫn hỗn hợp đi qua dd NaBr
Câu 12. Phản ứng nào sau đây không xảy ra
A. H2O + F2 B. NaCl + Br2
C. NaI + Cl2 D. NaI + Br2
Câu 13. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa không có tính khử ?
A. Clo B. Flo C. Iot D. Brom
Câu 14. Có 4 dd bị mất nhãn sau : KF, KBr, KCl, KI . Chất trong phương án nào sau đây để nhận biết ?
A. dd AgNO3 B. Hồ tinh bột C. Khí clo D. Nước brom
Câu 15. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen(F, Cl, Br, I)?
A. Ở điều kiện thường là chất khí
B. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
C. Có tính oxi hóa mạnh
D. Tác dụng mạnh với nước
Câu 16. Để nhận biết ion clorua, ta dùng hóa chất nào sau đây làm thuốc thử?
A. Dd HCl B. Dd AgNO3 C. Dd AgCl D. Dd NaOH
Câu 17. Đổ dd AgNO3 vào dd muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?
A. NaF B. NaBr C. NaCl D. NaI
Câu 18. Trong pu sau: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Brom đóng vai trò:
A. Chất khử B. Chất oxi hóa
C. Vừa khử, vừa oxi hóa D. Không khử, không oxi hóa
Câu 19. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hidro clorua trong phòng thí nghiệm?
A. H2 + Cl2 → 2HCl
B. Cl2 + H2O → HCl + HClO
C. Cl2 + SO2 + 2H2O→ 2HCl + H2SO4
D. NaCl(r) + H2SO4(đ) → NaHSO4 + HCl
Câu 20. Khi hòa tan clo vào nước thu được nước clo có màu vàng nhạt. Khi đó clo một phần tác dụng với nước. Vậy nước clo có chứa những chất gì?
A. HCl, HClO B. Cl2, HCl, HClO C. H2O, Cl2, HCl, HClO D. Cl2, HCl, H2O
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Trà Ôn, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!