BỘ 8 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2017-2018
1. Đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2017-2018-Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
Câu 1/ Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc ?
a. Các chất phênol. b. Chất kháng sinh . c. Phoocmanđêhit. d. Rượu.
Câu 2/ Nuclêôcapsit là tên gọi dùng để chỉ :
a. Phức hợp gồm vỏ capsit và axit nuclêic. b. Các vỏ capsit của virut .
c. Bộ gen chứa ADN của virut . d. Bộ gen chứa ARN của virut.
Câu 3/ Trong quang hợp , ôxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây ?
a. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục . b. Quang phân li nước.
c. Các phản ứng ô xi hoá khử . d. Truyền điện tử .
Câu 4/ Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân :
a. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể . b. Có sự phân chia của tế bào chất .
c. Có 2 lần phân bào . d. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
Câu 5/ Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng động:
a. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi . b. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra .
c. Số được sinh ra bằng với số chết đi . d. Chỉ có chết mà không có sinh ra .
Câu 6/ Dựa vào hình thái ngoài , virut được phân chia thành các dạng nào?
a. Que, dạng xoắn, hỗn hợp. b. Cầu, khối đa diện, que .
c. Xoắn , khối đa diện , que. d. Xoắn , khối đa diện, hỗn hợp.
Câu 7/ Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất là ở
a. kì giữa . b. kì cuối . c. kì sau. d. kì đầu .
Câu 8/ Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn ký sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại ?
a. Trong đất ẩm . b. Trong sữa chua . c. Trong máu động vật. d. Trong không khí .
Câu 9/ Nguồn năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yêu lấy từ
a. ánh sáng mặt trời . b. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.
c. ATP và NADPH từ pha sáng đưa sang . d. ATP dự trữ trong tế bào.
Câu 10/ Nội dung nào sau đây có hiệu nhất trong việc phòng tránh lây truyền HIV/AIDS?
a. Thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh y tế . b. Không tiêm chích ma tuý .
c. Có lối sống lành mạnh . d. Hiểu biết các con đường lây nhiễm HIV/AIDS.
Câu 11/ Pha tối quang hợp xảy ra ở
a. trong chất nền của lục lạp. b. trong các hạt grana.
c. ở màng của các túi tilacôit. d. ở trên các lớp màng của lục lạp .
Câu 12/ Trong một chu kỳ tế bào , thời gian dài nhất là của
a. kì cuối . b. kì giữa . c. kì đầu. d. kì trung gian.
Câu 13/ Trong giảm phân , nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào :
a. kì giữa I. b. kì trung gian trước lần phân bào I.
c. kì giữa II. d. kì trung gian trước lần phân bào II.
Câu 14/ Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng :
a. Tảo , các vi khuẩn chứa diệp lục. b. Nấm và tất cả vi khuẩn.
c. Vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh. d. Động vật nguyên sinh.
Câu 15/ Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
a. Pha G1. b. Pha S. c. Pha G2. d. Pha G1 và pha G2.
Câu 16/ Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon từ CO2 , được gọi là
a. quang dị dưỡng . b. hoá dị dưỡng . c. quang tự dưỡng . d. hoá tự dưỡng .
Câu 17/ Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của các vi sinh vật thuộc nhóm ưa ấm là
a. 5-10 độ C. b.10-20 độ C. c. 20-40 độ C. d. 40-50 độ C.
Câu 18/ Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn nào sau đây ?
a. Hấp phụ. b. Xâm nhập. c. Sinh tổng hợp. d. Phóng thích.
Câu 19/ Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu , người ta phân chia các hình thức dinh dưỡng thành mấy kiểu ?
a. 1. b. 2. c. 3. d. 4.
Câu 20 / Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV?
a. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV. b. Bắt tay qua giao tiếp .
c. Truyền máu đã bị nhiễm HIV. d. Quan hệ tình dục không lành mạnh với người nhiễm HIV.
Câu 21/ Trong thời gian 1phút , từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?
a. 60 phút. b. 40 phút. c. 20 phút. d. 10phút.
Câu 22/ Pha sáng của quang hợp diễn ra ở
a. ở màng tilacôit. b. trong các nền lục lạp.
c. ở màng ngoài của lục lạp. d. ở màng trong của lục lạp.
Câu 23/ Trong kì trung gian, thứ tự các pha trước-sau là
a. G2,G1,S. b. S,G1,G2. c. S,G2,G1. d. G1,S,G2.
Câu 24/ Trong giảm phân, ở kì giữa I các nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy hàng ?
a. Một . b. Hai . c. Ba . d. Bốn .
Câu 25/ Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng :
a. Vi khuẩn chứa diệp lục . b. Vi khuẩn lam .
c. Tảo đơn bào. d. Nấm.
Câu 26/ Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là
a. Pha tiềm phát. b. Pha luỹ thừa .
c. Pha cân bằng động. d. Pha suy vong.
Câu 27/ Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
a. thời gian thế hệ. b. thời gian sinh trưởng.
c. thời gian sinh trưởng và phát triển. d. thời gian sinh sản.
Câu 28/ Các nguyên tố cần cho hoạt hoá các enzim :
a. Các nguyên tố vi lượng ( Zn,Mn,Mo...). b. C,H,O, Zn,Mn,Mo.
c. C,H,O,N. d. Các nguyên tố đại lượng.
Câu 29/ Hình thức sống của vi rut là sống
a. kí sinh ngoại bào bắt buộc. b. hoại sinh. c. cộng sinh. d. kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 30 / Quá trình nhân lên của Virut trong tế bào chủ bao gồm mấy giai đoạn ?
a.3. b.4. c.5. d.6.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | A | B | C | C | D | A | B | C | D | A | D | B | A | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
D | C | C | D | B | C | A | D | B | D | A | A | A | D | C |
2. Đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2017-2018-Trường THPT Bến Tre
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Việc làm tương, nước chấm là ứng dụng quá trình
A. lên men rượu. B. lên men lactic.
C. phân giải polisacarit. D. phân giải protein.
Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc dần xuất hiện ở kỳ
A. đầu. B. giữa. C. sau. D. cuối .
Câu 3: Ngoài thực vật, sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
A. vi khuẩn chứa lưu huỳnh. B. nấm và tảo đỏ.
C. động vật và nấm lim. D. vi khuẩn lam và tảo
Câu 4: Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành :
A. Một hàng B. Ba hàng C. Hai hàng D. ốn hàng
Câu 5: Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. ánh sáng và CO2 . B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và CO2 D. chất hữu cơ.
Câu 6: Người ta dùng dịch ép quả vải để nuôi cấy vi sinh vật. Đó là
A. môi trường bán tổng hợp. B. môi trường dùng chất tự nhiên
C. môi trường sống D. môi trường tổng hợp.
Câu 7: Khi có ánh sáng và giàu CO2 , một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4 )3 PO4 – 1,5; KH2 PO4 - 1,0; MgSO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; NaCl - 5,0. Môi trường và kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật này lần lượt là:
A. bán tổng hợp và quang tự dưỡng. B. tổng hợp và quang tự dưỡng.
C. bán tổng hợp và quang dị dưỡng. D. tổng hợp và hóa tự dưỡng.
Câu 8: Quá trình oxi hóa chất hữu cơ có dùng O2 làm chất nhận electron cuối cùng là quá trình
A. hô hấp hiếu khí. B. hô hấp kỵ khí. C. hô hấp. D. lên men.
Câu 9: Trong các công đoạn làm nước mắm sau, công đoạn nào khiến việc làm nước mắm thất bại?
A. ướp muối vào cá. B. đưa cá đã ướp muối vào hũ và đậy kín.
C. rửa sạch ruột cá. D. chưng cất.
Câu 10: Người ta dùng nấm men làm nở bột nở bánh mì, bánh bao,…Tại sao khối bột sau khi ủ phồng to hơn, xốp hơn? (Trả lời không quá 1 câu)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Lên men là gì? Viết phương trình của quá trình lên men lactic. Tại sao khi muối dưa người ta lại phải nén chặt, đậy kín?
Câu 2: Thế nào là vi sinh vật? Đặc điểm của VSV.Vi sinh vật là một đơn vị phân loại trong sinh giới. Đúng hay sai? Tại sao? Kể tên 5 loại vi sinh vật em biết.
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu9 Câu 10
D A D A A B B A C Chứa CO2
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: - Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất
- C6 H12 O6 → 2C2 H5OH + 2CO2 + Q
- Nén chặt, đậy kín để vi khuẩn Lactic lên men
Câu 2: - Là những sinh vật có kích thước nhỏ bé mà không thể quan sat bằng mắt thường được chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi
- Đặc điểm: + TĐC nhanh do kích thước nhỏ bé nên sinh sản nhanh
+ Phân bố rộng do khả năng thích nghi cao với môi trường
+ cơ thể là đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, đa bào nhân thực hoặc tập đoàn đơn bào
- Sai vì VSV gồm nhg sv thuộc giới khởi sinh, nguyên sinh và giới nấm
- Kể tên: Vi khuẩn, Tảo đơn bào, trùng đế giày, nấm mốc, nấm men
3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2017-2018-Trường THPT Đoàn Thượng
Câu 1.
a. Nêu khái niệm, đặc điểm của vi sinh vật.
b. Nêu đặc điểm của 3 loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
Câu 2.
a. Trình bày các khái niệm: sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật, thời gian thế hệ.
b. Nêu 3 đặc điểm cơ bản của virut?
Câu 3.
Có 5 tế bào sinh dục sơ khai cái của một loài (2n=14) nguyên phân 4 lần tạo ra các tế bào con. Các tế bào con này chuyển sang giai đoạn chín thực hiện giảm phân để tạo thành trứng .
a. Tính số tế bào con và tổng số NST trong các tế bào con sinh ra từ quá trình nguyên phân?
b. Tính số trứng và tổng số NST trong các trứng được tạo thành sau giảm phân?
Câu 4.
a.Phân biệt vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật hóa dị dưỡng.
b. Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?
Câu 5.
a. Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
b. Nếu dùng vacxin sởi của năm trước để tiêm phòng chống dịch sởi của năm sau có được không? Bằng những hiểu biết của em hãy giải thích.
ĐÁP ÁN
Câu 1
a. Nêu khái niệm, đặc điểm của vi sinh vật.
- Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới KHV, thuộc nhiều giới sinh vật.
- Đ.đ của VSV: hấp thụ nhiều ,chuyển hoá chất dinh dưõng nhanh ,sinh trưởng s.s nhanh ,có k.n thích ứng cao với MT sống
b. Nêu đặc điểm của 3 loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
+ MT tự nhiên: gồm các chất tự nhiên
+ MT tổng hợp: gồm các chất đã biết t/p hóa học và số lượng
+ MT bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học
Câu 2
a. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật? Thời gian thế hệ.
- Sinh trưởng của quần thể VSV là sự tăng số lượng TB của quần thể.
- Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số TB trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ.
b. Nêu 3 đặc điểm cơ bản của VR:
- Có cấu tạo đơn giản (chỉ gồm axit nucleic được bao quanh bởi vỏ Pr), chỉ chứa 1 loại axit nucleic là ADN hoặc ARN.
- Kí sinh nội bào bắt buộc.
- Có KT siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới KHV điện tử.
Câu 3
a. Số TB tạo ra sau NP: 5 x 2 = 80 TB
- Số NST trong các TB này: 80 x 14 = 1120 NST
b- Số trứng hình thành: 80 x 1= 80 trứng
- Số NST trong các trứng: 80 x 7 = 560 NST
Câu 4
a.Phân biệt vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật hóa dị dưỡng.
Kiểu dinh dưỡng | Nguồn năng lượng | Nguồn cacbon |
1. Quang tự dương | A/s | CO2 |
2. Hóa dị dưỡng | Chất hữu cơ | Chất hữu cơ |
b. Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?
- Lấy chất thải ra
- Lấy bớt TBVK dư thừa
- Bổ sung thêm chất dd vào MT nuôi cấy
Câu 5
a. Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
- Đa số VSV có trong thức ăn thuộc VSV ưa ấm (20 - 400 C)
- Khi đưa thức ăn vào tủ lạnh có nhiệt độ thấp (khoảng 40C) -> ở nhiệt độ này sẽ ức chế hoặc tiêu diệt VSV có trong thức ăn.
b. Nếu dùng vacxin sởi của năm trước để tiêm phòng chống dịch sởi của năm sau có được không? Bằng những hiểu biết của em hãy giải thích.
- Trước tiên cần xác định xem dịch sởi năm sau do chủng VR nào gây ra. Nếu chủng VR này vẫn trùng với chủng năm trước thì không cần đổi vacxin.
- Nếu xuất hiện chủng VR sởi mới thì phải dùng vacxin mới.
4. Đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2017-2018 -Trường THPT Liễn Sơn
I. Trắc nghiệm
Học sinh chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất
Câu 1: Việc sản xuất bia chính là lợi dụng hoạt động của:
A. Vi khuẩn lactic đồng hình. B. Nấm men rượu.
C. Vi khuẩn lactic dị hình. D. Nấm cúc đen.
Câu 2: Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn C và nguồn năng lượng là:
A. Chất hữu cơ, ánh sáng. B. CO2 , ánh sáng.
C. Chất hữu cơ, hoá học. D. CO2 , Hoá học.
Câu 3: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là
A. 104 .24 . B. 104 .25 C. 104 .23 . D. 104 .26
Câu 4: Việc làm sữa chua là lợi dụng hoạt động của:
A. Nấm men rượu. B. Nấm cúc đen.
C. Vi khuẩn mì chính. D. Vi khuẩn lactic..
Câu 5: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, số NST trong mỗi tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của lần phân bào II trong giảm phân là:
A. 4 NST đơn B. 8 NST kép. C. 4 NST kép D. 8 NST đơn.
Câu 6: Môi trường mà thành phần có cả các chất tự nhiên và các chất hóa học:
A. Tự nhiên. B. Tổng hợp. C. Bán tổng hợp. D. Bán tự nhiên.
Câu 7: Một tế bào sinh tinh, qua giảm phân tạo ra mấy tinh trùng?
A. 2 B. 4 C. 8 D. 1 tt và 3 thể cực
Câu 8: Pha sáng diễn ra:
A. Nhân tế bào B. Khi không có ánh sáng C. Ở màng tilacôit D. Cả sáng và tối
Câu 9: Sản phẩm được tạo ra ở pha tối của quang hợp là:
A. CO2 và H2O B. ATP và NADPH C. CO2 và (CH2O)n D. (CH2O)n
Câu 10: Trong nguyên phân sự phân chia NST nhìn thấy rõ nhất ở kì:
A. Kì sau B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì cuối
Câu 11: Vật chất di truyền của virut:
A. ADN B. ARN C. ADN và ARN D. ADN hặc ARN
Câu 12: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ diễn ra gồm mấy giai đoạn:
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
II. Tự luận :
Câu 1:
a. Thế nào môi trường nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục?
b. Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục?
Câu 2: Phân biệt nguyên phân, giảm phân.
Câu 3: Ruồi nhà có bộ NST 2n=12. Một ruồi cái trong tế bào có hai cặp NST tương đồng mà trong mỗi cặp gồm 2 NST có cấu trúc giống nhau, các cặp NST còn lại thì 2 NST có cấu trúc khác nhau. Khi phát sinh giao tử đã có 2 cặp NST có cấu trúc khác nhau xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm, các cặcòn lại không trao đổi đoạn thì số loại trứng sinh ra từ ruồi cái đó là bao nhiêu?
---------HẾT---------
{-- xem đầy đủ nội dung và đáp án ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung đề thi môn Sinh 10 HK2 năm 2018 có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.