TRƯỜNG THPT YÊN LẠC | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 50 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Mỹ tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” nhằm đạt mục tiêu gì ở chiến trường miền Nam trong giai đoạn 1965 – 1968?
A Giành lại thế chủ động trên chiến trường.
B Tạo thế mạnh trên mặt trận ngoại giao.
C Nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.
D Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Câu 2: Sau chiến thắng Biên giới, quân đội Việt Nam đã giành được thể chủ động trên chiến trường nào?
A Chiến trường Bắc Đông Dương.
B Chiến trường Tây Bắc.
C Chiến trường Bình - Trị - Thiên.
D Chiến trường Bắc Bộ.
Câu 3: Nội dung nào phản ánh đúng nhất về diện mạo nền kinh tế Mỹ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?
A Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính đứng đầu thế giới.
B Tăng trưởng liên tục, địa vị Mĩ dần phục hồi trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới. C Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
D Tương đối ổn định, không có suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng.
Câu 4: Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam có điểm tương đồng là
A Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên định con đường XHCN.
B tiến hành khi đất nước rơi vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài.
C tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.
D lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
Câu 5: Lực lượng có vai trò quyết định thắng lợi của hình thức khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A Việt Nam giải phóng quân
B lực lượng chính trị.
C căn cứ địa cách mạng.
D lực lượng vũ trang.
Câu 6: Hội nghị Ianta được triệu tập chỉ với sự tham gia của đại biểu ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh là vì
A đây là 3 nước có sức mạnh quân sự lớn nhất.
B đây là 3 nước có nền kinh tế, thương mại, quân sự phát triển.
C đây là 3 nước trụ cột trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
D đây là 3 nước có lãnh thổ rộng lớn, dân số đông.
Câu 7: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ sau 1884 ở Việt Nam mang đậm tính
A dựng nước và giữ nước
B giải phóng.
C giữ nước.
D giữ nước và giải phóng
Câu 8: Một trong biện pháp của nhà nước Nhật Bản nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững là
A giảm chi phí quốc phòng.
B tận dụng cơ hội bên ngoài tốt.
C tiếp nhận viện trợ của Mỹ.
D cải cách giáo dục.
Câu 9: Thắng lợi nào đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của Mỹ?
A Vạn Tường
B Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C Đồng khởi.
D Bình Giã
Câu 10: Điểm giống nhau về mục tiêu mở các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 –1954) của quân dân Việt Nam là
A tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.
B giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam.
C mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
D phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1. A 2. D 3. C 4. B 5. B 6. C 7. B 8. D 9. C 10. A
11. C 12. B 13. A 14. D 15. C 16. A 17. A 18. B 19. C 20. C
21. D 22. A 23. B 24. D 25. D 26. D 27. D 28. B 29. C 30. B
31. B 32. A 33. D 34. A 35. A 36. A 37. D 38. C 39. B 40. C
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Đến cuối tháng 12 năm 1953, ngoài đồng bằng Bắc Bộ, nơi nào trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp?
A. Luông Pha Băng.
B. Điện Biên Phủ.
C. Plâyku.
D. Xê nô.
Câu 2. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành?
A. 5 cứ điểm 3 phân khu.
B. 49 cứ điểm 3 phân khu.
C. 50 cứ điểm 3 phân khu.
D. 43 cứ điểm 3 phân khu.
Câu 3. Nơi nào diễn ra trận chiến giằng co và ác liệt nhất trong chiến Điện Biên Phủ?
A. Cứ điểm Him Lam.
B. Sân bay Mường Thanh.
C. Đồi A1, C1.
D. Sở chỉ huy Đờ Cat-xtơri.
Câu 4. Cuối tháng 9/1953 Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp ở đâu để bàn về kế hoạch quân sự trong Đông-Xuân 1953-1954?
A. Hà Nội.
B. Lai Châu.
C. Hải Phòng.
D. Việt Bắc.
Câu 5. Kế hoạch Nava của Pháp được chia thành mấy bước?
A. Ba bước.
B. Bốn bước.
C. Hai bước.
D. Năm bước.
Câu 6. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là
A. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam.
B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
C. miền Bắc được giải phóng, đi lên CNXH.
D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị-xã hội khác nhau
Câu 7. Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là
A. khôi phục kinh tế ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
B. tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.
C. cả nước tập trung kháng chiến chống Mĩ-Ngụy ở miền Nam.
D. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
Câu 8. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là
A. quân đội Sài Gòn.
B. quân Mĩ và quân đồng minh.
C. quân đội Sài Gòn và quân Đồng minh của Mĩ.
D. quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, không có sự chi viện của Mĩ.
Câu 9. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. “Đồng khởi”.
B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Vạn Tường.
D. Chiến thắng Bình Giã.
Câu 10. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
B. Sau phong trào Đồng khởi.
C. Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đơn phương”.
D. Sau thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | B | C | A | C | D | A | A | A | A | C | A | B | C | A | A | D | C | B | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
C | B | B | C | D | D | A | B | A | B | D | A | C | A | B | A | B | B | A | B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới của Liên Xô là
A. dầu mỏ, than, thép.
B. dầu mỏ, vàng, gang.
C. than, thép, sắt.
D. vàng, khí đốt, than.
Câu 2. Tháng 11/2007, các thành viên tổ chức ASEAN đã kí bản “Hiến chương ASEAN” nhằm
A. xây dựng ASEAN thành cộng đồng hòa bình, ổn định.
B. xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững mạnh.
C. xây dựng ASEAN thành cộng đồng chiến lược về chính trị, quân sự.
D. xây dựng ASEAN thành cộng đồng chỉ mang tính chất chiến lược về quân sự.
Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển
A. mạnh mẽ.
B. nhanh chóng.
C. thần kì.
D. vượt bậc.
Câu 4. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo
A. Đời sống công nhân.
B.Người cùng khổ.
C. Nhân đạo.
D. Sự thật.
Câu 5. Cơ quan ngôn luận của An Nam cộng sản đảng là
A. báo Nhành Lúa.
B. báo Người Nhà Quê.
C. báo Búa Liềm.
D. tờ báo Đỏ.
Câu 6. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua
A. Luận cương chính trị.
B. Cương lĩnh chính trị.
C. Chính cương vắn tắt.
D. Điều lệ vắn tắt.
Câu 7. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu tại
A. Chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh.
B. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng.
C. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành đông của chúng ta”.
D. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào.
Câu 8. Mục đích của Pháp – Mĩ trong việc đề ra kế hoạch Na-va 1953
A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. mong muốn kết thúc chiến tranh.
D. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 9. Quyết định cơ bản của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 (1-1959) là
A. dùng đấu tranh ngoại giao để đánh đổ ách thông trị Mĩ - Diệm.
B. nhờ sự giúp đỡ của các nước ngoài để đánh Mĩ - Diệm.
C. giành chính quyền bằng con đường đấu tranh hòa bình.
D. nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ quyền Mĩ - Diệm.
Câu 10. Tỉnh nào được giải phóng cuối cùng ở Miền Nam trong năm 1975 ?
A. Tỉnh Hà Tiên.
B. Tỉnh Châu Đốc.
C. Tỉnh Bến Tre.
D. Tỉnh Hậu Giang.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | A | 11 | D | 21 | D | 31 | D |
2 | B | 12 | C | 22 | D | 32 | C |
3 | A | 13 | D | 23 | D | 33 | C |
4 | B | 14 | C | 24 | B | 34 | A |
5 | D | 15 | D | 25 | A | 35 | B |
6 | A | 16 | D | 26 | A | 36 | C |
7 | C | 17 | D | 27 | A | 37 | B |
8 | D | 18 | B | 28 | D | 38 | D |
9 | D | 19 | A | 29 | A | 39 | C |
10 | B | 20 | C | 30 | A | 40 | C |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. chiến tranh cách mạng.
B. bạo động cách mạng.
C. khởi nghĩa vũ trang.
D. khởi nghĩa từng phần
Câu 2: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta là:
A. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
B. kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
D. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
Câu 3: Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) dựa vào:
A. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật.
B. Sự giúp đỡ của các nước Đông Âu
C. Tinh thần tự lực tự cường.
D. Có nguồn tài nguyên phong phú.
Câu 4: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của:
A. Các đế quốc Âu-Mĩ.
B. Đế quốc Mĩ.
C. Thực dân Pháp.
D. Phát xít Nhật.
Câu 5: Năm 1975 nhân dân các nước ở Châu Phi đã hoàn thành công cuộc đấu tranh.
A. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
B. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.
C. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ A-pac-thai.
D. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, chế độ A-pac-thai.
Câu 6:Trong những yếu tố dưới đây yếu tố nào được xem là thuận lợi của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức ASEAN?
A. Có nhiều cơ hội áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật của hiện đại của thế giới.
B. Có điều kiện tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong khu vực.
C. Có điều kiện tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu vực.
D. Có điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.
Câu 7: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi có gì khác so với Mĩ la tinh về hình thức đấu tranh?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh chính trị .
C. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.
D. Đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị.
Câu 8: Nét khác biệt trong việc đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật của Nhật Bản so với các nước Tây Âu và Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:
A. Mua bằng phát minh sáng chế.
B. Đầu tư vốn để xây dựng các viện nghiên cứu khoa học.
C. Tập trung lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
D. Giảm chi phí cho quốc phòng.
Câu 9:.Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ?
A.Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
C.Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
D. Khống chế các nước tư bản đồng minh.
Câu 10: Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, “mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất”. (Nguồn: Sách giáo khoa, Lịch sử 12, NXB. Giáo dục, trang 66) .Đoạn trích trên đã chứng tỏ:
A.khoa học-kĩ thuật có mối quan hệ rất chặt chẽ.
B.khoa học có vai trò quan trọng đối với đời sống.
C.khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D.khoa học là nguồn gốc của kĩ thuật.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | A | C | A | A | A | B | A | A | C | B | D | B | C | A | D | A | A | D | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
C | B | B | D | A | C | B | C | A | C | B | A | B | C | A | D | D | B | C | D |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
a. duy trì hoà bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội.
b. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản và chế độ người bóc lột người.
c. chế ngự tham vọng thiết lập trật tự thế giới "đơn cực" của Mĩ.
d. đoàn kết phong trào công nhân quốc tế, thành lập Quốc tế Cộng sản.
Câu 2: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á (châu Á) sau Chiến tranh thế giới thứ II
a. giải phóng lãnh thổ khỏi tay quân phiệt Nhật Bản.
b. đều tiến hành kháng chiến chống thực dân trở lại xâm lược.
c. các nước trong khu vực đều giành được độc lập.
d. hầu hết tham gia vào tổ chức ASEAN.
Câu 3: Từ thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới, khi ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới xuất hiện
a. những năm 50 của thế kỉ XX
b. những năm 60 của thế kỉ XX
c. những năm 70 của thế kỉ XX
d. những năm 80 của thế kỉ XX
Câu 4: Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc
a. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin
b. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
c. Tác phẩm Đường Kách mệnh.
d. Tuần báo Thanh niên.
Câu 5: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
a báo Thanh niên
b. báo Người cùng khổ (Le Paria).
c. cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
d. tác phẩn “Đường Kách mệnh”.
Câu 6: Hội nghị lần thứ nhất BCHTƯ lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) đã cử ra BCHTƯ chính thức do ai làm Tổng Bí thư ?
a. Hồ Chí Minh
b. Lê Hồng Phong
c. Trần Phú
d. Nguyễn Văn Cừ
Câu 7: Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau có nội dung cơ bản
a. kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.
b. chính thức phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền.
c. phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.
d. thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Câu 8: Âm mưu của Pháp - Mỹ trong việc thực hiện kế hoạch Nava
a. lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ
b. trong 18 tháng sẽ giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”
c. giành một thắng lợi quân sự để kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.
d. giành một thắng lợi quân sự để kết thúc chiến tranh theo ý muốn.
Câu 9: Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm tại Hội nghị nào?
a. Hội nghị Trung ương 6
b. Hội nghị Trung ương 8
c. Hội nghị Trung ương 15
d. Hội nghị Trung ương 21
Câu 10: Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?
a. chiến thắng Phước Long.
b. chiến thắng Huế - Đà Nẵng.
c. chiến thắng Tây Nguyên.
d. chiến thắng Quảng Trị.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Yên Lạc. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !