Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Quang Trung

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 50 PHÚT

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Chủ trương cứu nước bằng biện pháp tiến hành cải cách ở nước ta đầu thế kỉ XX là của

A. Phan Bội Châu.                              

B. Phan Châu Trinh.

C. Phan Đình Phùng.                           

D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của chúng ở Châu Phi?

A. Năm 1960 “Năm Châu Phi”.

B. Ngày 11/11/1975 nước Cộng hòa Nhân dân Ăngola ra đời.

C. Năm 1962 Angieri được công nhận độc lập.

D. Năm 1974 thắng lợi của Cách mạng Êtiopia.

Câu 3: Chiến thắng nào sau đây được coi là “Ấp Bắc” đối với quân viễn chinh Mĩ?

A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).                        

B. Núi Thành (Quảng Nam).

C. Trà Bồng (Quảng Ngãi).                           

D. Tây Ninh.

Câu 4: Lực lượng chủ yếu tham gia chiến đấu trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là

A. quân Mĩ.                                              

B. quân đội Sài Gòn.

C. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ.           

D. quân Mĩ, quân đội Sài Gòn

Câu 5: Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, nhân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng ra những địa bàn nào?

A. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Sầm Nưa.

B. Điện Biên Phủ, Thàkhẹt, Plâyku, Luôngphabang.

C. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luông Phabang.

D. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang.

Câu 6: Đâu không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc (1954 - 1965)?

A. Cải cách ruộng đất                                              

B. Khôi phục kinh tế.

C. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.            

D. Đấu tranh chống Mĩ - Diệm.

Câu 7: Hình thức đấu tranh chủ yếu chống Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ là

A. đấu tranh vũ trang.                                              

B. đấu tranh chính trị hòa bình.

C. khởi nghĩa giành chính quyền.                            

D. Dùng bạo lực cách mạng.

Câu 8: Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành khối Đồng minh chống phát xít?

A. Liên Xô bị Đức tấn công.                                   

B. Mĩ bị tấn công ở Trân Châu Cảng.

C. Anh - Mĩ đã thay đổi thái độ với Liên Xô.          

D. Hành động xâm lược của chủ nghĩa phát xít.

Câu 9: Lãnh đạo của phong trào Cần Vương thuộc tầng lớp nào?

A. Nông dân.

B. Thị dân.

C. Văn thân, sĩ phu.

D. Tiểu tư sản.

Câu 10: Với Hiệp ước Giáp Tuất kí năm 1874, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận

A. sáu tỉnh Nam Kì là thuộc Pháp.

B. ba tỉnh miền Đông Nam Kì là thuộc Pháp.

C. ba tỉnh Tây Nam Kì là thuộc Pháp.

D. sáu tỉnh Nam Kì và đảo Côn Lôn là thuộc Pháp.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1B; 2B; 3A; 4B; 5C; 6D; 7B; 8D;9C; 10A

11D;12D; 13B; 14C; 15D; 16D; 17A; 18C; 19D;20C

21B; 22A; 23C; 24D; 25A; 26A; 27C; 28B; 29C; 30A

31C; 32C; 33B; 34A; 35A; 36C; 37D; 38B; 39A; 40C

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Để phát triển khoa học - kĩ thuật, Nhật Bản có đặc điểm nào khác biệt với các nước tư bản?

A. Tập trung phát triển khoa học chinh phục vũ trụ

B. Chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến

C. Mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài

D. Coi trọng và phát triển giáo dục, khoa học kĩ thuật

Câu 2: Trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là

A. Ba Đình                     B. Hương Khê              C. Yên Thế                    D. Bãi Sậy

Câu 3: Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, chúng ta đã

A. giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

B. buộc Pháp chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta

C. làm thất bại âm mưu của Pháp có Mĩ giúp sức

D. buộc Pháp chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh toàn diện với ta

Câu 4: Sau CTTG I (1914-1918), lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là

A. Tư sản dân tộc                  B. Công nhân                   C. Tiểu tư sản               D. Nông dân

Câu 5: Sự kiện nào sau đây được sách giáo khoa Lịch sử 12 hiện hành (năm 2018), chương trình cơ bản, NXB giáo dục nhận định “mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam là một trong những ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc”?

A. Ngày 2 - 9 - 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

B. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava

C. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, mở ra bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam

D. Ngày 25 - 8 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng từ Tân Trào về đến Hà Nội

Câu 6: Sự kiện mở đầu cho cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat

B. cuộc tấn công của các đội Cận vệ đỏ để chiếm các vị trí then chốt

C. quân khởi nghĩa tân công vào cung điện Mùa Đông     

D. Nga hoàng Nicôlai II tuyên bố thoái vị

Câu 7: Chính sách của Đảng hòa hoãn với quân THDQ năm đầu sau CM tháng Tám có ý nghĩa quan trọng là

A. tăng thêm tình hữu nghị của nhân dân hai nước Việt - Trung

B. tranh thủ sự đồng tình của ND Trung Quốc   

C. thể hiện thiện chí HB và chính nghĩa của nước ta

D. làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng nước ta của chúng

Câu 8: Câu thơ nào trong lời Biểu dụ (Dụ tướng sĩ) của vua Quang Trung khẳng định chủ quyền của dân tộc ta:

A. “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”

B. “Đánh cho nó chích luân bất phản”    

C. “Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn”

D. “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Câu 9: Trận đánh quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Thanh:

A. Sông Như Nguyệt                                     

B. Chi Lăng – Xương Giang

C. Rạch Gầm – Xoài Mút                             

D. Ngọc Hồi – Đống Đa  

Câu 10: Giáo dục nước ta được hình thành từ thời nào?

A. Đinh                   

B. Tiền Lê                

C. Lý                            

D. Trần

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1-C

2-B

3-B

4-D

5-A

6-A

7-D

8-D

9-D

10-C

11-B

12-C

13-B

14-B

15-D

16-A

17-A

18-A

19-C

20-A

21-A

22-D

23-D

24-D

25-C

26-D

27-B

28-D

29-D

30-C

31-A

32-B

33-B

34-B

35-B

36-B

37-D

38-D

39-C

40-C

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân nhường cơm sẻ áo nhằm giải quyết khó khăn nào?

A. Nạn dốt.                       B. Giặc ngoại xâm.           C. Tài chính.                     D. Nạn đói.

Câu 2: Cơ sở nào để Mỹ ra và thực hiện “chiến lược toàn cầu” sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Độc quyền về bom nguyên tử.

B. Tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự.

C. Là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an.

D. Lo ngại trước sự phát triển của các nước tư bản.

Câu 3: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954), chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công Mùa Đông của giặc Pháp” được Đảng đề ra trong chiến dịch nào?

A. Biên giới Thu - Đông 1950.                                   B. Việt Bắc Thu - Đông 1947.

C. Tây Bắc thu - đông 1952.                                      D. Điện Biên Phủ 1954.

Câu 4: Vấn đề nào không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết tại Hội nghị Ianta (2 - 1945)?

A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

B. Nhanh chóng đánh bại toàn toàn các nước phát xít.

C. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

D. Khôi phục kinh tế thế giới sau chiến tranh.

Câu 5: Hãy sắp xếp các sự kiện sau về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc theo trình tự thời gian:

1) Tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp.

2) Chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương.

3) Gửi đến hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam.

4) Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

A. 4,2,1,3.                         B. 2,1,4,3.                         C. 3,1,4,2.                         D. 1,2,3,4.

Câu 6: Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận dân tộc thống nhất riêng?

A. Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành Trung ương Đảng (11 - 1939).

B. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941).

C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8 - 1945)

D. Hội nghị thường vụ Trung ương Đảng (3 - 1945)

Câu 7: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay là

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học đem lại lợi nhuận lớn nhất.

C. Diễn ra trên quy mô lớn và tốc độ nhanh.

D. Thời gian từ nghiên cứu khoa học đến sản xuất ngày càng rút ngắn.

Câu 8: Nội dung nào không phải điểm khác biệt trong chủ trương của ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tại Hội nghị lần thứ 8 tháng (5 - 1941) so với hội nghị tháng 11 năm 1939?

A. Thành lập mặt trận Việt Minh, xác định nhiệm vụ trọng tâm lúc này là chuẩn bị khởi nghĩa.

B. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc giải quyết trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

C. Xác định hình thái khởi nghĩa vũ trang là từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

D. Gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”.

Câu 9: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954), tướng Pháp nào đã đề ra kế hoạch quân sự nhằm kết thúc chiến tranh trong danh dự?

A. Rơve                             B. Xalăng                          C. Bôlae                            D. Nava

Câu 10: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đánh lâu dài chủ yếu vì

A. Ban đầu địch mạnh, ta cần bảo toàn lực lượng chờ thời cơ thuận lợi

B. Đánh lâu dài phù hợp với truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.

C. Cần thời gian để vận động sự ủng hộ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa

D. Cần thời gian để xây dựng và phát triển lực lượng để tạo ra sự chuyển hóa về so sánh lực lượng.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1-D

2-B

3-B

4-D

5-C

6-B

7-A

8-D

9-D

10-D

11-B

12-D

13-C

14-D

15-D

16-B

17-B

18-D

19-D

20-D

21-B

22-D

23-C

24-D

25-B

26-D

27-B

28-C

29-C

30-C

31-B

32-B

33-D

34-B

35-C

36-D

37-D

38-B

39-C

40-B

 

ĐỀ SỐ 4

1.  Tài liệu được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội Nghị Véc-xai (6/1919) là

A. "Bản yêu sách của nhân dân An Nam".

B. báo "Người cùng khổ".                           

C. "Bản án chế độ thực dân Pháp".

D. báo "Đời sống công nhân" .                    

2.  Giai cấp xã hội Việt Nam có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là

A. địa chủ.                                                                    B. công nhân.

C. tư sản.                                                                      D. nông dân.                  

3. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học -công nghệ  là

A. mọi phát minh đều bắt nguồn từ kỹ thuật.

B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. diễn ra với quy mô và tốc độ lớn.

D. diễn ra đầu tiên ở ngành chế tạo công cụ sản xuất.

4. Trên mặt trân quân sự chiến thắng nào của ta có tính chất mở màn cho việc đánh bại "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ?

A. Ấp Bắc (Mĩ Tho ).                                             

B. Bình Gĩa ( Bà Rịa ).  

C. Ba Gia (Quảng Ngãi).   

D. Đồng Xoài ( Biên Hòa).

5. - Mục tiêu chiến lược kinh tế hướng nội của các nhóm 5 nước sáng lập  ASEAN là

A.  xây dựng nền kinh tế thị trường.                                           

B. tăng cường nhập khẩu hàng hóa.

C. nhanh chóng xóa bỏ nền nghèo nàn, lạc hậu.        

D.  trở thành  những nước công nghiệp mới.

6. Đâu không phải là lý do để liên quân Pháp - Tây Ban Nha chọn Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858)?

A. Từ đây thực dân Pháp đánh chiếm Huế dễ dàng.

B. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ có sự hậu thuẫn của giáo dân.

C. Có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, nhất là đường thủy.

D. Đà Nẵng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

7. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã

A. bước đầu làm thất bại âm mưu " đánh nhanh, thắng nhanh " của Pháp.

B. làm thất bại âm mưu " chinh phục từng gói nhỏ " của Pháp.

C. làm thất bại hoàn toàn âm mưu " đánh nhanh, thắng nhanh " của Pháp.

D. bước đầu làm thất bại âm mưu " chinh phục từng gói nhỏ " của Pháp.

8. Đại hội nào được xem là "Đại hội kháng chiến thắng lợi". ?

A. Đại hội lần thứ III của Đảng (1960).                      

B. Đại hội lần thứ I của Đảng (1935).

C. Đại hội lần thứ II của Đảng (1951).                        

D. Đại hội thành lập Đảng (3/2/1930).

9. Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp

A. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.

B. Nông dân, địa chủ phong kiến.                               

C.  Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.     

D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.

10.  Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam được hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định là

A. giải phóng các dân tộc Đông Dương.                     

B. thực hiện người cày có ruộng.

C. giải phóng dân tộc Việt Nam.                                 

D. đánh đổ phong kiến và tay sai.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

B

A

C

D

A

C

B

C

D

D

A

A

B

D

A

D

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A

C

B

B

C

D

D

D

A

A

B

C

A

A

A

C

A

C

B

C

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A.Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia(10/1991)

B.Cuộc gặp gỡ giữa Busơ và Gioocbachôp tại đảo Man ta(12/1989)

C.Hiệp ước về hệ thống phòng chống tên lửa(ABM) năm 1972

D.Định ước Hen xin ki được kí kết năm 1975

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A.Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

B.Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực

C.Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

D.Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

Câu 3: Từ cuộc cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản?

A.Xây dựng khối liên minh công nông

B.Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

C.Truyền thống đoàn kết của dân tộc

D.Kết hợp giành và giữ chính quyền

Câu 4:Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là:

A.củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

B.xây dựng Miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước

C.thực hiện người cày có ruộng

D.xây dựng đời sống mới cho nhân dân

Câu 5: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã  góp phần xóa bỏ chủ  nghĩa thực dân trên thế giới trong thế kỉ XX?

A.Cách mạng tháng Tám  năm  1945 và kháng chiến chống Mĩ(1954-1975)

B.Cách mạng tháng Tám năm  1945 và chiến thắng Điện  Biên Phủ năm 1954

C.Kháng chiến chống Pháp(1945- 1954) và kháng chiến chống Mĩ ( 1954- 1975)

D.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Câu 6:Nội dung nào sau  đây phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

A.Quân Pháp trở lại tấn công ta ở Nam Bộ

B.Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính , thù trong giặc ngoài

C.Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách

D.Tình trạng hạn hán, lũ lụt và nạn đói, nạn dốt đã diễn ra ở nhiều nơi

Câu 7:Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân đảng là gì?

A.Đánh đưởi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền

B.Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp , lập nên nước Việt Nam độc lập

C.Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua

D.Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua , thiết lập dân quyền

Câu  8:Cho các sự kiện sau:

1.Pháp gửi  tối hậu thư đòi ta phải giải tấn lực lượng tự vệ chiến đấu để quân Pháp làm nhiệm  vụ giữ trật tự ở Hà Nội

2. Quân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ

3.  Quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn

Hãy sắp xếp các sự kiện trên thep đúng trình tự thời gian

A.3, 2, 1             B.1, 2, 3                         C.2, 1, 3                      D.2, 3, 1

Câu 9: Tổ chức Liên minh Châu Âu ra đời cùng với xu hướng chung nào của thế giới?

A.Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ

B.Đối đầu của các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa

C.Đối thoại hợp tác của các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

D.Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều

Câu 10: 

- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch

- Khai thông biên giới Việt – Trung

- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc

Đó là 3 mục đích trong chiến dịch nào của nước ta?

A.Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947

B.Chiến dịch Hòa Bình- Tây Bắc- Thượng Lào

C.Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950

D.Cuộc  tiến công chiến lược Đông Xuân  năm 1953- 1954

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Quang Trung. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?