TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 50 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta là
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D.Giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.
Câu 2. Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?
A. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới.
B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao.
D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
Câu 3. Sau khi Liên Xô tan rã, “quốc gia kế tục” là Liên bang Nga, được kế thừa
A. toàn bộ những quyền lợi của Liên Xô.
B. tình trạng rối loạn về kinh tế, chính trị, xã hội.
C. toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của Liên Xô trên các mặt.
D. địa vị pháp lý của Liên Xô.
Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mỹ latinh, biến nơi đây thành
A. “Châu Mỹ thức tỉnh”
B. “Lục địa mới trỗi dậy”
C. “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc”.
D. “Lục địa bùng cháy”
Câu 5. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. châu Mỹ.
Câu 6. Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trở thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
B. trở thành khu vực năng động và phát triển.
C. thành lập tổ chức ASEAN.
D. trở thành các quốc gia độc lập.
Câu 7. Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?
A. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
B. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.
C. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.
D. Kinh tế Mỹ suy thoái.
Câu 8. Nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau CTTG II là
A. Anh.
B. Nhật Bản.
C. Mĩ.
D. Pháp.
Câu 9. Lĩnh vực được Nhật Bản tập trung sản xuất là
A. công nghiệp hạt nhân.
B. Công nghiệp hành không vũ trụ.
C. công nghiệp phần mềm.
D. công nghiệp dân dụng.
Câu 10. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ
A. tư sản bị phá sản.
B. nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C. tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép.
D. thợ thủ công bị thất nghiệp.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đ.án | A | A | D | D | A | D | A | C | D | B | C | A | C | B | A | A | B | C | C | D |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đ.án | D | C | A | A | D | B | B | B | B | A | C | B | C | B | B | A | B | C | D | B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1.Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Hương Khê
B. Yên Bái. .
C. Thái Nguyên.
D. Yên Thế.
Câu 2. Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới(NEP) ở nước Nga trong bối cảnh
A. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.
C.đã hoàn thành nhiệm vụ CNH.
D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng
Câu 3. Trước khi thực dân Pháp xâm lược(1958) Việt Nam là một quốc gia
A.độc lập trong Liên bang Đông Dương
B. tự do trong Liên bang Đông Dương
C. độc lập, có chủ quyền. D.dân chủ, có chủ quyền.
Câu 4. Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế(1884-1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương(1885-1896) là về
A. xuất thân của người lãnh đạo.
B.lực lượng chủ yếu
C. phương pháp đấu tranh .
D.kết quả đấu tranh.
Câu 5. Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng con đường biển là
A. C.Cô-lôm-bô.
B. Ph. Ma-gien-lan.
C. Va-xcô đơ Ga-ma
D. B.Đi-a-xơ.
Câu 6 . Chùa hang ở Ấn Độ là công trình kiến trúc
A. Phật giáo.
B. Hồi giáo.
C. Ấn Độ giáo
D. Nho giáo.
Câu 7.Địa danh Bạch Đằng là nơi xảy ra những trận đánh lịch sử nào?
A. Chống Tống 980-981, chống Nam Hán 938, chống Mông Nguyên lần 3 1288
B. Chống quân Xiêm 1785, chống quân Thanh 1789, chống Pháp xâm lược 1858.
C. Chống quân Minh xâm lược 1407, chống quân Xiêm năm 1785
D. Ba lần chống quân xâm lược Mông Nguyên ở thế kỉ XIII.
Câu 8 .Nho giáo chính thức nâng lên địa vị độc tôn dưới thời?
A. Nguyễn
B. Hồ
C. Lý
D. Lê sơ
Câu 9.Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi
C. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ. .
D. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Câu 10. Mục tiêu chiến lược của ta khi quyết định mở Chiến dịch Biên giới 1950 là nhằm
A. khai thông đường biên giới biên giới Việt - Trung.
B. để đánh bại kế hoạch tấn công lên Việt Bắc lần thứ nhất của thực dân Pháp
C. tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
D. tiêu diệt một bộ phận địch, khai thông biên giới Việt-Trung, củng cố căn cứ địa .
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | C | A | B | A | A | D | C | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | A | C | D | B | C | B | A | D | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | D | A | B | C | A | B | C | A | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | A | A | B | C | D | A | B | D | A |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Nguyên nhân quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954) là
A. tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.
B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu.
D. sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân
Câu 2: Vì sao Đảng và Chính phủ cách mạng chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc?
A. Tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
B. Lực lượng của ta còn yếu cần phải hòa hoãn để có thời gian củng cố lực lượng.
C. Tránh cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù: Trung Hoa Dân quốc, Pháp và Anh.
D. Kéo dài thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết không thể tránh khỏi.
Câu 3: Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện đầu tiên trong
A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Chính cương vắn tắt, sách lược văn tắt của Đảng.
C. Luận cương chính trị của Đảng.
D. Đường Cách mệnh.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không nằm trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939?
A. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
B. Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu.
C. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
D. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 5: Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế của các Tây Âu
A. phát triển nhanh chóng.
B. cơ bản được phục hồi.
C. phát triển chậm chạp.
D. cơ bản có sự tăng trưởng.
Câu 6: Điểm chung trong kế hoạch Rơve(1949), kế hoạch Đơ Lat đơ Tatxinhi(1950) và kế hoạch Nava(1953) của Pháp- Mĩ là
A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. bình định thống trị lâu dài Việt Nam.
C. thể hiện sức mạnh quân sự của Pháp- Mĩ.
D. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. .
Câu 7: Nhận định nào đúng và đủ nhất về nhiệm vụ kiến quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược(1945-1954) của nhân dân Việt Nam?
A. Kiến quốc là kiến thiết những mầm mống của CNXH về kinh tế và văn hóa, giáo dục.
B. Kiến quốc là kiến thiết những mầm mống của CNXH về chính trị và mở rộng quan hệ với các nước trong phe XHCN.
C. Kiến quốc nhằm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh,tạo điều kiện tiến lên CNXH.
D. Kiến quốc nhằm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng nền văn hóa, kinh tế mới.
Câu 8: Yếu tố nào quyết định thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) ?
A. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực tự cường.
C. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
D. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.
Câu 9: Sau khi Mặt trận Việt Minh ra đời, 5 tháng sau đã chính thức công bố những văn kiện gì?
A. Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ.
B. Tuyên ngôn, Cương lĩnh và Chương trình cứu nước.
C. Chính cương, Tuyên Ngôn và Điều lệ.
D. Chương trình cứu nước và Điều lệ.
Câu 10: Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia
A. độc lập, chủ quyền nhưng phụ thuộc vào nhà Thanh.
B. phong kiến độc lập có chủ quyền.
C. phong kiến, nửa thuộc địa .
D. bị thực dân phương Tây xâm lược .
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐỀ SỐ 4
Câu 1:Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. các nước phương Tây. *
D. các nước Đông Âu.
Câu 2: Nơi khởi đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đông Bắc Á.
B. Nam Á.
C. Tây Nam Á.
D. Đông Nam Á.*
Câu 3: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.*
B. thúc đẩy quan hệ với Đông Nam Á.
C. mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới.
D. liên minh với Mĩ và Liên Xô.
Câu 4: Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới từ năm 1995?
A. “Cách mạng trắng”.
B. “Cách mạng nhung”.
C. “Cách mạng chất xám”.
D. “Cách mạng xanh”.*
Câu 5: Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện chủ yếu của
A. cách mạng khoa học – kĩ thuật.
B. trật tự thế giới đa cực.
C. xu thế khu vực hóa.
D. xu thế toàn cầu hóa.*
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cả hai nước đều muốn bá chủ thế giới.
B. Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử.
C. ảnh hưởng lớn mạnh của Liên Xô trên thế giới.
D. sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.*
Câu 7: Sự khác biệt lớn nhất giữa Chiến tranh lạnh với các cuộc Chiến tranh thế giới đã qua là
A. diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
B. không có xung đột quân sự trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô.*
C. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
D. diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
A. Tham gia khối quân sự ANZUS.
B. Tham gia khối quân sự NATO.*
C. Tham gia Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
D. Thành lập Liên minh châu Âu (EU).
Câu 9: Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới với thắng lợi của
A. các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.*
B. cách mạng Cuba với sự thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959).
C. cách mạng Việt Nam với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
D. cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949).
Câu 10: Trong bối cảnh thế giới phân chia hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động có ý nghĩa thực tế nhất của Liên hợp quốc là
A. chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.*
B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô là
A. đối tác. B. đối đầu. C. đồng minh. D. hợp tác.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là hệ quả của toàn cầu hóa?
A. Giải quyết triệt để những bất công xã hội.
B. Giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo.
C. Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
D. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế.
Câu 3: Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi
A. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.
B. nhân dân cả nước thực hiện “Ngày đồng tâm”.
C. nhân dân thực hiện phong trào tăng gia sản xuất.
D. cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm.
Câu 4: Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia
A. các Ủy ban hành động. B. Mặt trận Việt Minh. C. Hội Liên Việt. D. các Hội Phản đế.
Câu 5: Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V. I. Lênin đề ra trong
A. Chính sách cộng sản thời chiến.
B. Luận cương tháng Tư.
C. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
D. Chính sách kinh tế mới (NEP).
Câu 6: Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương
A. thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
B. khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế.
C. thiết lập chính thể Cộng hòa dân chủ.
D. thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
Câu 7: Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là
A. Mỹ. B. Anh. C. Liên Xô. D. Pháp.
Câu 8: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.
D. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
Câu 9: “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Hội Phục Việt.
C. Việt Nam Quốc dân Đảng.
D. Hội Hưng Nam.
Câu 10: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia
A. dân chủ, có chủ quyền. B. tự do trong Liên bang Đông Dương.
C. độc lập trong Liên bang Đông Dương. D. độc lập, có chủ quyền.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Châu Trinh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !