Bộ 5 đề thi thử THTP QG năm 2021 Trường THPT Yên Thế có đáp án

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Một con lắc đơn có chiều dài l, đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g, biểu thức xác định tần số f của dao động là

\(\begin{array}{l}
A.f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \\
B.f = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \\
C.f = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \\
\underline D .f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} 
\end{array}\)

Câu 2. Một dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(3πt +3/ π) (cm). biên độ của dao động là

A. 4m.                     B. 4cm.                              C. 3π cm.                         D. 3/ π cm.

Câu 3: Biên độ của dao động tổng hợp của hai doa động điều hoag cùng phương, cùng tần số  không phụ thuộc

A  biên độ của dao thành phần thứ nhất.                  

B  biên độ của dao thành phần thứ hai.

C  độ lêch pha của hai dao động thành phần.           

D  tần số chung của hai dao động thành phần 

Câu 4 : Sóng truyền từ M đến N dọc theo phương truyền sóng.Hai điểm cách nhau d.Độ lệch pha giứa sóng tại N so với sóng ở M là:

\(\begin{array}{l}
\underline A .\Delta \varphi  = \frac{{ - 2\pi d}}{\lambda }\\
B.\Delta \varphi  = \frac{{2\pi d}}{\lambda }\\
C.\Delta \varphi  = \frac{{2\pi \lambda }}{\pi }\\
D.\Delta \varphi  = \frac{{ - \pi d}}{\lambda }
\end{array}\)

Câu 5. Sóng vô tuyến có bước sóng 40m thuộc sóng nào?

A. sóng cực ngắn.             B. Sóng ngắn.                    C. Sóng dài.                               D. Sóng trung.

Câu 6. Ở mạch điện xoay chiều RLC,cuộn dây thuần cảm công suất của mạch tiêu thụ trên

A. cuộn dây thuần cảm L   .                                       

B. tụ điện C.

C. cuộn dây thuần L và tụ điện.                                  

D. điện trở R.

Câu 7 : Một vật dao động điều hòa thì

A. li độ nhanh pha hơn vận tốc góc π/2.           

B. vận tốc nhanh pha hơn gia tốc góc π/2.

C. li độ ngược pha với gia tốc.                         

D. vận tốc cùng pha với gia tốc.

Câu 8. Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, chiếu vào hai khe S1 và S2 một chùm sáng đơn sắc có bước sóng λ.  Điểm M trên màn có khoảng cách đến S1 và S2 lần lượt là d1 và d2. Tại M ta thấy một vân sáng khi thỏa điều kiện nào sau. Với k là số nguyên

A. d2 – d1 = k λ.                           

B. d2 – d1 = k λ/2.   

C. d2 – d1 = (k +0,5)λ.                 

D. d2 – d1 = (k + 0,5) λ/2.

Câu 9 : Hiện tượng kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao thì đây là

A. phản ứng nhiệt hạch.              

B. phản ứng phân hạch.

C. sự phóng xạ.                          

D. phản ứng thu năng lượng.

Câu 10. Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được

A. hiện tượng quang – phát quang.                            

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.            

D. hiện tượng quang điện ngoài.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Một mạch dao động điện từ có tần số f = 0,5.106 Hz. Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng là

A. 600 m.                    B. 60 m.                      C. 0,6 m.                                   D. 6 m.

Câu 2. Một acquy có suất điện động là E và điện trở trong là r. Gọi hiệu điện thế ở hai cực của acquy là U, thời gian nạp điện cho acquy là t và dòng điện chạy qua acquy có cường độ I. Điện năng mà acquy này tiêu thụ được tính bằng công thức

A. A = rI2t                      

B. A= ξIt                       

C. A = U2rt                    

D. A = Uit

Câu 3: Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos 2\pi ft\)(f thay đổi được, U không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB không phân nhánh theo thứ tự gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Khi f = 50 Hz thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện UC = U và khi f = 125Hz thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm UL = U. Để uL lệch pha với uRC một góc 1350 thì tần số dòng điện là

A. 75 Hz.                    B. 31,25 Hz.                C. 62.5 Hz.                                  D. 150 Hz.

Câu 4: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc ω. Gọi q0 là điện tích cực đại của một bản tụ điện thì cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A. I0 = q02.               B. I0 = w2q0.                C. I0 = wq0.                                D. I0 = q0/ω.

Câu 5: Trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A, B, C, một nguồn điểm phát âm công suất P đặt tại điểm O, di chuyển một máy thu âm từ A đến C thì thấy rằng mức cường độ âm lớn nhất là tại B và bằng LB = 46,02 dB còn mức cường độ âm tại A và C là LA =  LC = 40 dB. Bỏ nguồn âm tại O, đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất , để mức độ cường âm tại B vẫn không đổi thì

A. P’ = 5P.                  B. P’ = 3P.                  C. P’ = P/5.                                 D. P’ = P/3.

Câu 6: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,20 μm, λ2 = 0,35 μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 μm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện ?

A. Chỉ có bức xạ λ1.                                       B. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên.

C. Chỉ có bức xạ λ2.                                       D. Cả hai bức xạ.

Câu 7. Ánh sáng mặt trời chiếu nghiêng 60° so với phương ngang. Đặt một gương phẳng hợp với phương ngang một góc a để được chùm tia phản xạ hướng thẳng đứng xuống dưới. Giá trị của a là

A. 15°                     B. 75°                                C. 30°                                       D. 60°

Câu 8: Một con lắc lò xo độ cứng k = 20 N/m, được treo trên trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên thì con lắc được kích thích dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ 0,4 s, biên độ 5 cm. Vừa lúc quả cầu của con lắc đang đi qua vị trí lò xo không biến dạng theo chiều từ trên xuống thì thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc có độ lớn 5 m/s2. Lấy g = 10 m/s2 và  = 10. Sau đó con lắc dao động với cơ năng là

A. 0,045 J.                  B. 0,022 J.                  C. 0,55 J.                                    D. 0,32 J.

Câu 9. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương:

A. vuông góc với đường trung trực của AB                 

B. trùng với đường trung trực của AB

C. trùng với đường nối của AB                                   

D. tạo với đường nối AB góc 45°

Câu 10. Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1A. Cho AAg = 108 đvc, nAg =1 . Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là

A. 1,08 mg                        B. 1,08g                            C. 0,54g                               D. 1,08kg

ĐÁP ÁN

1A 2D 3C 4C 5B 6D 7B 8A 9B 10B

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình \(x = A\cos (\omega t + \varphi )(A > 0,\omega  > 0)\) tần số góc của dao động là 

 A.ω.           

B.ωt+φ.                  

C.ωT.          

D.φ.

Câu 2. Một con lắc lò xo có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang. Khi vật ở vị trí có li độ x thì gia tốc của  vật có giá trị là

 A. ω.x         

B.  –ω.x                 

C. –ω.x2                 

D. –ω2.x

Câu 3. Một vật dao động điều hòa theo trục 0x với phuơng trình là  x = 2 cos (10πt+π) (mm). Pha ban đầu  của dao động là

 A. 10π (rad)          

B. π (rad)     

C. 2 rad                  

D. (10πt+π) rad

Câu 4. Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với

A. tần số âm.                     B. cường độ âm.  

C. mức cường độ âm.       D. đồ thị dao động âm.

Câu 5 Cường độ dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i = 2\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \frac{\pi }{{12}}} \right)(A)\) có giá trị hiệu dụng là

A. 2 √2                    B. 2 A.                    C. √2.            D. 4 A

Câu 6: Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là

A. giảm tiết diện dây                              

B. giảm công suất truyền tải 

C. tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải

D. tăng chiều dài đường dây.

Câu 7. Sóng điện từ

A. là sóng dọc.                            

B. không truyền được trong chân không.      

C. không mang năng lượng.        

D. là sóng ngang.

Câu 8. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô (H), dãy Pasen có

A. các vạch đều nằm trong vùng hồng ngoại.

B. các vạch đều nằm trong vùng tử ngoại.

C  các vạch đều nằm trong vùng nhìn thấy.

D. hai vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy, các vạch còn lại thuộc vùng hồng ngoại.

Câu 9. Tia tử ngoại

A. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.   

B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.

C. không truyền được trong chân không.                  

D. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.

Câu 10. Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng

  A. màu cam.                              B. màu chàm.                    C. màu lam.                 D. màu tím.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

A

B

C

D

A

D

A

 
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Các cuộn dây của máy phát điện xoay chiều một pha được mắc

A. nối tiếp với nhau.                                                 B.  song song với nhau.

C. theo kiểu hình tam giác.                                       D. theo kiểu hình sao.

Câu 2: Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện động 3V và điện trở trong 1Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là

   A. 9V và 3Ω.                   B. 9V và 1/3Ω.                  

C. 3V và 3Ω.                       D. 3V và 1/3Ω.

Câu 3: Khi điện phân dung dịch CuSO4, để hiện tượng dương cực tan xảy ra thì anốt phải làm bằng

   A. Cu.                            B. Ag.                                C. Fe.                                    D. Al.

Câu 4:Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra

   A. lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.                                   

   B. lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

   C. lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

   D. sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Câu 5: Từ thông đi qua vòng dây S đặt trong từ trường B không phụ thuộc vào

   A. hình dạng vòng dây.

   B. diện tích của vòng dây.

   C. góc hợp bởi giữa vecto pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây và vectơ cảm ứng từ.

   D. độ lớn cảm ứng từ của từ trường.

Câu 6: Trên vành kính lúp có ghi 10x, tiêu cự của kính là

   A. f = 2,5cm.                  B. f = 10cm.                      C. f = 2,5m.                                 D. f = 10cm.

Câu 7:  Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = - 6cos(4 t)cm, biên độ dao động của vật là

   A. 6cm.                          B. -6cm.                            C. 6 cm.                                         D. 6m.

Câu 8: Một sóng cơ truyền đi trên dây căng với f = 10Hz, sau 6s sóng truyền đi được 4,2m. Bước sóng là

A. 7cm.                          B. 7m.                    

C.  0,7m.                        D. 70cm.

Câu 9: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí biên ở phía dương. Phương trình dao động của vật là

    A. x = Acosωt.                                                        B. x = Acos(ωt + p/4 ).  

    C. x = Acos(ωt - p/2).                                              D. x = Acos(ωt + p/2).

Câu 10: Dao động tắt dần là dao động có         

    A. cơ năng giảm dần do ma sát.                              B. chu kỳ giảm dần theo thời gian.

    C. tần số tăng dần theo thời gian.                            D. biện độ không đổi.

Tất cả các câu đều có đáp án A

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Công thức tính chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g là:

\(\begin{array}{l}
A.T = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \\
B.T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \\
C.T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \\
D.T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} 
\end{array}\)

Câu 2: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ v và có bước sóng λ. Hệ thức đúng là?

  A.v=λ/f.                            B. v = λf.                           C. v = 2πλf.                               D.λ=f/v.

Câu 3: Trong máy phát điện xoay chiều một pha, nếu rôto có p cặp cực và quay với vận tốc n vòng/phút thì tần số của dòng điện phát ra là

\(\begin{array}{l}
A.f = \frac{{60}}{{np}}\\
B.f{\rm{ }} = {\rm{ }}pn.\\
C.f = \frac{{np}}{{60}}\\
D.f = \frac{{60n}}{p}
\end{array}\)

Câu 4: Đặt điện áp u = U0cos(ωt + 0,25π) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φi) . Giá trị của bằng

  A. 0,75π.                         B. 0,5π.                             C. – 0,5π.                               D. – 0,75π.

Câu 5: Gọi N1 và N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng. Nếu mắc hai đầu của cuộn sơ cấp điện áp hiệu dụng là U1. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp sẽ là

\(\begin{array}{l}
A.{U_2}\, = \,{U_1}{\left( {\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}} \right)^2}\\
B.{U_2} = {U_1}\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\\
C.{U_2} = {U_1}\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\\
D.{U_2} = {U_1}\sqrt {\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}} 
\end{array}\)

Câu 6: Chọn câu đúng nhất. Điều kiện để có dòng điện   

A. có hiệu điện thế.                                                

B. có điện tích tự do.     

C. có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.            

D. có nguồn điện.

Câu 7: Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc riêng là ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0, cường độ dòng điện cực đại I0 qua cuộn dây được tính bằng biểu thức

  A. I0 = 2ωq0.                    B. I0 = ωq20.                        C. I0 = q0  /ω                             D. I0 = ωq0.

Câu 8: Chọn phương án đúng. Quang phổ liên tục của một vật nóng sáng

A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật.           

B. phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật.

C. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.               

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật.

Câu 9: Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện, công thoát electron A của kim loại, hằng số Planck h và tốc độ ánh sáng trong chân không c là

\(\begin{array}{l}
A.{\lambda _0} = \frac{{hc}}{A}\\
B.{\lambda _0} = \frac{A}{{hc}}\\
C.{\lambda _0} = \frac{c}{{hA}}\\
D.{\lambda _0} = \frac{{hA}}{c}
\end{array}\)

Câu 10: Lực tương tác nào sau đây không phải là lực từ ?

A. giữa một nam châm và một dòng điện.                             

B. giữa hai nam châm.

C. giữa hai dòng điện.                                                

D. giữa hai điện tích đứng yên.

ĐẤP ÁN

1.D

2.B

3.C

4.A

5.C

6.C

7.D

8.C

9.A

10.D

 
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên  đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Yên Thế. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?