TRƯỜNG THPT TẠ QUANG BỬU | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Lò vi sóng (còn được gọi là lò vi ba) là một thiết bị sử dụng sóng điện từ để làm nóng hoặc nấu chín thức ăn. Loại sóng trong lò là:
A. Tia hồng ngoại B. Sóng ngắn C. Sóng cực ngắn D. Tia tử ngoại
Câu 2: Trên bóng đèn sợi đốt ghi 60 W - 220 V. Bóng đèn này sáng bình thường thì chịu được điện áp xoay chiều tức thời cực đại là:
A. 220 V B. 440 V C. 110 √2V D. 220 √2V
Câu 3: Chọn phát biểu sai?
A. Máy quang phổ lăng kính có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
B. Máy quang phổ dùng để phân tích ánh sáng muốn nghiên cứu thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau.
C. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo ra chùm tia hội tụ.
D. Lăng kính trong máy quang phổ là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu đến.
Câu 4: Một máy phát điện xoay chiều một pha, phần ứng có 6 cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp, rôto quay với tốc độ 1.000 vòng/phút. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 2/π mWb suất điện động hiệu dụng do máy phát ra là 90 √2V . Số vòng dây ở mỗi cuộn dây ở phần ứng là:
A. 150 B. 900 C. 420 D. 450
Câu 5: Điều nào sau đây nói về sóng âm là không đúng?
A. Sóng âm là sóng cơ học học truyền được trong môi trường vật chất kể cả chân không.
B. Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20.000Hz.
C. Sóng âm không truyền được trong chân không.
D. Tốc độ truyền âm phụ thuộc mật độ và nhiệt độ của môi trường.
Câu 6: Con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương ngang, cứ mỗi giây thực hiện được 4 dao động toàn phần. Khối lượng vật nặng của con lắc m = 250 g (lấy π2 = 10). Động năng cực đại của vật là 0,288 J. Quỹ đạo của vật là một đoạn thẳng dài.
A. 12 cm B. 5 cm C. 6 cm D. 10 cm
Câu 7: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 150 V vào hai đầu đoạn mạch có R nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là 120 V. Hệ số công suất của đoạn mạch là:
A. 0,9 B. 0,8 C. 0,7 D. 0,6
Câu 8: Các âm RE, MI, FA, SOL có độ cao tăng dần theo thứ tự đó. Trong những âm đó âm có tần số lớn nhất là:
A. FA B. SOL C. MI D. RE
Câu 9: Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. Vùng tia Rơnghen B. Vùng tia tử ngoại
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy D. Vùng tia hồng ngoại
Câu 10: Sự phát sáng của đom đóm thuộc loại
A. điện phát quang B. hóa phát quang
C. quang phát quang D. phát quang Catot
ĐÁP ÁN
1. C | 2. D | 3. C | 4. A | 5. A | 6. A | 7. D | 8. B | 9. C | 10. B |
-(Để xem tiếp nội dung và đáp án của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Các đặc trưng sinh lý của âm gồm:
A. Độ cao của âm, âm sắc và đồ thị dao động.
B. Độ cao của âm và cường độ âm.
C. Độ to của âm và cường độ âm.
D. Độ cao của âm, âm sắc, độ to của âm.
Câu 2: Đặt điện áp u = U0cos(100πt –π/6) (V) vào hai đầu đoan mách có R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là i = I0cos(100πt + π/6) (A). Hệ số công suất của đoạn mạch bằng:
A. 0,50 B. 0,86 C. 1,00 D. 0,71
Câu 3: Sóng ngang là sóng
A. lan truyền theo phương ngang
Β. trong đó có các phần tử sóng dao động theo phương ngang
C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
D. trong đó các phần tử sóng dao động cùng phương với phương truyền sóng
Câu 4: Chọn câu sai. Dòng điện xoay chiều có cường độ i = 2√2cos100πt (A). Dòng điện này có
A. cường độ cực đại là 2√2 A
B. tần số là 50 Hz.
C. cường độ tức thời tại mọi thời điểm là 2 A
D. chu kỳ là 0,02 s.
Câu 5: Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.
D. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
Câu 6: Máy biến thế có tỉ lệ về số vòng đây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là 5. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị thế hiệu dụng là 200V thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp là:
A. 10√2V B. 40 V C. 20 V D. 1000 V
Câu 7: Sóng điện từ
A. không mang năng lượng. B. không truyền được trong chân không.
C. là sóng ngang. D. là sóng dọc.
Câu 8: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
B. Các vật ở nhiệt độ trên 2.000°C chỉ phát ra tia hồng ngoại.
C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Câu 9: Công thoát của electron khỏi một kim loại là 3,68.10-19 J. Khi chiếu vào tấm kim loại đó lần lượt hai bức xạ: bức xạ (I) có bước sóng 0,6 μm và bức xạ (II) có bước sóng 0,25 µm thì
A. cả hai bức xạ (I) và (II) đều không gây ra hiện tượng quang điện.
B. bức xạ (I) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (II) gây ra hiện tượng quang điện.
C. cả hai bức xạ (I) và (II) đều gây ra hiện tượng quang điện.
D. bức xạ (II) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (I) gây ra hiện tượng quang điện.
Câu 10: Một đoạn mạch gồm một điện trở thuần mắc nối tiếp với một tụ điện. Biết hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mạch là 100V, ở hai đầu điện trở là 60V. Nếu dùng vân kế xoay chiều mắc vào hai đầu tụ điện thì số chỉ của vôn kê là:
A. 80 √2V B. 80 V C. 100 V D. 40 V
ĐÁP ÁN
1. D | 2. A | 3. C | 4. C | 5. D | 6. B | 7. C | 8. B | 9. B | 10. B |
-(Để xem tiếp nội dung và đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Pin quang điện biến đổi trực tiếp
A. hóa năng thành điện năng B. quang năng thành điện năng
C. nhiệt năng thành điện năng D. cơ năng thành điện năng
Câu 2: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia tử ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng tím.
B. Tia tử ngoại tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.
C. Tia tử ngoại có bàn chất không phải là sóng điện từ.
D. Tia tử ngoại bị thủy tinh và nước hấp thụ rất mạnh.
Câu 3: Chiết suất của một môi trường có giá trị
A. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
B. lớn nhất đối với ánh sáng có màu đò, nhỏ nhất đối với ánh sáng màu tím.
C. lớn nhất đối với ánh sáng có màu tím, nhỏ nhất đối với ảnh sáng màu đỏ.
D. nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua.
Câu 4: Cho đoạn mạch RLC nối tiếp có UL = UR = 0,5UC thì độ lệch pha giữa hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch với dòng điện qua mạch là:
A. u nhanh pha π/4 so với i B. u chậm pha π/4 so với i
C. u nhanh pha π/4 so với i D. u chậm pha π/4 so với i
Câu 5: Một chất điểm dao dộng điều hoà có tốc độ khi qua vị trí cân bằng là 8π cm/s và độ lớn gia tốc khi ở biên là 16π2 cm/s2 thì biên độ của dao động là:
A. 8 cm B. 4π cm C. 2π cm D. 4 cm.
Câu 6: Tia α
A. có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng trong chân không.
B. là dòng các hạt nhân He.
C. không bị lệch khi đi qua điện trường và từ trường.
D. là dòng các hạt nhân nguyên tử hiđrô.
Câu 7: Một nguồn sáng có công suất 10 mW phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng λ. Trong một đơn vị thời gian, số photon do nguồn phát ra là 2.1016. Giá trị của λ là:
A. 0,4235 μm B. 0,3975 µm C. 0,5435 μm D. 0,6424 µm
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một tần số hoàn toàn xác định.
B. Bước sóng ánh sáng rất lớn so với bước sóng cơ học.
C. Ánh sáng không đơn sắc là ánh sáng trắng.
D. Màu ứng với mỗi ánh sáng là màu đơn sắc.
Câu 9: Tia X không có tính chất nào sau đây:
A. Tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ
B. Hủy diệt tế bào và đâm xuyên mạnh
C. Phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, giao thoa
D. Làm phát quang một số chất
Câu 10: Đối với một chất phỏng xá, sự phóng xạ xảy ra
A. khi hạt nhân bị bắn phá bởi hạt nhân khác.
B. khi các hạt nhân va chạm nhau.
C. khi hạt nhân hấp thụ nhiệt lượng.
D. không phụ thuộc tác động bên ngoài.
ĐÁP ÁN
1. B | 2. C | 3. C | 4. B | 5. D | 6. B | 7. B | 8. A | 9. A | 10. D |
-(Để xem tiếp nội dung và đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí:
A. DCV Β. ACA C. ACV D. DCA
Câu 2: Phản ứng phân hạch
A. chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao cỡ hàng chục triệu độ.
Β. là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
C. là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn.
D. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
Câu 3: Khi so sánh động cơ không đồng bộ và máy phát điện xoay chiều, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Đều biến đổi điện năng thành cơ năng.
B. Tần số dòng điện đều bằng tần số quay của rôto.
C. Đều biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
D. Đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 4: Nếu động năng ban đầu của electron khi bứt ra khỏi catot bằng 0 thì muốn bước sóng ngắn nhất của tia X phát ra giảm đi 20%, ta phải thay đổi hiệu điện thế của ống tia X như thế nào?
A. Tăng thêm 25%. B. Tăng thêm 20%. C. Giảm đi 20%. D. Giảm đi 25%.
Câu 5: Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?
A. chất khí ở áp suất lớn B. chất lỏng
C. chất khí ở áp suất thấp D. chất rắn
Câu 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân trên màn quan sát là 1 mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba bằng:
A. 4 mm B. 6 mm C. 3 mm D. 5 mm
Câu 7: Sóng âm không truyền được trong
A. thép B. không khí C. chân không D. nước
Câu 8: Trong chân không bức xạ đơn sắc vàng có bước sóng là 0,589 µm. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là:
A. 4,22 eV Β. 2,11 eV C. 0,42 eV D. 0,21 eV
Câu 9: Có thể giải thích hiện tượng quang điện bằng thuyết nào dưới đây?
A. Thuyết electron cổ điển B. Thuyết lượng tử ánh sáng
C. Thuyết động học phân tử. D. Thuyết điện từ về ánh sáng
Câu 10: Cầu vồng là kết quả của hiện tượng
A. nhiễu xạ ánh sáng B. tán sắc ánh sáng
C. giao thoa ánh sáng D. khúc xạ ánh sáng
ĐÁP ÁN
1. C | 2. B | 3. D | 4. B | 5. C | 6. B | 7. C | 8. B | 9. B | 10. B |
-(Để xem tiếp nội dung và đáp án của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Mạng điện dân dụng của Việt Nam đang dùng có tần số là:
A. 50 Hz B. 60 Hz C. 220 Hz D. 100 Hz
Câu 2: Tần số của dao động cưỡng bức
A. bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. nhỏ hơn tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. lớn hơn tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. không liên quan gì đến tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Gọi i là khoảng vân, trên màn quan sát, vân tối gần vân sáng trung tâm nhất cách vân sáng trung tâm một khoảng
A. 2i B. 0,5i C. 0,25i D. i.
Câu 4: Ban đầu có N0 hạt phóng xạ X có chu kì bán rã T. Số hạt của chất X còn lại sau khoảng thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu là:
A.N0/3. B.N0/8. C.7N0/8. D.8N0.
Câu 5: Dụng cụ thí nghiệm gồm: Máy phát tần số; nguồn điện; sợi dây đàn hồi; thước dài. Để đo tốc độ sóng truyền trên sợi dây người ta tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây với các bước như sau:
a) Đo khoang cách giữa hai nút liên liếp 5 lần
b) Nối một đầu dây với máy phát tần, cố định đầu còn lại.
c) Bật nguồn nối với máy phát tần và chọn tần số 100Hz
d) Tính giá trị trung bình và sai số của tốc độ truyền sóng
e) Tính giá trị trung bình và sai số của bước sóng
Sắp xếp thứ tự đúng trình tự tiến hành thí nghiệm.
A. b, c, a, e, d. B. b, c, a, d, e. C. e, d, c, b, a. D. a, b, c, d, e.
Câu 6: Từ thông xuyên qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hòa theo thời gian theo quy luật ϕ = ϕ0cos(ωt + φ1) làm cho trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng e = E0cos(ωt + ϕ2). Hiệu φ2 – φ1 nhận giá trị là:
A. 0. B.-π/2. C.π/2. D. π.
Câu 7: Biến điệu sóng điện từ là:
A. Tách sóng điện từ âm tần ra khỏi sóng điện từ cao tần.
B. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.
C. Làm cho biên độ của sóng điện từ tăng lên.
D. Trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần.
Câu 8: Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm 2 trong 3 phần tử R, cuộn dây thuần cảm L, hoặc tụ C mắc nối tiếp. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu mạch trễ pha hơn cường độ dòng điện trong mạch một góc π/6. Hai phần tử đó là hai phần tử nào?
A. R và L B. L và C C. R và C D. R, L hoặc L, C
Câu 9: Quang phổ liên tục phát ra bởi hai vật khác nhau thì:
A. hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ.
B. hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.
C. giống nhau, nếu mỗi vật có một nhiệt độ phù hợp.
D. giống nhau, nếu chúng có cùng nhiệt độ.
Câu 10: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biếu nào dưới đây là sai?
A. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.
B. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.
D. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.
ĐÁP ÁN
1. A | 2. A | 3. B | 4. B | 5. A | 6. B | 7. D | 8. C | 9. D | 10. C |
-(Để xem tiếp nội dung và đáp án của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 Trường THPT Tạ Quang Bửu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !