TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔN | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Công thức tính chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g là:
\(\begin{array}{l}
A.T = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \\
B.T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \\
C.T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \\
D.T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}}
\end{array}\)
Câu 2: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ v và có bước sóng λ. Hệ thức đúng là?
A.v=λ/f.
B. v = λf.
C. v = 2πλf.
D. λ=f/v.
Câu 3: Trong máy phát điện xoay chiều một pha, nếu rôto có p cặp cực và quay với vận tốc n vòng/phút thì tần số của dòng điện phát ra là
A. f=60/np.
B. f = pn.
C.f=np/60.
D.f=60n/p.
Câu 4: Đặt điện áp u = U0cos(ωt + 0,25π) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φi) . Giá trị của Φi bằng
A. 0,75π.
B. 0,5π.
C. – 0,5π.
D. – 0,75π.
Câu 5: Gọi N1 và N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng. Nếu mắc hai đầu của cuộn sơ cấp điện áp hiệu dụng là U1. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp sẽ là
\(\begin{array}{l}
A.{U_2}\, = \,{U_1}{\left( {\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}} \right)^2}\\
B.{U_2} = {U_1}\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\\
C.{U_2} = {U_1}\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\\
D.{U_2} = {U_1}\sqrt {\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}}
\end{array}\)
Câu 6: Chọn câu đúng nhất. Điều kiện để có dòng điện
A. có hiệu điện thế.
B. có điện tích tự do.
C. có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.
D. có nguồn điện.
Câu 7: Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc riêng là ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0, cường độ dòng điện cực đại I0 qua cuộn dây được tính bằng biểu thức
A. I0 = 2ωq0. B. I0 = ωq02 C. I0 = q0/ω D. I0 = ωq0.
Câu 8: Chọn phương án đúng. Quang phổ liên tục của một vật nóng sáng
A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật.
B. phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật.
C. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
D. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật.
Câu 9: Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện, công thoát electron A của kim loại, hằng số Planck h và tốc độ ánh sáng trong chân không c là
\(\begin{array}{l}
A.{\lambda _0} = \frac{{hc}}{A}\\
B.{\lambda _0} = \frac{A}{{hc}}\\
C.{\lambda _0} = \frac{c}{{hA}}\\
D.{\lambda _0} = \frac{{hA}}{c}
\end{array}\)
Câu 10: Lực tương tác nào sau đây không phải là lực từ ?
A. giữa một nam châm và một dòng điện.
B. giữa hai nam châm.
C. giữa hai dòng điện.
D. giữa hai điện tích đứng yên.
ĐÁP ÁN
1.D | 2.B | 3.C | 4.A | 5.C | 6.C | 7.D | 8.C | 9.A | 10.D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Một vật nhỏ dao động theo phương trình x = Acos(4πt – 0,5π) cm. Pha dao động tại thời điểm t là
A. (4πt - 0,5π) rad.
B. - 0,5π rad.
C. 4π rad.
D. 4πt rad.
Câu 2: Dao động của quả lắc đồng hồ khi đang hoạt động bình thường là dao động
A. cưỡng bức.
B. tự do.
C. duy trì.
D. tắt dần.
Câu 3: Trên mặt thoáng chất lỏng đang có sóng cơ học với bước sóng λ và chu kì sóng là T. Quãng đường mà sóng lan truyền được trong thời gian T là
A. 0,5λ. B. 2λ. C. 4λ. D. λ.
Câu 4: Trên cùng một phương truyền sóng có hai phần tử sóng đang dao động vuông pha. Độ lệch pha của chúng bằng
A. π/2 + kπ với k = 0, 1, 2, 3….
B. kπ/2 với k = 1, 2, 3….
C. π + kπ với k = 0, 1, 2, 3….
D. 2kπ với k = 1, 2, 3….
Câu 5: Đặt vào hai đầu đoạn mạch không phân nhánh gồm: điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L một điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt) V ổn định. Để có cộng hưởng điện thì
\(\begin{array}{l}
A.\omega C = \frac{1}{{\omega L}}\\
B.\omega R = \frac{1}{{\omega L}}\\
C.\left| {\omega L - \frac{1}{{\omega C}}} \right| = R\\
D.\omega R = \frac{1}{{\omega C}}
\end{array}\)
Câu 6: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng
A. cảm ứng điện từ.
B. tự cảm.
C. từ trường quay.
D. cộng hưởng điện.
Câu 7: Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng trong khoảng từ
A. 0,38 μm ÷ 0,76 μm.
B. 0,38 nm ÷ 0,76 nm.
C. 0,38 pm ÷ 0,76 pm.
D. 0,38 mm ÷ 0,76 mm.
Câu 8: Đề xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lý tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại
A. sóng ngắn.
B. sóng cực ngắn
C. sóng trung.
D. sóng dài.
Câu 9: Tia hồng ngoại
A. có khả năng ion hoá mạnh.
B. có khả năng đâm xuyên mạnh.
C. bị lệch hướng trong điện trường.
D. có tác dụng nhiệt mạnh.
Câu 10: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Năng lượng phôtôn nhỏ khi cường độ chùm phôtôn nhỏ.
B. Phôtôn có thể chuyển động hoặc đứng yên.
C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của phôtôn càng nhỏ.
D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.
ĐÁP ÁN
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
A | C | D | A | A | A | A | B | D | D |
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch. Đoạn mạch này là đoạn mạch
A. có cả điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L.
B. chỉ có điện trở thuần R.
C. chỉ có cuộn cảm thuần L.
D. chỉ có tụ điện C.
Câu 2: Khi nói về dao động cưỡng bức và dao động duy trì, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dao động duy trì có tần số bằng tần số riêng của hệ dao động.
B. Dao động duy trì có biên độ không đổi.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
Câu 3: Điều kiện để hai sóng giao thoa được với nhau là hai sóng
A. cùng phương, cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
B. chuyển động cùng chiều với cùng tốc độ.
C. cùng biên độ, cùng bước sóng, pha ban đầu.
D. cùng phương, luôn đi kèm với nhau.
Câu 4: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn tới mặt phân cách với môi trường chiết suất nhỏ hơn thì
A. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
B. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần.
C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới bằng 0o .
D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Câu 5: Khi dùng một thấu kính hội tụ tiêu cự f làm kính lúp để nhìn một vật, ta phải đặt vật cách kính một khoảng
A. giữa f và 2f.
B. bằng f.
C. nhỏ hơn hoặc bằng f.
D. lớn hơn f.
Câu 6: Hiện tượng cộng hưởng cơ được ứng dụng trong
A. máy đầm nền.
B. giảm xóc ô tô, xe máy.
C. con lắc đồng hồ.
D. con lắc vật lý.
Câu 7: Các họa âm có
A. tần số khác nhau.
B. biên độ khác nhau.
C. biên độ và pha ban đầu khác nhau.
D. biên độ bằng nhau, tần số khác nhau.
Câu 8: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định luật Cu – lông khi đặt điện tích trong chân không?
\(\begin{array}{l}
A.F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\\
B.F = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}\\
C.F = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{r}\\
D.F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}
\end{array}\)
Câu 9: Cảm ứng từ trong lòng ống dây hình trụ khi có dòng điện không đổi chạy qua
A. tỷ lệ với tiết diện ống dây.
B. là đều.
C. luôn bằng 0.
D. tỷ lệ với chiều dài ống dây.
Câu 10: Hiện tượng gì quan sát được khi trên một sợi dây có sóng dừng?
A. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
B. Tất cả các phần tử trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
C. Tất cả các phần tử trên dây đều chuyển động với cùng vận tốc.
D. Tất cả các phần tử của dây đều đứng yên.
ĐÁP ÁN
1-D | 2-C | 3-A | 4-A | 5-C | 6-A | 7-A | 8-A | 9-B | 10-A |
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1:Tia Rơnghen là
A. bức xạ điện từ có bước sóng nhỏ hơn 10-8m.
B. các bức xạ do đối âm cực của ống Rơnghen phát ra.
C. các bức xạ do ca tốt của ống Rơnghen phát ra.
D. các bức xạ mang điện tích.
Câu 2:Có thể nhận biết tia hồng ngoại bằng
A. màn huỳnh quang
B. quang phổ kế
C. mắt người
D. pin nhiệt điện
Câu 3: Một tấm kẽm tích điện âm nếu chiếu vào một chùm tia hồng ngoại sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?
A. Tấm kẽm mất điện tích âm.
B. Tấm kẽm mất bớt electron.
C. Tấm kẽm mất bớt điện tích dương.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 4: Năng lượng liên kết là
A. toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.
B. năng lượng toả ra khi các nuclon liên kết với nhau tạo thành hạt nhân.
C. năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclon.
D. năng lượng liên kết các electron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 5:Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ
A. các prôtôn
B. các nơtrôn
C. các electron
D. các nuclon
Câu 6:Trong dao động điều hoà
A. gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với vận tốc.
B. gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với vận tốc.
C. gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với vận tốc.
D. gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với vận tốc.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây nói về dao động nhỏ của con lắc đơn là không đúng?
A. Độ lệch s hoặc li độ góc a biến thiên theo quy luật dạng sin hoặc cosin theo thời gian.
B. Chu kì dao động của con lắc đơn \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
C. Tần số dao động của con lắc đơn \( = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \)
D. Năng lượng dao động của con lắc đơn luôn luôn bảo toàn.
Câu 8:Trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện thì dòng điện
A. sớm pha hơn điện áp một góc π/2.
B. sớm pha hơn điện áp một góc π/4.
C. trễ pha hơn điện áp một góc π/2.
D. trễ pha hơn điện áp một góc π/4.
Câu 9 :Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều:
A. Dựa vào hiện tượng tự cảm.
B. Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Dựa vào hiện tượng quang điện.
D. Dựa vào hiện tượng giao thoa.
Câu 10:Phát biểu nào sau đây không đúng với sóng cơ?
A. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất rắn.
B. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất lỏng.
C. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất khí.
D. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chân không.
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Theo định nghĩa. Dao động điều hoà là
A. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi.
B. chuyển động có phương trình mô tả bởi hình sin hoặc cosin theo thời gian.
C. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
D. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn mạch không phụ thuộc vào
A. điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch.
B. điện trở thuần của mạch.
C. độ tự cảm và điện dung của đoạn mạch.
D. tần số của điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch.
Câu 3: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 5 nút sóng (kể cả hai đầu dây). Bước sóng của sóng truyền trên dây là:
A. 1,5m. B. 1m C. 2m D. 0,5 m.
Câu 4: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình dao động x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2 cos (ωt + φ2 ). Biên độ dao động tổng hợp là:
\(\begin{array}{l}
A.A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 - 2{A_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _1} + {\varphi _2}} \right)} \\
B.A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 - 2{A_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right)} \\
C.A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _1} + {\varphi _2}} \right)} \\
D.A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right)}
\end{array}\)
Câu 5: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc:
A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. lực ma sát của môi trường tác dụng lên vật.
C. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
Câu 6: Sóng cơ là:
A. sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường.
B. dao động lan truyền trong một môi trường.
C. dao động mọi điểm trong môi trường.
D. dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
Câu 7: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng:
A. Tần số
B. Hiệu điện thế
C. Công suất
D. Chu kì
Câu 8: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. tần số của sóng không thay đổi.
B. chu kì của nó tăng.
C. bước sóng của nó giảm.
D. bước sóng của nó không thay đổi.
Câu 9: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Tại thời điểm t, li độ của dao động thứ 1 là 15 mm thì li độ tổng hợp của hai dao động trên là 45 mm; li độ của dao động thứ 2 bằng:
A. 60 mm.
B. 30 mm.
C. 30 mm.
D. 0 mm.
Câu 10: Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào:
A. điều kiện kích thích ban đầu
B. khối lượng của vật nặng.
C. gia tốc của sự rơi tự do
D. biên độ của dao động.
ĐÁP ÁN
1 | B |
2 | A |
3 | D |
4 | D |
5 | A |
6 | B |
7 | B |
8 | A |
9 | B |
10 | B |
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Thánh Tôn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !