Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI THỬ

Môn thi: SINH HỌC, Khối B,  Năm 2020 - 2021

Thời gian làm bài: 50 phút.

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Ở cây hoa liên hình (Primula sinensis), màu sắc hoa được quy định bởi một cặp gen. Cây hoa màu đỏ thuần chủng (kiểu gen RR) trồng ở nhiệt độ 35oC cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa màu trắng này trồng ở 20oC thì lại cho hoa màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở nhiệt độ 35oC hay 20oC đều cho hoa màu trắng. Điều này chứng tỏ ở cây hoa liên hình

A. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen.

B. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ.

C. tính trạng màu hoa không chỉ do gen qui định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.

D. gen R qui định hoa màu đỏ đã đột biến thành gen r qui định hoa màu trắng.

Câu 2. Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là

A. 1- (1/2)4.                          B. 1/4.                            C. (1/2)4.                        D. 1/8.

Câu 3. Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông đen. Biết kiểu gen BB qui định lông vàng, Bb qui định lông lang trắng đen, bb qui định lông đen. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:

A. B = 0,2; b = 0,8.              B. B = 0,6; b = 0,4.

C. B = 0,8; b = 0,2.              D. B = 0,4; b = 0,6.

Câu 4. ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là

A. ADN thể ăn khuẩn tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

B. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

C. ADN của thể truyền đã ghép (nối) với gen cần lấy của sinh vật khác.

D. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?

A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.

B. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.

C. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.

D. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.

Câu 6. Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n= 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng:

A. con đường tự đa bội hóa.                                       B. con đường sinh thái.

C. phương pháp lai tế bào.                                         D. con đường lai xa và đa bội hóa.

Câu 7. Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là:

A. cơ chế cách ly.                                                       B. quá trình giao phối.

C. quá trình đột biến.                                                  D. quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 8. Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là:

A. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly.

B. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.

C. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly.

D. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.

Câu 9. Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.

II. Ở tâm thất cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.

III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tỉnh mạch.

IV. Ở thú, huyết áp trong tỉnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

A. 1.                B. 4.                C. 3.                D. 2.

Câu 10. Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:

A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.

B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.

C. loài - chi- họ -  bộ -  lớp - ngành - giới.

D. loài -  chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.

ĐÁP ÁN

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1 - 10

C

C

B

C

C

D

D

A

A

C

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 81. Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?

A. ARNm.                  B. ARNr.                    C. ARNt.                    D. ADN.

Câu 82. Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng?

A. Lệch bội.                B. Mất đoạn.               C. Đột biến điểm.        D. Đa bội.

Câu 83. Theo Menđen, lai phân tích là phép lai giữa

A. Cơ thể có kiểu hình trội với cơ thể có kiểu hình trội.

B. Cơ thể có kiểu hình trội với cơ thể có kiểu hình lặn.

C. Cơ thể có kiểu hình lặn với cơ thể có kiểu hình lặn.

D. Cơ thể có kiểu hình lặn với cơ thể có kiểu hình trung gian.

Câu 84. Ở Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Theo lí thuyết, số nhóm gen liên kết của loài này là

A. 8.                            B. 7.                            C. 4.                            D. 16.

Câu 85. Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,4 Aa : 0,6 aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?

A. 0,8.                         B. 0,4.                         C. 0,7.                         D. 0,2.

Câu 86. Enzim nối được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là

A. ARN polimeraza.               B. Restrictaza.

C. ADN polimeraza.               D. Ligaza.

Câu 87. Vi khuẩn cố định nitơ tham gia vào quá trình chuyển hóa

A. N2 thành NH3.                   B. NH3 thành NH4+.

C. NH4 thành NO3-.                D. NO3- thành N2.

Câu 88. Đơn vị hút nước của rễ là

A. Tế bào vỏ rễ.                      B. Tế bào biểu bì.

C. Tế bào lông hút.                 D. Tế bào nội bì.

Câu 89. Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp chuyển quang năng thành hóa năng trong sản phẩn quang hợp ở cây xanh?

A. Diệp lục a.                          B. Diệp lục b.

C. Diệp lục a,b.                       D. Carotenoit.

Câu 90. Động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hóa là túi tiêu hóa?

A. Châu chấu.             B. Giun đất.                C. Trùng giày.             D. Thủy tức.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ SỐ 3

TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng

Câu 1: Một quần thể có tỉ lệ thành phần kiểu gen là: 0.25AA : 0.5Aa : 0.25aa. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể trên?

A. Tần số tương đối của 2 alen trong quần thể là A= a = 0.5.

B. Tần số các alen (A và a) của quần thể sẽ luôn duy trì không đổi qua các thể hệ.

C. Quần thể trên thuộc nhóm sinh vật nhân thực.

D. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

Câu 2. Đột biến gen:

A. Xuất hiện chủ yếu trong quá trình tự sao của vật chất di truyền.

B. Có tần số đột biến tự nhiên lớn, có thể thay đổi tần số alen 1 locut một cách nhanh chóng.

C. Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

D. Có giá trị là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Câu 3. Cho các thành tựu sau về ứng dụng di truyền học.

1. Tạo giống lúa lùn năng suất cao.

2. Nhân bản thành công cừu đôly.

3. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.

4. Tạo giống lúa chiêm chịu lạnh.

5. Tạo giống dưa hấu tam bội không hạt có hàm lượng đường cao.

6. Tạo ra chuột nhắt mang gen sinh trưởng của chuột cống.

Số thành tựu của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là:

A. 2                                  B. 3                                  C. 4                                    D. 1

Câu 4. Ở một  loài thực vật giao phấn tự do có gen D quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen d quy định hạt dài, gen R quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với r quy định hạt trắng. Hai cặp gen Dd, Rr phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền , người ta thu được 14.25% hạt tròn, đỏ; 4.75% hạt tròn, trắng: 60.75% hạt dài, đỏ: 20.25% hạt dài, trắng. Cho các phát biểu sau:

1. Tần số của D, d trong quần thể trên lần lượt là 0.9 và 0.1.

2. Cho kiểu hình hạt dài, đỏ trồng ở vụ sau thì thu được tỉ lệ kiểu hình hạt dài, đỏ là 8 / 9.

3. Trong số hạt đỏ ở quần thể cân bằng di truyền, hạt đỏ dị hợp chiếm tỉ lệ 2 / 3.

4. Kiểu gen rr chiếm tỉ lệ 1 / 4 trong quần thể cân bằng di truyền.

Số phát biểu đúng là:

A. 1                           B. 3                                C. 4                           D. 2

Câu 5. Khi đánh giá về một hệ sinh thái có các nhận định sau đây:

1. Một chuổi thức ăn luôn được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.

2. Sự phân hóa ổ sinh thái giữa các nhóm sinh vật làm giảm nguy cơ cạnh tranh giữa chúng.

3. Trong số các dạng vi khuẩn, có nhóm đóng vai trò là sinh vật sản xuất, có nhóm lại là sinh vật phân giải.

4. Tháp năng lượng luôn có dạng đáy rộng, đỉnh hẹp. Số nhận định đúng là:

A . 4                             B . 3                            C . 2                       D . 1

Câu 6. Biết rằng mỗi locut chi phối một cặp tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không có đột biến xảy ra. Cho các phép lai dưới đây :

1. Aabb   x     aaBb                 2. AaBb    x     Aabb               3. aabb     x      AaBb

4. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)                            5. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\)

Về mặt lý thuyết, số phép lai tạo ra 4 loại kiểu hình với tỉ lệ tương đương là:

A. 2                                 B. 3                              C. 4                          D. 1

Câu 7. Phát biểu không chính xác về quá trình tiến hóa của một quần thể sinh vật là:

A. Nếu quần thể không xuất hiện các đột biến gen mới, qua trình tiến hóa sẽ dừng lại.

B. Đối với sự tiến hóa của một quần thể, đột biến gen là nhân tố duy nhất sáng tạo ra các alen thích nghi.

C. Hiện tượng nhập cư có thể làm gia tăng tốc độ tiến hóa của quần thể nhanh chóng.

D. Các đột biến có lợi với môi trường sống được củng cố nhanh chóng trong quần thể.

Câu 8. Biết mỗi gen quy định một tính trạng , các gen trội là hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết các phép lai nào sau đây đều cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1

A. AaBbDd    x      aaBbDD  và \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\) với tần số hoán vị gen bằng 25%

B. aaBbDd     x      AaBbDd  và \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\) với tần số hoán vị gen bằng 25%

C. AabbDd    x      AABbDd  và \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\) với tần số hoán vị gen bằng  12.5%

D. aaBbdd    x       AaBbdd   và \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}\)  với tần số hoán vị gen bằng  12.5%

Câu 9. Yếu tố nào sau đây được di truyền nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác .

A. Vốn gen của quần thể

B. Kiểu gen của quần thể 

C. Alen

D. Kiểu hình của quần thể.

Câu 10. Trong trường hợp P thuần chủng, tỉ lệ phân tính ở cả F1 và F2 đều là 1 : 1 xảy ra ở phương thức di truyền nào?

A. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền tính trạng do gen trên nhiểm sắc thể thường chi phối.

B. Phép lai phân tích trong hiện tượng di truyền tính trạng do gen trên nhiễm săc thể thường chi phối.

C. Di truyền liên kết với giới tính và tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính.

D. Di truyền tế bào chất do các gen ở ti thểhay lục lạp chi phối.  

ĐÁP ÁN

1B

2C

3A

4C

5A

6B

7A

8A

9C

10C

{-- Còn tiếp --}

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 81: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền?

1. Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển

2. Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người

3. Tạo chủng nấm penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu

4. Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu

5. Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ

6. Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối.

Số phương án đúng là:

A.  1                                        B.2                              C.3                              D.4

Câu 82: Có bao nhiêu câu đúng trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm?

(1). Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật

(2). Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc

(3). Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại

(4). Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa

(5). Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính

(6). Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại
A.  5                                      B.2                              C.4                              D.3

Câu 83:  Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là:

A. Nitơ amôn (NH3).

B. Nitơ nitrat (NO3), nitơ amôn (NH4)

C. Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2).

D. Nitơ nitrat (NO3)

Câu 84: Tại sao động vật có kích thước lớn không có hệ tuần hoàn hở mà chỉ có hệ tuần hoàn kín?

A. Ở hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch có áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

B. Ở hệ tuần hoàn hở chỉ có động mạch, không có mao mạch và tĩnh mạch nên mạch máu ngắn

C. Hệ tuần hoàn hở chưa có tim nên không thể bơm máu đi xa

D. Hệ tuần hoàn hở chưa có hemoglobin  vận chuyển oxi

Câu 85: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế:

A. Giảm phân và thụ tinh          B. Nhân đôi ADN

C. Phiên mã                              D. Dịch mã

Câu 86:  Cơ thể nào sau đây là cơ thể không thuần chủng?

A. aabbDDEE                            B. aaBBDDee

C. AABBDdee                            D.  AbbDDee

Câu 87: Trong hệ sinh thái nào sau đây dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng có tính ổn định thấp nhất?
A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới                                         B. Hệ sinh thái biển

C. Hệ sinh thái nông nghiệp                                                    D. Hệ sinh thái thành phố 

Câu 88:  Cơ thể Aaa  có thể tạo ra các loại giao tử có sức sống là:

A.  Aa , aa                                  B.     A,  a, a

C. Aa, aa, A, a                            D.   Aa,  a, aa         

Câu 89:  Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li sinh thái.                   B. Cách li địa lí.

C. Cách li sinh sản.                    D. Cách li cơhọc.

Câu 90: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái trong đó:

A.  Tỉ lệ đực cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.

B.  Tần số alen và tần số kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.

C.  Tỉ lệ nhóm tuổi được duy trì ổn định qua các thế hệ.

D.  Tần số alen được duy trì ổn định qua các thế hệ.

ĐÁP ÁN

81

B

82

D

83

B

84

A

85

B

86

C

87

D

88

C

89

C

90

B

{-- Còn tiếp --}

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim

A. Pha co tâm nhĩ  -> pha giãn chung  -> pha co tâm thất.   

B. Pha co tâm nhĩ  -> pha co tâm thất  -> pha giãn chung.

C. Pha co tâm thất  -> pha co tâm nhĩ  -> pha giãn chung.       

D. pha giãn chung  -> pha co tâm thất  -> pha co tâm nhĩ.

Câu 2. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây?

A. Tiêu hoá nội bào.                                                               B. Tiêu hoá ngoại bào.

C. Tiêu hoá ngoại bào và nội bào.                                          D. Tiêu hoá cơ học.

Câu 3. Trong cấu trúc của NST nhân thực điển hình, cấu trúc nào có đường kính là 30nm

A. Nucleosome                                                                       B. Chromatide         

C. Vùng xoắn cuộn                                                                 D. Sợi nhiễm sắc

Câu 4. Ở thể đột biến nào sau đây, số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh duỡng luôn là một số chẵn?

A. Lệch bội dạng thể một.                                                      B. Lệch bội dạng thể ba.

C. Thể song nhị bội.                                                                D. Thể tam bội.

Câu 5. Ta có:

Kiểu gen 1  Môi trường 1 kiểu hình:  1

Kiểu gen 1  Môi trường 2 kiểu hình:  2

Kiểu gen 1  Môi trường 3 kiểu hình:  3

......

Kiểu gen 1  Môi trường n kiểu hình:  n

Tập hợp các kiểu hình 1, 2, 3, ..., n. của kiểu gen 1 trong các môi trường 1, 2, 3, ..., n,  được gọi là:

A. thường biến.                                                                       B. mức phản ứng.               

C. đột biến.                                                                              D. biến dị tổ hợp.

Câu 6. Quá trình nào sau đây không thuộc công nghệ tế bào?

A. Dung hợp tế bào trần khác loài.    

B. Nhân bản vô tính cừu Đôly.          

C. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó gây lưỡng bội hóa để tạo dòng lưỡng bội.      

D. Chuyển gen từ tế bào của sinh vật này vào tế bào của sinh vật khác.

Câu 7. Để lập bản đồ gen người ta dựa vào kết quả nào sau? 

A. Đột biến chuyển đoạn để biết được vị trí các gen trong nhóm liên kết.

B. Tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST.       

C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ.

D. Sự phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.

Câu 8. Nếu gen ban đầu có cặp nucleotit chứa dạng A hiếm (A*) là A*-T, thì sau đột biến sẽ biến đổi thành cặp

A. T-A                                                       B. G-X           

C. A-T                                                       D. X-G

Câu 9. Các tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X

A. có hiện tượng di truyền chéo.                                           

B. chỉ biểu hiện ở cơ thể cái.

C. chỉ biểu hiện ở cơ thể đực.                                                

D. chỉ biểu hiện ở một giới.

Câu 10. Nhận  định không đúng khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?

A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.

C. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.

D. Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen không phụ thuộc vào môi trường.

ĐÁP ÁN

1B

2C

3D

4C

5B

6D

7B

8B

9A

10D

{-- Còn tiếp --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?