TRƯỜNG THPT QUỐC TUẤN | BỘ 05 ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: GDCD 12 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. Đề số 1
Câu 1. Tính quyền lực, bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với
A. đạo đức.
B. kinh tế.
C. chủ trương.
D. đường lối.
Câu 2. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất
A. xã hội.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. văn hoá.
Câu 3. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách
A. tự do phát biểu ý kiến.
B. không đồng tình với quyết định của chính quyền.
C. không có biểu hiện gì.
D. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
Câu 4. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật
A. đi vào cuộc sống.
B. gắn bó với thực tiễn.
C. quen thuộc trong cuộc sống.
D. có chỗ đứng trong thực tiễn.
Câu 5. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người
A. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. không có ý thức thực hiện.
C. có chủ mưu xúi giục.
D. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Câu 6. Có mấy loại vi phạm pháp luật?
A. Bốn loại.
B. Hai loại.
C. Ba loại.
D. Bảy loại.
Câu 7. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra?
A. Đủ 14 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 15 tuổi.
D. Đủ 18 tuổi.
Câu 8. Q đi xe máy không đội mũ bảo hiểm nên đã bị Cảnh sát giao thông phạt tiền. Q đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Trách nhiệm kỉ luật.
B. Trách nhiệm bồi thường.
C. Trách nhiệm hành chính.
D. Trách nhiệm hình sự.
Câu 9. Vì mâu thuẫn với nhau trên mạng Internet, N (18 tuổi) đã tìm M và đánh M bị thương nặng phải điều trị ở bệnh viện. N đà có hành vi vi phạm
A. hành chính.
B. trật tự công cộng.
C. hình sự.
D. kỉ luật
Câu 10. Đến thời hạn giao hàng nhưng bên B vẫn chưa giao hàng đầy đủ cho bên A theo thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp nảy, bên B đã có hành vi
A. thiếu thiện chí.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm dân sự.
D. xâm phạm quy tắc hợp tác.
Câu 11. Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông M đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được thành lập doanh nghiệp tư nhân. Ông M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 12. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng
A. về quyền và nghĩa vụ.
B. về trách nhiệm pháp lí.
C. về thực hiện pháp luật.
D. về trách nhiệm trước toà án.
Câu 13. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
Câu 14. Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện của bình đẳng giữa vợ và chồng trong
A. quan hệ nhân thân.
B. quan hệ tinh thần.
C. quan hệ xã hội.
D. quan hệ hai bên.
Câu 15. Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện quyền bình đẳng
A. trong lao động.
B. trong đời sống xã hội.
C. trong hợp tác.
D. trong kinh doanh.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | A | D | A | D | A | B | C | C | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | B | C | A | D | D | B | C | C | B |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | C | A | A | B | C | C | D | A | D | B |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | C | D | A | D | B | C | A | D | B | C |
Câu 1. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng
A. quyền lực nhà nước.
B. quyền lực chính trị.
C. quyền lực kinh tế.
D. quyền lực xã hội.
Câu 2. Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính phổ biến.
B. Tính xã hội.
C. Tính cộng đồng.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong nhưng đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức,
C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em
Câu 4. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?
A. Không thích hợp.
B. Lỗi.
C. Trái pháp luật.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Câu 5. Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
A. không thiện chí.
B. có lỗi.
C. trái với các quan hệ xã hội.
D. trái pháp luật.
Câu 6. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 7. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm xã hội.
D. Trách nhiệm kỉ luật.
Câu 8. Công chức nhà nước vi phạm những điều cấm không được làm là vi phạm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. nội quy lao động.
D. quy tắc an toàn lao động.
Câu 9. Vụ chìm tàu du lịch trên sông Hàn (Đà Nẵng) đêm 4-6-2016 làm 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi của chủ tàu làm chết người là vi phạm pháp luật gì dưới đây?
A. Hành chính.
B. Kỉ luật.
C. Hình sự.
D. Dân sự.
Câu 10. Q đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị Cảnh sát giao thông xử phạt tiền. Q phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Kỉ luật.
B. Hành chính.
C. Hình sự.
D. Dân sự.
Câu 11. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng
A. Về quyền và nghĩa vụ
B. Về trách nhiệm pháp lí
C. Trước tòa án
D. Trước Nhà nước và xã hội
Câu 12. K - 16 tuổi, bị Công an bắt khi đang vận chuyển trái phép ma tuý. Cơ quan Công an kết luận K đã vi phạm pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. K có phải chịu trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?
A. Không, vì K đang tuổi vị thành niên.
B. Không, vì K chỉ vận chuyển hộ người khác.
C. Có, vì K đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí
D. Có, vì K phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 13. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong chăm lo công việc gia đình là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?
A. Quan hệ nhân thân
B. Quan hệ tài sản
C. Quan hệ tinh thần
D. Quan hệ tình cảm
Câu 14. Việc mua, bán, đổi, cho liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn phải được bàn bạc, thoả thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?
A. Quan hệ mua bán
B. Quan hệ hợp đồng
C. Quan hệ thỏa thuận
D. Quan hệ tài sản
Câu 15. Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là:
A. Doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.
B. Các doanh nghiệp đều được hưởng miền giảm thuế như nhau.
C. Doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.
D. Mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh tất cả các mặt hàng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | D | B | A | D | B | B | B | C | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | C | A | D | A | B | C | D | C | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | A | A | B | C | C | D | A | D | A | B |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | C | A | D | A | C | C | D | A | C | C |
Câu 1. Pháp luật là phương tiện để
A. công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. công dân bảo vệ mọi quyền lợi của mình.
C. công dân bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình.
D. công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ mọi quyền lợi của mình.
Câu 2. Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng
A. quyền lực xã hội.
B. chủ trương, chính sách.
C. tuyên truyền, giáo dục.
D. quyền lực nhà nước.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật?
A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền,
C. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.
D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
Câu 4. Khoản 1 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con "Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình". Quy định này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. chính trị.
B. kinh tế.
C. đạo đức.
D. văn hoá.
Câu 5. Hành vi nguy hiềm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm
A. hình sự.
B. hành chính
C. quy tắc quản lí xã hội.
D. an toàn xã hội.
Câu 6. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm
A. dân sự.
B. kỉ luật.
C. quan hệ xã hội.
D. hành chính
Câu 7. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được đại diện theo pháp luật đồng ý trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi?
A. từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi
B. từ đủ 6 tuổi đến chư đủ 18 tuổi
C. từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi
D. từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi
Câu 8. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự?
A. Làm mất tài sản của người khác
B. Đi học muộn không có lí do chính đáng.
C. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khác.
D. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.
Câu 9. Giám đốc Sở Giảo dục và Đào tạo tỉnh H ban hành quyết định "điều chuyển giáo viên từ trường A đến trường B là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Công nhận pháp luật.
Câu 10. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, em tiếp tục vào đại học là em đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Làm theo pháp luật,
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 11. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
Câu 12. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng
A. trong sản xuất.
B. trong kinh tế
C. về quyền và nghĩa vụ.
D. về điều kiện kinh doanh.
Câu 13. Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Quan hệ dòng tộc.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ giữa anh chị em với nhau.
Câu 14. Nội dung nào dưới đậy thê hiện bình đẳng giữa anh, chị, em?
A. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
B. Anh, chị, em được cha, mẹ chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện phát triển,
C. Anh, chị, em cùng yêu thương cha mẹ.
D. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau
Câu 15. Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động,
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | D | B | C | A | D | A | B | C | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | C | A | D | A | B | B | C | D | B |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | C | A | D | A | B | B | C | D | A | D |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | A | C | C | C | C | C | D | A | C | C |
Câu 1. Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?
A. Được làm
B. Phải làm
C. Không được làm
D. Nên làm
Câu 2. pháp luật là phương tiện để công dân
A. Thực hiện quyền của mình
B. Thực hiện mong muốn của mình
C. Đạt được lợi ích của mình
D. Làm việc có hiệu quả
Câu 3. Khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, "Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật" là thể hiện mối quan hệ giữa
A. pháp luật với chính trị.
B. pháp luật với đạo đức.
C. pháp luật với xã hội.
D. gia đình và xã hội.
Câu 4. Trên cơ sở quy định của pháp luật về kinh doanh, ông p đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được chấp thuận. Việc làm của ông p thể hiện pháp luật là phương tiện
A. để công dân sản xuất kinh doanh.
B. để công dân có quyền tự do hành nghề.
C. để công dân tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
D. để công dân thực hiện quyền của mình.
Câu 5. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người
A. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. không có ý thức thực hiện.
D. có chủ mưu xúi giục.
Câu 6. Có mấy loại vi phạm pháp luật dưới đây?
A. bốn loại
B. năm loại
C. ba loại
D. sáu loại
Câu 7. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến
A. nội quy trường học.
B. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
C. các quan hệ xã hội.
D. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.
Câu 8. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích
A. thẳng tay trừng trị người vi phạm pháp luật.
B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
C. cảnh cáo những người khác để họ không vi phạm pháp luật.
D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.
Câu 9. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ cơ quan nhà nước và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Đinh đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông
Câu 10. Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông M đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được thành lập doanh nghiệp tư nhân, ổng M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | B | D | A | A | B | B | C | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | C | A | D | A | B | B | C | D | B |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | C | D | A | B | B | C | C | D | A | D |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | C | C | D | A | C | C | A | D | C | C |
Câu 1. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
B. Tính quy phạm phổ biến
C. Tính phù hợp về mặt nội dung
D. Tính bắt buộc chung
Câu 2. Hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là
A. Chính sách
B. Pháp luật
C. Chủ trương
D. Văn bản
Câu 3. Pháp luật mang giai cấp vì pháp luật do
A. Nhân dân ban hành
B. Nhà nước ban hành
C. Chính quyền các cấp ban hành
D. Các tổ chức xã hội ban hành
Câu 4. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và
A. Tổ chức thực hiện pháp luật
B. Xây dựng chủ trương, chính sách
C. Xây dựng kế hoạch phát triển đất nước
D. Tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân
Câu 5. Ông K kinh doanh có hiệu quả nhưng kẻ khai lợi nhuận trước thuế thiếu trung thực để giảm bớt tiền thuế phải nộp làm thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, Tòa án đã xử phạt và Nhà nước thu được số tiền thuế phải nộp từ ông K. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò gì dưới đây?
A. Là phương tiện để Nhà nước thu thuế của người vi phạm
B. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội
C. Là công cụ phát triển kinh tế - xã hội
D. Là công cụ để Tòa án xử phạt người vi phạm
Câu 6. Thực hiện pháp luật là hành vi
A. Thiện chí của cá nhân, tổ chức
B. Hợp pháp của cá nhân, tổ chức
C. Tự nguyện của mọi người
D. Dân chủ trong xã hội
Câu 7. Vi phạm pháp luật là hành vi
A. Trái thuần phong mĩ tục
B. Trái pháp luật
C. Trái đạo đức xã hội
D. Trái nội quy của tập thể
Câu 8. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho
A. Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
B. Các quan hệ chính trị của Nhà nước
C. Lợi ích của tổ chức, cá nhân
D. Các hoạt động của tổ chức, cá nhân
Câu 9. Trách nhiệm pháp lí và nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình?
A. Không cẩn thận
B. Vi phạm pháp luật
C. Thiếu suy nghĩ
D. Thiếu kế hoạch
Câu 10. Năng lực pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể
A. Nhận thức và điều khiển được hành vi của mình
B. Hiểu được hành vi của mình
C. Nhận thức và đồng ý với hành vi của mình
D. Có kiến thức về lĩnh vực mình làm
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | B | B | A | B | B | B | A | B | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | D | A | A | A | B | B | C | C | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | A | A | A | B | B | C | D | B | A | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | B | B | D | A | C | A | A | B | C | C |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Quốc Tuấn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!