Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Phan Châu Trinh

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

BỘ 05 ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2020-2021

BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI

MÔN: GDCD 12

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là:

A. Sử dụng pháp luật.                                B. Thi hành pháp luật.  

C. Tuân thủ pháp luật.                                D. Áp dụng pháp luật.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng của pháp luật ?

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.          B. Mang tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.            D. Có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 

Câu 3. Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm

A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.

B. Quy định các hành vi không được làm của các công dân và tổ chức.

C. Quy định các bổn phận của công dân và tổ chức trong xã hội.

D. Quy định những việc được làm, việc phải làm, việc không được làm.

Câu 4. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:

A. Sử dụng pháp luật.                                 B. Thi hành pháp luật.  

C. Tuân thủ pháp luật.                                D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5. Theo nội dung của quy luật cung – cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất khi

A. cung lớn hơn cầu.

B. cầu giảm, cung tăng.

C. cung nhỏ hơn cầu.

D. cung bằng cầu.

Câu 6. Pháp luật là gì?

A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .

B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.

C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Câu 7. Đối tượng của vi phạm hành chính là

A. cá nhân.  

B. tổ chức.    

C. Cơ quan hành chính. 

D. cá nhân và tổ chức .

Câu 8. Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là

A. vi phạm hành chính

B. vi phạm kỷ luật.     

C. vi phạm dân sự

D. vị phạm hình sự

Câu 9. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D.Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 10. Hàng hoá có những thuộc tính nào?

A. Giá trị và giá trị trao đổi.

B. Giá trị và giá trị sử dụng.  

C. Giá trị trao đổi và giá trị cá biệt.

D. Giá trị sử dụng và giá trị cá biệt.

Câu 11. Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong

A. chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị

B. Hiến pháp và Pháp luật.

C. các văn bản qui định của Nhà nước. 

D. các thông tư, nghị quyết .

Câu 12. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì

A. hôn nhân.             B. hòa giải.                C. li hôn.                    D. li thân.

Câu 13. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?

A.Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.  

Câu 14. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ

A. nhân thân và gia đình. 

B. tài sản và gia đình.  

C. nhân thân và tài sản.

D. Thân nhân và tài sản.

Câu 15. Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 16. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là

A. Sử dụng pháp luật. 

B. Thi hành pháp luật. 

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật. 

Câu 17. Khi nào tiền làm chức năng tiền tệ thế giới ?

A. Khi đồng tiền đó phải là đồng tiền có giá trị lớn nhất.

B. Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

C. Khi đồng tiền được đưa ra lưu thông trên thị trường.

D. Khi đồng tiền làm phương tiện thanh toán.

Câu 18. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện.

B. phù hợp với ý chí của nhân dân do nhà nước đại diện.

C. mang tính chặt chẽ, tính quyền lực và tính bắt buộc chung.

D. thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lí.

Câu 19. Đối với công dân pháp luật có vai trò như thế nào?

A. Pháp luật là phương tiện để công dân quản lí xã hội.

B. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Là cơ sở cho các hoạt động kinh doanh của mình.

D. Là công cụ giúp công dân thực hiện quyền của mình.

Câu 20. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình.

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 21. Kết hôn là gì?

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn.

C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn.

D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn .

Câu 22. Theo C. Mác, chúng ta có thể dựa vào đâu để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau trong lịch sử ?

A. Đối tượng lao động.         B. Sản phẩm lao động.             

C. Người lao động.                D. Tư liệu lao động.

Câu 23.  Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 24. "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là

A. Hình thức dân chủ trực tiếp.                 B. Hình thức dân chủ gián tiếp

C. Hình thức dân chủ tập trung.                D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 25: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là:

A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.

D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.

Câu 26: Ở phạm vi cơ sở  dân chủ trực tiếp thực hiện theo cơ chế nào sau đay ?

A. “Dân biết, dân thực hiện, dân làm , dân kiểm tra”:

B. “Dân biết, dân làm , dân kiểm tra và giám sát”: 

C. “Dân biết, dân bàn, dân làm , dân kiểm tra”:

D. “Dân biết, dân bàn, dân thực hiện , dân xử lí”:

Câu 27. Công dân có thể đăng ký học các ngành, nghề mà công dân nhận thấy

A. phù hợp với nhu cầu, sở thích và năng khiếu của mình.

B. phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình.

C. phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

D. phù hợp với năng khiếu, sở thích nhu cầu và điều kiện của mình.

Câu 28. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Điều này đảm bảo

A. quyền sáng tạo của công dân. 

B. quyền học tập của công dân.

C. quyền phát triển của công dân.

D. quyền tự do của công dân.

Câu 29.  Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

A. Pháp luật với đạo đức.  

B. Pháp luật với cộng đồng.

C. Pháp luật với xã hội.

D. Pháp luật với gia đình.

Câu 30. "...Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra..." (Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5,tr.698 đã thể hiện bản chất gì của pháp luật ?

A. Giai cấp.               C. Chính trị.               B. Xã hội.                  D. Văn hóa.

Câu 31. Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, làhình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật?

A. Sử dụng pháp luật.                                             B. Áp dụng pháp luật.  

C. Thi hành pháp luật.                                            D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 32. H và L ở cùng phòng. Do ghen ghét với L, H đã lập Nicname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người.  Như vậy H đã vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. hình sự.                B. dân sự.                C. hành chính.                   D. kỉ luật

Câu 33 : Tại một phiên tòa xét xử hai bị cáo bị buộc tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý. Trong đó,  một người 41 tuổi, một người 43 tuổi, vi phạm cùng một  mức độ, công trạng và hoàn cảnh như nhau  nhưng  tòa tuyên phạt hình phạt khác nhau. Điều này thể hiện :

A. độ tuổi khác nhau thì mức án khác nhau.     

B. người tái phạm sẽ có hình phạt cao hơn.

C. người có chức năng quản lý cao hơn bị phạt nặng.     

D. không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 34. Tình huống: Bạn M và N cùng 1 hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Nhưng  M vi phạm trước và N vi phạm sau. Trường hợp nào sau đây là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là người đi sau.

B. Mức phạt của bạn M cao hơn mức phạt đối với bạn N.

C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau.

D. Cả hai bạn M và bạn N đều không bị xử phạt.

Câu 35: Nhân lúc L – chị của M đi vắng, M đã xem trộm tin nhắn trong điện thoại của L, vì cho rằng mình là em nên có quyền làm như vậy. Hành vi của M đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của L?

A. Quyền được bảo đảm bí mật cá nhân.

B. Quyền được giữ gìn tin tức, hình ảnh của cá nhân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống tinh thần của cá nhân.

Câu 36. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền khiếu nại.

B. Quyền tố cáo.     

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền nhân thân.

Câu 37. Do có mâu thuẫn với Giám đốc B, nên chị T đã dùng điện thoại chụp trộm thông tin đầu tư, kinh doanh của Giám đốc B để trên bàn, rồi nhờ anh P đăng lên Facebook và được anh K chia sẻ trên trang cá nhân. Những  ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

 A. Chị T, anh K và  giám đốc B.  

B. Chị T, anh P, anh K.

C. Chị T và  anh K.

D. Chị T, anh P và giám đốc B.

Câu 38: Nhận được tin báo của ông A nghi ngờ nhà bà X chứa tội phạm truy nã, ông C là công an xã xông vào nhà bà X để khám xét. Cháu nội bà X hoảng sợ  bỏ chạy sang nhà ông T. Vốn có mâu thuẫn với ông C nên ông T đã giấu cháu bé vào nhà kho. Sau  năm giờ tìm không thấy cháu mình, bà X đến nhà ông C đập phá đồ đạc. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ tố cáo hành vi của những ai dưới đây?

A. Ông A, ông C và bà X.  

B. Ông A và ông T.

C. Ông A và bà X. 

D. Ông C, ông T và bà X.

Câu 39: T (19 tuổi)  rủ H (16 tuổi) đi cướp tiệm vàng, trên đường đi gặp Q (18 tuổi), B (17 tuổi)  và M (17 tuổi)  xin cùng đi để hổ trợ cho T và H, nhưng đi gần đến tiệm vàng thì B quay về và không đi nữa. Theo em trong trường hợp này những ai vi phạm pháp luật?

A. T, H, Q và M .                  B. Q, M và B. C. T, Q, H, M và B.              D. T, H và B.

Câu 40. Do mâu thuẫn với H, nên N nhờ  mấy học sinh K, L và T (lớp khác) đánh hội đồng H. Q và M trực tiếp chứng kiến cảnh này nhưng không can ngăn mà M còn quay video, sau đó đưa lên Facebook cùng những lời bình luận xấu về H. Trong trường hợp này những ai là người vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân?

A.  K, L, T , Q và M.

B.  H, K, L, T và N               

C. N, K, L, T và M. 

D.  K, L, T, N và Q.

================HẾT==============

ĐÁP ÁN

Câu 1C

Câu 11B

Câu 21A

Câu 31B

Câu 2A

Câu 12A

Câu 22D

Câu 32B

Câu 3D

Câu 13A

Câu 23C

Câu 33D

Câu 4A

Câu 14C

Câu 24A

Câu 34C

Câu 5C

Câu 15D

Câu 25C

Câu 35C

Câu 6C

Câu 16B

Câu 26C

Câu 36B

Câu 7D

Câu 17B

Câu 27C

Câu 37B

Câu 8B

Câu 18A

Câu 28B

Câu 38D

Câu 9C

Câu 19B

Câu 29A

Câu 39A

Câu 10B

Câu 20A

Câu 30A

Câu 40C

Câu 37:

Chị T đã dùng điện thoại chụp trộm thông tin đầu tư, kinh doanh của Giám đốc B.

Anh P đăng lên Facebook thông tin mà chị T đã dùng điện thoại chụp trộm.

Anh K chia sẻ thông  tin vi phạm của chị T và anh P trên trang cá nhân.

Giám đốc B là người bị hại.

Vì vậy theo yêu cầu đặc ra thì người vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là chị T, anh P, anh K. (Đáp án  B đúng )

Câu 38:

Ông C là công an xã xông vào nhà bà X để khám xét, là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Ông T đã giấu cháu bé vào nhà kho, là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Bà X đến nhà ông C đập phá đồ đạc, là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân và phá hoại tài sản của công dân.

Ông A nghi ngờ nhà bà X chứa tội phạm truy nã và trình báo lên cơ quan có thẩm quyền,  đó là quyền của ông A

 Vì vậy theo yêu cầu đặc ra thì nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ tố cáo hành vi của ông C, ông T và bà X. (Đáp án  D đúng )

Câu 39:

T , H đi cướp tiệm vàng là vi phạm pháp luật hình sự là trộm cắp tài sản công dân.

Q, M xin đi cùng để hổ trợ cho T và H, là vi phạm pháp luật với tội đồng lõa .

B mặc dù lúc đầu có xin đi cùng, nhưng sau đó trở về không tham gia. Như vậy B không vi phạm pháp luật.

Vì vậy theo yêu cầu đặc ra thì những ai vi phạm pháp luật là T, H, Q và M . (Đáp án  A  đúng )

Câu 40:

K, L, T đánh H, là vi phạm  quyền được pháp luật bảo hộ vè tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.           

N nhờ  mấy học sinh K, L, T đánh H. Mặc dù không trực tiếp đánh H, nhưng N là người chủ mưu, nên N cũng vi phạm  pháp luật.

M trực tiếp chứng kiến và quay video, sau đó đưa lên Facebook cùng những lời bình luận xấu về H, là vi phạm  quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.  

Q mặc dù trực tiếp chứng kiến cảnh này và không can ngăn. Nhưng Q không có hành động xúc phạm đến ai cả, nên Q không bị coi là vi phạm pháp luật.

Vì vậy theo yêu cầu đặc ra thì  người vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân là N, K, L, T và M. (Đáp án C )

2. Đề số 2

Câu 1: Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là

A. sử dụng pháp luật.                     B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                     D. áp dụng pháp luật.

Câu 1: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép là

A. sử dụng pháp luật.                     B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                     D. áp dụng pháp luật.

Câu 2: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các

A. quy chế làm việc của tổ chức.              B. quy tắc quản lý của nhà nước.

C. quy ước, hương ước của làng xã.         D. quy phạm đạo đức của xã hội.

Câu 2: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các

A. quan hệ tài sản và nhân thân.               B. quan hệ lao động và công vụ.

C. quy tắc quản lý của nhà nước.              D. quy tắc ứng xử và giao tiếp.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm?

A. Đủ 15 tuổi.               B. Đủ 16 tuổi.                 C. Đủ 17 tuổi.                 D. Đủ 18 tuổi.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên là có năng lực tham gia vào các giao dịch dân sự?

A. Đủ 15 tuổi.               B. Đủ 16 tuổi.                 C. Đủ 17 tuổi.                 D. Đủ 18 tuổi.

Câu 4: Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào sao đây?

A. Quan hệ nhân thân.                       B. Quan hệ gia tộc.

C. Quan hệ đối tác.                            D. Quan hệ lao động.

Câu 4: Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào sao đây?

A. Quan hệ tài sản.                            B. Quan hệ tài chính.

C. Quan hệ đối tác.                            D. Quan hệ lao động.

Câu 5: Hợp đồng lao động giữa người sử dung lao động và người lao động được giao kết dựa trên nguyên tắc

A. trực tiếp.                  B. gián tiếp.                    C. ủy quyền.                 D. đại diện.

Câu 5: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp là biểu hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực

A. kinh doanh.              B. tài chính.                   C. thị trường.                 D. lao động.

Câu 6: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể nghĩa là

A. không ai bị đánh.                               B. không ai bị bắt.     

C. không ai bị xúc phạm.                       D. không ai bị đe dọa.

Câu 6: Theo nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, hành vi nào sau đây bị pháp luật nghiêm cấm?

A. Tự tiện bắt và giam giữ người khác.           B. Bịa đặt điều xấu cho người khác.

C. Gây thương tích cho người khác.                D. Xúc phạm danh dự người khác.

Câu 7: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có

A. tranh chấp tài sản.   B. người lạ tạm trú.   C. hoạt động tôn giáo.   D. tội phạm lẩn trốn.

Câu 7: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân chỉ được thực hiện theo

A. yêu cầu của bưu điện.                            B. đề xuất của người gởi.

C. quy định của pháp luật.                          D. kiến nghị của người nhận.

Câu 8: Công dân chủ động bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chung của đất nước là thực hiện quyền

A. tự do ngôn luận.                                      B. tiếp cận truyền thông.

C. hoạch định chính sách.                            D. độc lập phán quyết.

Câu 8: Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo nguyên tắc

A. trực tiếp.                B. gián tiếp.                 C. ủy quyền.                   D. tập trung.

Câu 9: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công dân có quyền

A. tố cáo.                    B. phản biện.               C. khiếu nại.                   D. chống đối.   

Câu 9: Khi phát hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp công dân, cơ quan, tổ chức thì công dân có quyền

A. tố cáo.                    B. xét hỏi.                    C. khiếu nại.                   D. truy tố.   

Câu 10: Công dân có thể theo học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với

A. yêu cầu của gia đình.                            B. đề nghị của bạn bè.

C. năng lực của bản thân.                          D. thị hiếu của xã hội.

Câu 10: Công dân có thể học bằng nhiều loại hình trường, lớp khác nhau là thực hiện nội dung nào của quyền học tập?

A. Quyền học không hạn chê.                   B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.

C. Quyền học thường xuyên, suốt đời.      D. Quyền được bình đẳng về cơ hội học tập. 

Câu 11: Công dân được nghiên cứu khoa học để đưa ra các phát minh, sáng chế là thực hiện quyền

A. sáng tạo.                 B. phát triển.                C. kinh doanh.               D. thẩm định.

Câu 11: Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung của quyền

A. sáng tạo.                 B. phát triển.                C. học tập.                     D. thẩm định.

Câu 12: Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là

A. bài trừ tệ nạn xã hội.                              B. duy trì tỉ lệ lạm phát.

C. thúc đẩy phân hóa giàu – nghèo.            D. hạn chế cung cấp thông tin.

Câu 12: Nghĩa vụ quan trọng nhất của người kinh doanh là

A. nộp thuế đúng quy định.                        B. duy trì quỹ bình ổn giá.

C. hạn chế tình trạng lạm phát.                   D. sự dụng hợp lý nguồn vốn.

Câu 13: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi làm trung gian trong quá trình trao đổi mua bán theo công thức : H – T – H thì tiền đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Phương tiện thanh toán.                         B. Phương tiện lưu thông.

C. Hỗ trợ tài chính.                                     D. Bình ổn thị trường.

Câu 13: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa thì tiền đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Thước đo giá trị.                                     B. Tiền tệ thế giới.

C. Quản lý thị trường.                                 D. Thu hút đầu tư.

Câu 14: Một trong hai thuộc tính của hàng hóa là

A. giá trị sử dụng.         B. giá trị thặng dư.         C. giá trị trao đổi.        D. giá trị sản xuất.

Câu 14: Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người được gọi là

A. giá trị sử dụng.         B. giá trị thặng dư.         C. giá trị trao đổi.        D. giá trị sản xuất.

Câu 15: Trong nền sản xuất hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả của hàng hóa sẽ như thế nào so với giá trị của nó?

A. Giá cả nhỏ hơn giá trị.                   B. Giá cả lớn hơn giá trị.

C. Giá cả bằng giá trị.                        D. Giá cả không đổi.

Câu 15: Trong nền sản xuất hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả của hàng hóa sẽ như thế nào so với giá trị của nó?

A. Giá cả nhỏ hơn giá trị.                   B. Giá cả lớn hơn giá trị.

C. Giá cả bằng giá trị.                        D. Giá cả không đổi.

Câu 16: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mục đích cuối cùng của cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế với nhau là

A. lợi nhuận.                  B. danh tiếng.                 C. địa vị.                       D. uy tín.

Câu 16: Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu thời gian lao động cá biệt của từng người sản xuất phải phù hợp với thời gian lao động xã hội

A. cần thiết.                   B. cao nhất.                     C. thấp nhất.                 D. duy nhất.

Câu 17: Công dân không tham gia vào hoạt động vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy là

A. tuân thủ pháp luật.                          B. thi hành pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.                          D. áp dụng pháp luật.

Câu 17: Công dân chủ động đăng ký khám tuyển và thực hiện nghĩa vụ quân sự theo đúng lệnh gọi nhập ngũ là

A. tuân thủ pháp luật.                          B. thi hành pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.                          D. áp dụng pháp luật.

Câu 18: Việc cơ quan chức năng ra quyết định bổ nhiệm, luân chuyển, điều động và kỉ luật cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. tuân thủ pháp luật.                          B. thi hành pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.                          D. áp dụng pháp luật.

Câu 18: Việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với người vi phạm hình sự là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. tuân thủ pháp luật.                          B. thi hành pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.                          D. áp dụng pháp luật.

Câu 19: Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Đăng kí kinh doanh.                       B. Lấn chiếm vỉa hè.

C. Khiếu nại kéo dài.                           D. Tố giác tội phạm.

Câu 19: Cán bộ, viên chức nhà nước vi phạm kỉ luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Đăng kí thi đua.                              B. Thăm viếng chùa chiền.

C. Tự ý nghỉ việc.                               D. Học tập ở nước ngoài.

Câu 20: Thời gian vừa qua, Tòa án ở nước ta đã đưa ra xét xử hàng loạt các bị cáo là những người giữ các chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước với các bản án hết sức nghiêm khắc. Điều này thể hiện quyền bình đẳng của công dân về

A. quan hệ xã hội.                                  B. công tác tư pháp.

C. trách nhiệm pháp lí.                           D. cơ chế quản lí.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phù hợp với quyền bình đẳng trong lao động giữa lao động nam và lao động nữ?

A. Được tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.      

B. Được ủy quyền khi giao kết hợp đồng lao động.

C. Được bình đẳng về độ tuổi và tiêu chuẩn tuyển dụng.

D. Được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm.

Câu 21: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân?

A. Tra tấn tội phạm.                              B. Bạo hành trẻ em.         

C. Giải cứu con tin.                               D. Đe dọa giết người.  

Câu 21: Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác?

A. Để truyền bá tôn giáo.                      B. Để tiếp thị sản phẩm.

B. Để cấp cứu nạn nhân.                       D. Để truy tìm chứng cứ.

Câu 22: Hành vi nào dưới đây không phù hợp với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Biểu quyết khi nhà nước Trưng cầu ý dân.   B. Biểu tình khi nhà nước tăng giá điện.

C. Thảo luận các vấn đề chung của đất nước.    D. Góp ý xây dựng các văn bản pháp luật.

Câu 22: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người

A. vi phạm giao thông.                          B. phạm tôi quả tang.

C. hoạt động bói toán.                           D. chuẩn bị cướp giật.

Câu 23: Ông A bị Tòa án nhân dân huyện X xét xử về tội danh Cố ý gây thương tích với mức án 5 năm tù giam. Tòa án nhân dân huyện A đã thực hiện pháp luật bằng hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.                            B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                           D. Áp dụng pháp luật.

Câu 23: Biết anh B đang gặp khó khăn về tài chỉnh vì phải điều trị lâu dài cho con gái bị bệnh nan y ở bệnh viện trên thành phố nên các đối tượng xấu ở địa phương đã đề nghị anh tham gia vào đường dây vận chuyển, mua bán trái phép ma túy nhưng anh B đã kiên quyết từ chối. Trường hợp này anh B đã

A. sử dụng pháp luật.                            B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                            D. áp dụng pháp luật.

Câu 24: Trong quá trình hoạt động buôn bán vật liệu xây dựng, ông A đã tự ý cơi nới, che chắn, lấn chiếm vỉa hè để chứa hàng hóa làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông, đi lại của người dân. Trường hợp này ông A đã vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. Vi phạm hình sự.                             B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.                              D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 25: Vì bản thân có được công việc ổn định và thu nhập cao nên anh B không cho vợ mình là chị C đi làm mà muốn chị ở nhà chăm lo công việc gia đình và chăm sóc con nhỏ. Sau khi con vào lớp một, chị C đã nhiều lần đề nghị chồng để mình được đi học thêm chứng chỉ ngoại ngữ và làm quản lí cho một công ty du lịch gần nhà nhưng anh B không đồng ý mà còn chửi mắng, xúc phạm chị. Trường hợp này anh B đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ tài sản.                          B. Quan hệ nhân thân.    

C. Quan hệ xã hôi.                           D. Quan hệ việc làm.

Câu 26: Trong đợt bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ông A đã tự tay mình ghi phiếu và bỏ phiếu cho tất cả các thành viên trong gia đình của mình vào hòm phiếu. Ông A đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Tự chủ.                    B. Ủy quyền.                    C. Trực tiếp.                     D. Bình đẳng.

Câu 27: Sau khi nhận được Quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về việc thu hồi diện tích đất canh tác mà gia đình đang sử dụng, anh A cảm thấy quyết định này không phù hợp với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình nên anh đã viết đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã xem xét lại quyết định trên. Trường hợp này anh A đã sử dụng quyền dân chủ nào của công dân?

A. Tố cáo.                     B. Khiếu nại.                    C. Chống đối.                   D. Đàm phán.

Câu 28: Việc ông M không cho bà K phát biểu ý kiến cá nhân trong cuộc họp tổ dân phố là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Tự chủ phán quyết.                     B. Quản trị truyền thông.

C. Tự do ngôn luận.                         D. Quản lí nhân sự.

Câu 29: Ông B viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về việc sử dụng thực phẩm sạch trong chế biến thức ăn. Ông B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quản lí nhà nước.                       B. Tích cực đàm phán.

C. Tự do ngôn luận.                        D. Xử lí thông tin.

Câu 30: Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông H để cá độ bóng đá, ông K đã tự ý xông vào nhà ông H để tìm con. Ông K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.          B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.                     D. Bất khả xâm phạm về thân thể

Câu 31: Sau khi tốt nghiệp lớp 12, anh D đã nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng nông sản. Nhưng bị ông T trưởng phòng đăng kí kinh doanh không xét hồ sơ, vì sợ anh D sẽ cạnh tranh với con trai của mình là anh G cũng đang kinh doanh mặt hàng nông sản. Thấy con trai mình không được ông T xét hồ sơ kinh doanh, ông P là bố anh D đã tung tin anh G bán hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Để trả thù ông T, anh D cũng tung tin nói xấu ông nhận tiền hối lộ trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? 

A. Ông T và ông P.               B. Ông T, anh G và ông P.

C. Ông T và anh G.               D. Ông T, anh D và ông P. 

Câu 32: Ông S là Giám đốc công ti L tự ý lấy xe công vụ của cơ quan đi lễ chùa. Khi đang lưu thông trên đường thì xe của ông va chạm với xe chở hoa của bà M đang dừng khi có đèn đỏ. Kiểm tra thấy xe ô tô bị xây sát, ông S đã lớn tiếng quát tháo, xô đổ xe của bà M làm vỡ yếm và gương xe. Thấy vậy, anh G và anh D là bảo vệ ngân hàng gần đó chạy ra xem. Quá bức xúc về hành vi của ông S, anh G đã cầm gạch đập vỡ kính xe ô tô của ông S. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? 

A. Ông S, anh G và anh D.       B. Ông S và anh G.

C. Ông S và bà M.                    D. Ông S, bà M và anh G. 

Câu 33: Trên đường chở mẹ và chị gái ra ga cho kịp giờ tàu chạy, xe máy do anh H điểu khiển đã va chạm và làm đổ biển quảng cáo do nhà bà T dựng dưới lòng đường. Em bà T là ông S xông lại đánh anh H bị thương nặng phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? 

A. Bà T và ông S.                 B. Anh H, bà T và ông S.

C. Anh H và bà T.                D. Anh H và ông S. 

Câu 34: Do bất đồng quan điểm sống, anh T đã nhiều lần đánh vợ mình là chị X nên chị đã viết đơn li hôn gửi Tòa án nhân dân. Chị gái của chị X là chị M vì thương em nên đã bôi nhọ danh dự anh T trên mạng xã hội khiến uy tín của anh ở cơ quan bị ảnh hưởng. Bà Q là mẹ ruột của anh T biết chuyện liền đuổi chị X ra khỏi nhà mình. Bà Q còn gọi điện cho bố mẹ chị X để lăng mạ, xúc phạm gia đình thông gia. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Anh T và chị M.                       B. Anh T và bà Q.

C. Anh T, bà Q và chị M.             D. Chị X, anh T và chị M. 

Câu 35: Trên đường đi học, do qua đường không quan sát nên A đã bị anh B điều khiển xe gắn máy chạy quá tốc độ va phải. Rất may là vụ va chạm chỉ khiến A và anh B bị trầy xướt nhẹ. Khi mọi người có mặt ở đó chuẩn bị đưa cả hai đi trạm y tế để băng bó vết thương thì anh C là chú của A và đồng nghiệp là anh D đang trên đường đi làm trông thấy. Biết anh B chạy quá tốc độ gây tai nạn cho cháu mình nên anh C đã tranh cãi và xô xát với anh B. Thấy vậy anh D đã xông vào đánh anh B khiến anh bị trọng thương. Lợi dụng lúc hỗn loạn, ông E đang giúp vợ bán nước mía gần đó đã lục tìm túi sách của anh B lấy cắp 30 triệu đồng để trả nợ cho anh F là chủ quán cà phê đang điều hành đường dây cá độ bóng đá. Những ai sau đây vi phạm hình sự?

A. Anh B, anh C và anh D.              B. Anh B, anh D và ông E.

C. Anh C, anh F và ông E.               D. Anh D, ông E và anh F.

Câu 36: Gia đình bà H xây nhà và để nguyên vật liệu lấn chiếm lòng lề đường. Thấy vậy bà T đã làm đơn tố cáo bà H lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường. Biết bà T là người đứng đơn tố cáo mình, bà H cùng con trai là anh K tự ý xông vào nhà bà T đập phá đồ đạc. Thấy nhà mình bị đập phá, con trai bà T là anh G cầm tuýp sắt đánh bà H chấn thương sọ não. Anh K giật được tuýp sắt và đánh anh G gãy tay. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Bà H, anh K và anh G.                 B. Bà H, bà T và anh G.

C. Anh K và bà T.                             D. Anh K, anh G và bà T. 

Câu 37: Do ganh ghét chị N nên chị A đã bàn với anh M nhân viên bưu điện để mình đưa thư cho chị N giúp anh. Vì bận việc và thấy cũng tiện đường với A nên anh M đã đồng ý. Nhưng chị A không đưa thư cho chị N mà mở ra xem và hủy luôn thư. Khi biết chuyện, chị N cùng với bạn trai của mình là anh T đến nhà đập phá và đe dọa đánh chị A. Sự việc đến tai ông H trưởng công an xã, ông H đã cho người đến mời chị N và chị A về cơ quan để giải quyết. Những ai dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Anh M và chị A.                                 B. Ông H và anh T.

C. Anh M, chị A và anh T.                      D. Anh M, chị A và ông H.

Câu 38: Thấy ông K và ông T đốt rừng phòng hộ để làm nương rẫy nên ông S và ông Y nhân viên hạt kiểm lâm định lập biên bản.  Khi thấy ông S và ông Y tiến lại thì  ông T đã dùng cuốc tấn công khiến ông S bị chấn thương ở tay. Khi ông Y đoạt được cuốc thì ông T đã bỏ chạy, còn ông K bị ông S hỗ trợ ông Y bắt giữ lại. Bực tức vì bị ông T tấn công nên ông Y và ông S đã đánh đấm ông K bầm cả mặt mũi. Sau đó ông S và ông Y giải ông K về nhốt tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là Hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba ngày, không thấy ông K về nên ông T đã báo với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của không công dân?

A. Ông K và ông T.                           B. Ông Y và ông S.

C. Ông M, ông S và ông Y.               D. Ông T, ông S và ông Y .

Câu 39: Anh B là cảnh sát giao thông đề nghị chị A đưa cho anh ba triệu đồng để bỏ qua lỗi chị đã điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vì bị chị A từ chối, anh B đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà chị không vi phạm. Sau đó, chị A phát hiện vợ anh B là chị N đang công tác tại sở X nơi anh D chồng mình làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác chị N. Đúng lúc anh D vừa nhận của anh K năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị N đến công tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí của chị. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?

A. Anh D, chị A và anh K.             B. Anh B và anh D.

C. Anh B và chị A.                         D. Anh B, chị A và anh D

Câu 40: Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Chị H, chị Q và anh T.                      B. Chị Q và anh T.

B. Chị H, chị Q và anh P.                      D. Chị H và chị Q.

CHÚ GIẢI MINH HỌA MỘT SỐ CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 31:

- Yêu cầu của tình huống là xác định những ai vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh

- HS phải nắm được nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh và phân tích vi phạm của từng nhân vật

+ Ông T vi phạm quyền được đăng kí kinh doanh của công dân khi không xét duyệt hồ sơ đăng kí kinh doanh cho anh D.

+ Ông P tung tin đồn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của anh G.

+ Anh D vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được pháp luật bảo hộ danh dự nhân phẩm khi tung tin nói xấu ông T trên mạng xã hội.

+ Anh G không vi phạm.

=> Đán án A. Ông T và ông P

Câu 32:

- Yêu cầu của tình huống là định những người vừa vi phạm kỉ luật vừa vi phạm dân sự

- HS phải biết được những hành vi nào là vi phạm kỉ luật, hành vi nào là vi phạm dân sự và phân tích vi phạm của từng nhân vật

+ Ông S dùng xe công vụ để đi lễ chùa là vi phạm về quy định sử dụng xe công. Đây là vi phạm kỉ luật. Ông còn xô đổ xe, làm vỡ yếm, bể gương gây thiệt hại đến tài sản của bà M. Đây là vi phạm dân sự.

+ Anh G là bảo vệ ngân hàng nhưng bỏ nhiệm vụ trong giờ làm việc để chạy ra ngoài xem tai nạn là vi phạm kỉ luật, việc anh dùng gạch đập vỡ kính xe của ông S là gây thiệt hại về tài sản của người khác, là vi phạm dân sự.

+ Bảo vệ D chỉ vi phạm kỉ luật.

+ Bà M không vi phạm.

=> Đán án B. Ông S và anh G.

Câu 33:

- Yêu cầu của tình huống là xác định người vi phạm hành chính.

- HS phải hiểu thế nào là vi phạm hành chính, những hành vi vi phạm hành chính và phân tích vi phạm của từng nhân vật

+ Anh H là người điều khiển xe gắn máy chở ba (chị và mẹ) là vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, là hành vi vi phạm hành chính.

+ Bà T dựng bảng quảng cáo dưới lòng đường là hành vi lấn chiếm lòng đường gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông là vi phạm hành chính.

+ Ông S đánh anh H trọng thương là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, là hành vi vi phạm hình sự.

=> Đáp án C. Anh H và bà T.

Câu 34:

-  Yêu cầu của tình huống là xác định những ai vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

- Hs phải nắm được nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, những hành vi vi phạm cụ thể và phân tích vi phạm của từng nhân vật trong tình huống

+ Anh T thường xuyên đánh vợ, đây là hành vi vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình (ngoài ra còn vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khoe công dân)

+ Bà Q có hành vi đuổi chị X ra khỏi nhà khi Tòa án chưa có phán quyết về việc giải quyết ly hôn cho vợ chồng chị X và anh T, là hành vi vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Bà còn có hành vi lăng mạ, xúc phạm gia đình thông gia, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm công dân.

+ Chị M là chị gái của chị X có hành vi bôi nhọ danh dự anh T, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm công dân nhưng không nằm trong phạm vi quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

+ Chị X không vi phạm.

=> Đáp án B. Anh T và bà Q.

Câu 35:

- Tình huống yêu cầu xác định những ai vi phạm hình sự.

- HS phải nắm được thế nào là vi phạm hình sư, những hành vi vi phạm cụ thể và phân tích vi phạm của mỗi nhân vât.

+ Anh D đã co hành vi đánh người gây trọng thương, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khoe công dân, là vi phạm hình sự.

+ Ông E đã có hành vi trộm cắp tài sản người khác với số tiền là 30 triệu đồng, theo quy định của bộ luật hình sự thì hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là truy cứu trách nhiệm hình sự (ông E là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý).

+ Anh F là chủ quán cà phê (là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý) có hành vi tổ chức đánh bạc trái phép thông qua hình thức các độ bóng đá, đây là hành vi vi phạm hình sự.

+ Anh B điều khiển xe máy quá tốc độ gây tai nạn nhưng không dẫn đến hạu quả nghiêm trọng nên chỉ vi phạm hành chính.

+ Anh C và em A không có hành vi vi phạm pháp luật.

=> Đáp án D. Anh D, ông E và anh F.

Câu 36:

- Tình huống yêu cầu xác định những người phải chịu trách nhiệm pháp lý (Hình sự, hành chính, dân sự, kỉ luật)

- HS phải nắm được các loại VPPL và TNPL tương ứng, những hành vi vi phạm cụ thể sau đó phân tích tình huống và từng nhân vật cụ thể

+ Bà H có hành vi lấn chiếm lề đường là vi phạm hành chính.

+ Bà H cùng con trai là anh K xông vào nhà bà T đập phá đồ đạt vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, hủy hoại tài sản người khác

+ Anh G và anh K đều có hành vi gây thương tích cho người khác vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe công dân.

=> Đáp án A. Bà H, anh K và anh G.

Câu 37:

- Tình huống yêu cầu xác định những người vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- HS phải nắm được những hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân mà pháp luật quy định. Sau đó phân tích tình huống và từng nhân vật

+ Anh M là nhân viên chuyển thư nhưng không giao thư đến tận tay người nhận là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

+ Chị A có hành vi tự tiện bóc thư của người khác ra xem và còn tiêu hủy thư.

+ Những người còn lại không vi phạm quyền này.

=> Đáp án A. Anh M và chị A.                                

Câu 38:

- Tình huống yêu cầu xác định những ai vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

- HS phải hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, những hành vi vi phạm quyền này. Sau đó phân tích tình huống

+ Ông S và ông Y đã bắt và giam giữ ông K với sự động ý của ông M tới 3 ngày. Các ông này là lực lượng kiểm lâm nên không có quyền tự ý bắt và giam giữ người. Chỉ có Tóa án, Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra mới có quyền ra quyết định bắt người và thực hiện việc bắt giữ người. Do đó S, Y và M là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

+ Hai ông K và T vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân.

=> Đáp án C. Ông M, ông S và ông Y.              

Câu 39:

- Tình huống yêu cầu xác định những ai là đối tượng bị tố cáo.

- Học sinh phải hiểu thế nào là quyền tố cáo của công dân, những hành vi nào và trong trường hợp nào là sử dụng quyền tố cáo. Sau đó phân tích tình huống

+ Hiệu trưởng X và kế toán G có hành vi lạm thu, làm giả hóa đơn, chứng từ để chiếm đoạt kinh phí của nhà trường. Đây là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, đến lợi ích của phụ huynh học sinh (lạm thu), hành vi này là đối tượng bị tố cáo.

+ Trưởng phòng V tham mưu sai cho giám đốc Sở thì chỉ vi phạm kỉ luật

3. Đề số 3

Câu 1. Đối tượng lao động của người thợ mộc là

A. gỗ.       B. máy cưa.         C. đục, bào.               D. bàn ghế.

Câu 2. Giả sử, trên thị trường, hàng hóa A đang bán với giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để lãi nhiều, em sẽ

A. thu hẹp sản xuất.   

B. mở rộng sản xuất.

C. bỏ sản xuất.  

D. giữ nguyên quy mô sản xuất.

Câu 3. Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?

A. 3 giờ.                     B. 4 giờ.                                 C. 5 giờ.                     D. 6 giờ.

Câu 4. Công ty A và công ty B cùng sản xuất 1 loại hàng hóa. Để hạn chế chi phí và thu được nhiều lợi nhuận hơn, công ty A đã xả trực tiếp chất thải chưa xử lý xuống sông. Là người biết việc làm trên của công ty A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Lờ đi vì không liên quan đến mình.        

B. Quay clip để tung lên mạng xã hội.

C. Báo cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương biết. 

D. Viết bài nói xấu công ty A trên Facebook.

Câu 5. Vào mùa lũ, rau của nhiều nhà vườn hỏng bị úng ngập dẫn đến giá rau tăng cao. Nếu là người bán rau, em sẽ làm gì để có lợi nhất?

A. Giảm giá              B. Tăng giá                C. Giữ giá             D. Không bán nữa

Câu 6. Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Z dự định sau khi tốt nghiệp THPT sẽ xin làm công nhân của một doanh nghiệp gần nhà và khi có điều kiện sẽ đi học tiếp để nâng cao trình độ. Biết dự định của Z, B khuyên Z nên đi học đại học, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nếu là bạn của Z, em sẽ chọn phương án nào sau đây để khuyên bạn cho phù hợp?

A. Quyết tâm thực hiện dự định của mình.

B. Đi học đại học theo lời khuyên của B dù gia đình rất khó khăn.

C. Hỏi ý kiến của bạn khác và quyết định theo số đông.

D. Đi xem bói và lựa chọn theo ý kiến đó.

Câu 7. Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào nội dung nào?

A. Nội dung của từng thành phần kinh tế.                     

B. Hình thức sở hữu.

C. Vai trò của các thành phần kinh tế      .                     

D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế.

Câu 8. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là

A. nâng cao hiệu quả của chính sách dân số để phát triển nguồn nhân lực.

B. nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển nguồn nhân lực.

D. nâng cao đời sống nhân dân để phát triển nguồn nhân lực.

Câu 9. Những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng là

A. sự cố môi trường.  

B. ô nhiễm sinh thái.                     

C. ô nhiễm môi trường. 

D. suy thoái môi trường.

Câu 10. Nhà nước thành lập cơ sở giáo dục, từ mầm non đến đại học và sau đại học, tăng số lượng các trường nghề là thực hiện phương hướng nào sau đây?

A. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.

B. Mở rộng quy mô giáo dục.

C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

D. Thực hiện công bằng trong giáo dục.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

B

C

B

A

B

B

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

A

C

A

C

A

A

A

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

C

B

C

D

C

A

B

A

D

B

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

D

D

C

D

A

B

D

B

A

B

4. Đề số 4

Câu 1. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành .............

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện.

B. phù hợp với ý chí của nhân dân do nhà nước đại diện.

C. mang tính chặt chẽ, tính quyền lực và tính bắt buộc chung.

D. thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lí.

Câu 2. Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm là

A. sử dụng pháp luật.                        B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                        D. áp dụng pháp luật.

Câu 3. Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là

A. từ đủ 14 đến dưới 16.                   B. từ 14 đến đủ 16.

C. từ đủ 16 đến dưới 18.                  D. từ 16 đến đủ 18.

Câu 4. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhằm

A. giáo dục, răn đe, hành hạ.

B. kiềm chế những việc làm trái luật.

C. xử phạt hành chính.

D. phạt tù hoặc tử hình.

Câu 5. Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

B. các quy tắc quản lí nhà nước.

C. các điều luật và các quan hệ hành chính.

D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính.

Câu 6. “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19. Bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính ý chí và khách quan.

Câu 7. Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam?

A. Tính giai cấp và tính xã hội.  

B. Tính giai cấp và tính chính trị.

C. Tính xã hội và tính kinh tế.  

D. Tính kinh tế và tính xã hội.

Câu 8. Pháp luật mang bản chất của xã hội vì pháp luật

A. là cơ sở đảm bảo an toàn trật tự xã hội.

B. bắt nguồn từ xã hội.

C. góp phần hoàn chỉnh hệ thống xã hội.

D. đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh.

Câu 9. Các hình thức thực hiện pháp luật theo thứ tự là

A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.

Câu 10. Thực hiện trách nhiệm pháp lý  đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là

A. giáo dục, răn đe là chính.

B. có thể bị phạt tù.

C. buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D. chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1A, 2C,  3A,  4B,  5B,  6A,  7A,  8B,  9B,  10A,  11C,  12B,  13A,  14B,  15D,  16B,  17B, 18A,  19A,  20D21D, 22A, 23A, 24C, 25B, 26A, 27A, 28D, 29A, 30D, 31C, 32A, 33B, 34B, 35A, 36D, 37C,38A, 39A, 40D

5. Đề số 5

Khoanh tròn đáp án đúng.

Câu 1. Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán được gọi là

A. hàng hoá.                           B. thị trường.                     C. tiền tệ.                     D. Giá cả.

Câu 2. Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá?

A. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá.

B. Giá trị sử dụng của hàng hoá.

C. Giá trị của hàng hoá.

D. Mốt thời trang của hàng hoá.

Câu 3. Cung được hiểu là

A. khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường.

B. khối lượng hàng hóa người tiêu dùng cần mua.

C. sự tác động của giá cả trên thị trường.

D. khối lượng sản phẩm của những người sản xuất.

Câu 4. Cung cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai trong các trường hợp sau?

A. Người mua và người bán. 

B. Người bán và người bán.

C. Người sản xuất với người sản xuất. 

D. Người tiêu dùng với người bán.

Câu 5. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành là một trong những nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Pháp luật.               B. Lối sống.                 C. Phong tục tập quán.               D. Đạo đức.

Câu 6. Những quy tắc xử sự bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ là biểu hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật. 

B. Tính quyền lực bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.  

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

Câu 7. Những hoạt động có mục đich, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung khái niệm nào duới đây?

A. Ban hành pháp luật. 

B. Xây dựng pháp luật

C. Thực hiện pháp luật. 

D. Phổ biến pháp luật.

Câu 8. Nam thanh niên đủ từ 18 đến 25 tuổi thực hiện đúng nghĩa vụ quân sự, thanh niên đó đã

A. sử dụng pháp luật.  

B. thi hành pháp luật.

C. áp dụng pháp luật. 

D. tuân thủ phap luật.

Câu 9. Tòa án xét xử và tuyên án  người phạm tội là đang

A. sử dụng pháp luật. 

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật

Câu 10. Công ty chị M gây ô nhiễm môi trường do xả nước thải ra sông bị phạp 15 triệu đồng. Công ty đã vi phạm

A. Pháp luật hình sự.

B. Pháp luật hành chính.

C. Pháp luật dân sự. 

D. Pháp luật kỉ luật.

Câu 11. Bạn M 17 tuổi mâu thuẫn với anh K nên đã rủ một bạn mang hung khí đến đánh anh K dẫn đến tử vong. Hành vi của bạn M thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạmhành chính.  

B. Vi phạm dân sự.

C. Vi phạm hình sự. 

D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 12. Khẳng định nào sau đây không đúng trong bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?

A. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trước pháp luật.

B. Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không bị xử lý.

Câu 13. Trong cùng một hoàn cảnh người có chức vụ và người lao động vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. nặng hơn người lao động.                                               B. nhẹ hơn người lao động.

C. như người lao động.                                             D. có thể khác nhau.

Câu 14. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là

A. bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ ,chồng và giữa các thành viên trong gia đình.

B. bình đẳng về quyền giữa các thành viên trong gia đình.

C. tất cả các thành viên trong gia đình có trách nhiệm như nhau.

D. bình đẳng về nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.

Câu 15. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền

A. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi.

B. được làm mọi việc như nhau không phân biệt lứa tuổi.        

C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp.

D. chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng.

Câu 16. Nhà nước chủ trương “ ưu iên hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ” điều này thể hiện

A. Bình đẳng trong kinh doanh                                      B. Bình đẳng về việc làm

C. Bình đẳng giữa vợ và chồng                                      D. Bất bình đẳng

Câu 17. Hà đang học lớp 10, bố mẹ Hà bắt Hà bỏ học lấy chồng vì cho rằng con gái đằng nào cũng lấy chồng là xong học hành làm gì nhiều cho mất thời gian và tốn kém tiền của. Theo em bố mẹ Hà đã vi phạm nội dung nào trong hôn nhân và gia đình?

A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.                              B. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.                         D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

Câu 18. Học xong lớp 12, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên A đã xin đi làm công nhân nhà máy May gần nhà, em vừa có thời gian giúp đỡ gia đình, vừa bảo ban các em học hành, điều này thể hiện

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

D. Bình đẳng trong kinh doanh.

Câu 19. Thấy chị H được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 60 phút vì đang mang thai, chị T (đang không mang thai) cũng yêu cầu được nghỉ để như chị H vì cùng  là lao động nữ. Theo quy định của pháp luật thì chị T

A. không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc.

B. không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật.

C. cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động.

D. cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động.

Câu 20. Bình đẳng giữa các dân tộc được

 A. Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

 B. Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng.

 C.  Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện phát triển.

 D.  duy trì và tạo điều kiện phát triển.

Câu 21. Ý kiến nào dưới đây thể  hiện Nhà  nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc?

A. Cho người dân vay vốn với lãi suất thấp.

B. Đầu tư tài chính để mở mang trường lớp ở vùng sâu, vùng xa.

C. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa ở các thôn.

D. Hỗ trợ gạo cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Câu 22. Anh S là người dân tộc Khơ me làm đơn tố cáo đến cơ quan B tuy nhiên cơ quan B đã không giải quyết đơn của anh vì lý do anh là người dân tộc thiểu số. Điều này thể hiện sự không bình đẳng về lĩnh vực nào giữa các dân tộc?

A. Kinh tế.                 B. Xã hội.C.              Văn hóa.                   D. Chính trị.

Câu 23. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc

A. công văn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

B. lệnh của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

C. phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

D. đề nghị của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Câu 24. Bạn A là học sinh trường THPT huyện X mất chiếc xe đạp và khẩn cấp trình báo với công an xã. Lúc này, bạn A khẳng định bạn B bạn học cùng lớp lấy cắp xe đạp của mình. Dựa vào ời khai đó của bạn A, công an xã đã ngay lập tức bắt anh B. Vậy việc làm của công an xã đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân

A. Quyền được pháp luật bảo hộ danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền được đảm bảo đời sống riêng tư của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

D. Quyền được tự do cá nhân của công dân.

Câu 25. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Hai học sinh gây gổ đánh nhau trong sân trường.     

B. Hai nhà hàng xóm cãi nhau.

C. Bạn A nói xấu một bạn khác trong lớp.            

D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.

Câu 26. H và N là bạn học cùng lớp, do mâu thuẫn về mặt tình cảm nên H đã nhắn tin xúc phạm N. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 27. Năm nay A học lớp 12, nhưng lại ham chơi game ảnh hưởng đến kết quả học tập. Anh H là anh trai  của A đã khuyên bảo nhiều lần mà không nghe nên rất bực. Khi phát hiện A bỏ học đi chơi game trong  nên đã định xông vào mắng mạt sát, xúc phạm chủ quán. Em sẽ xử sự như thế nào trong trường hợp này ?

A. Báo cho A biết và bỏ chốn.

B. Khuyên Anh H làm như vậy là vi phạm pháp luật.

C. Cứ để anh H xông vào và đứng ở ngoài xem.

D. Giúp chủ quán đánh lại anh H.

Câu 28. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân có nghĩa là

A. công dân tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước.

B. công dân trực tiếp giải quyết các công việc chung của đất nước.

C. chỉ cán bộ lãnh đạo mới có quyền thảo luận các công việc chung của đất nước.

D. mọi công dân đều có quyền quyết định các công  việc chung của đất nước.

Câu 29. Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

A. thay đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

B. xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

C. điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

D. hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

Câu 30. Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm  pháp luật.  B. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.

C. Người đang điều trị ở bệnh viện.                                 D. Người đang thi hành án.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1A 2C 3A 4A 5A 6B 7C 8B 9D 10B 11C 12D 13C 14A 15C 16A 17D 18A 19B 20C

21B 22D 23C 24C 25D 26D 27B 28A 29B 30D 31C 32B 33A 34C 35A 36B 37B 38D 39C 40C

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Phan Châu Trinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?