TRƯỜNG THPT LÊ VĂN THỊNH | BỘ 05 ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: GDCD 12 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. Đề số 1
Câu 1: Pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước
A. bảo vệ giai cấp nông dân. B. quản lý công dân.
C. quản lý xã hội. D. bảo vệ người lao động.
Câu 2: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật để phân biệt pháp luật với đạo đức là
A. tính quyền lực, bắt buộc chung. B. tính hiện đại.
C. tính cơ bản. D. tính truyền thống.
Câu 3: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của
A. giai cấp nông dân. B. giai cấp công nhân.
C. tầng lớp trí thức. D. tất cả mọi người trong xã hội.
Câu 4: Quá trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thực hiện
A. đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
B. đúng đắn các lợi ích của mình theo Hiến pháp.
C. đầy đủ các nguyện vọng của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
D. đúng đắn các mong muốn của mình pháp luật.
Câu 5: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
B. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 6: Pháp luật là
A. hệ thống các quy tắc xử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. hệ thống các quy tắc xử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
Câu 7: Ông B đi ngược đường một chiều, chưa gây tai nạn cho ai nhưng cảnh sát giao thông vẫn xử phạt. Việc xử phạt đó nhằm mục đích gì?
A. Để ông B rút kinh nghiệm cho bản thân.
B. Làm gương cho người khác không vi phạm pháp luật.
C. Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục, răn đe những người khác.
D. Cảnh cáo ông B nếu lần sau vi phạm sẽ phạt nặng hơn.
Câu 8: Khi tham gia giao thông bằng xe máy, cô An luôn đội mũ bảo hiểm là thể hiện việc
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 9: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu?
A. Từ 50 cm3 đến 70 cm3. B. Dưới 50 cm3.
C. Dưới 90 cm3. D. Trên 125 cm3.
Câu 10: Ông A buôn bán ma túy có tổ chức và số lượng lớn, ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý
A. dân sự. B. hình sự. C. kỷ luật. D. hành chính.
Câu 11: Khi đào móng xây nhà, ông A đã làm sụp đổ tường nhà bên cạnh. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm pháp luật
A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính D. kỉ luật
Câu 12: Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là công dân đã
A. không làm những điều pháp luật cấm.
B. thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý.
C. thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp.
D. thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
Câu 13: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện việc áp dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Anh A và chị B đến ủy ban nhân dân phường đăng ký kết hôn.
D. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
Câu 14: Pháp luật qui định độ tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi phạm do mình gây ra là
A. đủ 17 tuổi trở lên B. từ 15 tuổi trở lên
C. đủ 16 tuổi trở lên D. đủ 18 tuổi trở lên
Câu 15: Tòa án xét xử các vụ án đánh người gây thương tích không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 16: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân đều
A. có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
B. có quyền như nhau.
C. bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
D. có nghĩa vụ như nhau.
Câu 17: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
Câu 18: Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng xuất hiện khi
A. được ủy ban nhân dân phường, xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
B. được toà án nhân dân ra quyết định.
C. được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận.
D. hai người chung sống với nhau.
Câu 19: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
A. Anh A mở doanh nghiệp tại Bình Dương
B. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn
C. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật
D. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt
Câu 20: Ý kiến nào sau đây không đúng?
A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
B. Lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm cơ thể, sinh lí, chức năng làm mẹ.
C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
D. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nam vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
Câu 21: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình”. Điều này thể hiện quyền bình đẳng
A. trong kinh doanh.
B. trong thực hiện quyền lao động.
C. trong giao kết hợp đồng lao động.
D. giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 22: Quyền bình đẳng của công dân được hiểu là
A. mọi người đều có quyền hưởng thụ vật chất như nhau.
B. công dân được đối xử bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
C. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
D. mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp.
Câu 23. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.
D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước.
Câu 24: Cử tri trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho mình vào
A. Hội đồng nhân dân các cấp và quốc hội
B. Ủy ban nhân dân các cấp
C. Chính phủ
D. Bộ và cơ quan ngang bộ
Câu 25: Để giải quyết khiếu nại lần đầu của người dân đối với hành vi vi phạm hành chính của một cán bộ phường thì người khiếu nại gửi đơn tới
A. chủ tịch ủy ban nhân dân phường
B. chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố
C. tòa án nhân dân
D. trưởng công an thành phố
Câu 26: Quyền khiếu nại là quyền của
A. cán bộ bị kỉ luật
B. người chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật
C. người có lợi ích hợp pháp bị xâm hại
D. những công dân biết về việc làm vi phạm pháp luật
Câu 27: Quyền khiếu nại là cơ sở để
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
B. ngăn chặn việc làm trái pháp luật
C. ngăn chặn tệ tham nhũng
D. bảo vệ cán bộ nhà nước
Câu 28: Quyền bầu cử của công dân được hiểu là
A. mọi người đều có quyền bầu cử.
B. những người từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự có quyền bầu cử.
C. công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
D. công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.
Câu 29: Quyền ứng cử của công dân được hiểu là
A. công dân có quyền tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
B. công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có thể được nhiều nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
C. công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
D. công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
Câu 30. Bất kì ai cũng có quyền được bắt người khi thấy người đó
A. đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 31. Hành vi hung hãn, côn đồ làm tổn hại sức khỏe người khác là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Câu 32. Chị P phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của ông X nên đã báo với cơ quan có thẩm quyền, chị P đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo.
Câu 33. Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý bắt giam, giữ ông A để tra khảo. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền nhân thân của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 34. Khi học lớp 12, bạn A đạt giải nhất trong kì thi học sinh giỏi quốc gia nên bạn A được tuyển thẳng vào trường đại học, việc làm này thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả.
Câu 35. Năm học vừa qua, bạn B đã có đề tài khoa học đạt giải cấp quốc gia. Vậy B đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền học tập. B. Quyền tham gia hoạt động văn hóa.
C. Quyền sáng tạo. D. Quyền được khuyến khích phát triển tài năng.
Câu 36. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau là căn cứ vào
A. ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh.
B. lợi nhuận của doanh nghiệp.
C. mức độ thực hiện pháp luật của doanh nghiệp.
D. mức độ đầu tư của doanh nghiệp.
Câu 37. Sau khi nghỉ chế độ thai sản 6 tháng , chị T bị cơ quan A ra quyết định buộc thôi việc. Chị T cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 38. Bạn H là người dân tộc thiểu số, trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia H được cộng điểm ưu tiên. Điều này thể hiện
A. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
B. bất bình đẳng trong giáo dục.
C. định hướng đổi mới giáo dục.
D. chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 39. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân
A. khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh.
B. được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
B. đều có quyền thành lập doanh nghiệp theo sở thích của mình.
D. khi kinh doanh thì phải thực hiện nghĩa vụ như nhau.
Câu 40. Pháp lệnh phòng, chống ma túy là văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực
A. kinh doanh. B. xã hội. C. văn hóa. D. an ninh, quốc phòng.
-------------Hết---------------
ĐÁP ÁN
1C 2A 3B 4A 5D 6C 7C 8B 9B 10B 11A 12D 13D 14C 15A 16C 17B 18A 19A 20D
21B 22B 23A 24A 25A 26C 27A 28D 29C 30B 31D 32D 33D 34C 35C 36A 37D 38A 39A 40B
2. Đề số 2
Câu 1. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 2. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 3. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Đó là
A.thực hiện pháp luật.B. phổ biến pháp luật.
C.tổ chức pháp luật. D. tôn trọng pháp luật.
Câu 4. Vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao ðộng, công vụ nhà nýớc…do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. Là vi phạm
A. dân sự. B. hành chính. C. hình sự D. kỉ luật.
Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. các quy tắc quản lý nhà nước.
C. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. D. các quy tắc kỉ luật lao động
Câu 6. Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính?
A. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi . B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi.
C. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. Người từ dưới 16 tuổi.
Câu 7. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?
A. Từ đủ 17 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 8. Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm ?
A. Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm . B. Trạng thái và thái độ của chủ thể.
C. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng. D. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội.
Câu 9. Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật?
A. Người bị bệnh tâm thần . B. Người bị ép buộc.
C. Người say rượu. D. Người bị dụ dỗ, mua chuộc.
Câu 10. Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã làm tốt hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật?
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật . D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11. Ông T lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông T đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông T ra tòa. Việc chị H kiện ông T ra tòa thuộc hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật . D. Áp dụng pháp luật.
Câu 12. Bà A có cửa hàng ăn uống, thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ.Cảnh sát phường đã lập biên bản xử phạt bà A.Vậy bà A đẫ phải chịu trách nhiệm nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình?
A.Trách nhiệm dân sự B. Trách nhiệm kỉ luật
C.Trách nhiệm hành chính D.Trách nhiệm hình sự
Câu 13. Hiến pháp nước ta quy định mọi công dân đều bình đẳng trước
A. xã hội. B. nhà nước. C. cộng đồng. D. pháp luật.
Câu 14. Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi công dân đều bình đẳng
A. về nhu cầu và lợi ích. B. trong thực hiện pháp luật.
C.về quyền và trách nhiệm. D.về quyền và nghĩa vụ.
Câu 15. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là
A. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình.
B. mọi người đều có quyền lựa chọn việc làm mà không cần đáp ứng yêu cầu nào.
C. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình.
D. mọi người đều có quyền được nhận lương như nhau.
Câu 16. Vợ, chồng giữ gìn danh dự nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tài sản. C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ tinh thần
Câu 17. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở
A. quy phạm pháp luật . B. hợp đồng lao động.
C. giao kèo lao động . D. cam kết lao động.
Câu 18. Khẳng định nào là đúng trong bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ cần quyết định nghề nghiệp trong tương lai của con.
B. Cha mẹ nên đầu tư nhiều hơn cho con trai trong học tập.
C. Cha mẹ phải cho con theo tôn giáo của mình.
D. Cha mẹ giúp con xây dựng ý thức học tập theo tính tự giác.
Câu 19. Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào ?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 20. Để mở rộng kinh doanh, anh Trung đã bán mảnh đất được cha mẹ cho hai vợ chồng mà không bàn bạc với vợ . Anh Trung đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền và nghĩa vụ trong
A. định đoạt tài sản chung . B. chiếm hữu tài sản chung.
C. mua bán tài sản chung. D. sử dụng tài sản chung.
Câu 21. Trên cơ sở qui định của pháp luật về kinh doanh , ông P đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được chấp thuận . Việc làm của ông P thể hiện pháp luật là phương tiện
A. để công dân thực hiện quyền của mình.
B. để công dân sản xuất kinh doanh.
C. để công dân có quyền tự do hành nghề.
D. để công dân tự do lựa chọn nghành nghề kinh doanh..
Câu 22. Trong Hiến pháp và pháp luật nước ta, quyền có vị trí quan trọng nhất và không tách rời với mổi công dân là
A.Quyền tự do cơ bản B.Quyền bình đẳng
C.Quyền sống D.Quyền dân chủ
Câu 23. Trong trường hợp nào thì ai cũng có quyền bắt người?
A.Người đang bị truy nã. B.Người phạm tội nghiêm trọng
C.Người phạm tội lần đầu D.Bị cáo có ý định bỏ trốn
Câu 24. Chỉ được khám xét nhà ở trong trường hợp nào sau đây?
A.Lấy lai đồ đã cho mượn khi người đó đi vắng B.Cần bát người truy nã đang trốn ở đó
C.Nghi ngờ nhà người đó lấy trộm đồ của mình D.Bắt người không có lí do
Câu 25: Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường
A.tự đề cử B.tự bầu cử C.được giới thiệu ứng cử D.được đề cử
Câu 26. Trong quá trình bầu cử,mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử
A.Phổ thông B.Bình đẳng C.Trực tiếp D.Bỏ phiếu kín
Câu 27. Trong quá trình bầu cử,việc mỗi người được tự do độc lập thể hiện sự lựa chọn của mình đối với Những người trong danh sách ứng cử viên đã thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A.Phổ thông B.Bình đẳng C.Trực tiếp D.Bỏ phiếu kín
Câu 28. Trong quá trình bầu cử,việc tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở cử tri để cử Tri để cử tri nhận phiếu và bầu đã thể hiện nguyên tắc nào trong luật bầu cử? A.Phổ thông B.Bình đẳng C.Trực tiếp D.Bỏ phiếu kín
Câu 29. Chị B là nhân viên của công ty X có hai lần đi làm muộn nên đã bị giám đốc công ty ra quyết định kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của giám đốc, chị B có thể làm gì trong các cách dưới đây?
A.Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc công ty X B.Viết đơn đề nghị Giám đốc xem xét lại
C.Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên D.Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên
Câu 30. Anh B đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh B có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?
A.Khiếu nại đến giám đốc công an tỉnh
B.Khiếu nại đến người cảnh sát đã xử phạt mình
C.Đăng bài lên Facebook nói xấu người cảnh sát này
D.Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt mình
Câu 31. Những học sinh đạt giải cao trong các kì thi chon học sinh giỏi quốc gia hoặc quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học, điều này được thể hiện ở quyền nào dưới đây?
A. Quyền được ưu tiên B. Quyền bình đẳng.
C. Quyền học tập D. Quyền phát triển.
Câu 32. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh D đi làm công nhân. Sau mấy năm, anh D lại tiếp tục học đại học. Vậy anh D đã thực hiện quyền gì của công dân trong học tập?
A.Tự do học tập B.Học thường xuyên, học suốt đời
C.Học khi gia đình có điều kiện D.Tự thực hiện quyền học tập
Câu 33. Anh B viết bài báo trích dẫn một số nội dung của tác giả khi không ghi chủ thích. Hành vi này của anh B vi phạm
A. quyền học tập của công dân B. quyền phát triển của công dân
C. quyền tự do của công dân D. quyền sáng tạo của công dân
Câu34. Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như trường quốc lập, trường dân lập là thể hiện quyền
A. học không hạn chế B. bình đẳng về cơ hội học tập
C. học bất kì ngành nghề nào D. học thường xuyên, học suốt đời
Câu 35. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào
A. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh
B. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp
C. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp
D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp
Câu 36. Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
A.Lãi suất ngân hàng B.Tỉ giá ngoại tệ
C.Thuế D.Tín dụng
Câu 37. Anh A có nhu cầu mua một chiếc ô tô, nhưng anh chưa có tiền để mua. Vậy cầu của anh thuộc trường hợp nào dưới đây?
A. Cầu có khả năng thanh toán. B. Cầu không có khả năng thanh toán.
C.Thể hiện mối quan hệ cung cầu. D. Cầu của người tiêu dùng
Câu 38. Cung cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai trong các trường hợp sau?
A. Người mua và người bán. B. Người bán và người bán.
C. Người sản xuất với người sản xuất. D. Người tiêu dùng với người bán.
Câu 39. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành
A. lợi nhuận. B. lợi ích.
C. giá trị. D. sản phẩm.
Câu 40. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh lành mạnh được xem là
A. nhân tố cơ bản. B. động lưc kinh tế.
C. hiện tượng tất yếu. D. cơ sở quan trọng.
----------------------- HẾT ---------------------
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đ/A | A | B | A | D | A | A | C | D | A | A | B | B | D | D | A | A | B | D | C | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đ/A | A | A | A | B | C | B | B | C | A | B | D | B | D | D | A | C | B | A | A | A |
3. Đề số 3
Câu 1. Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người:
A. Bắt giam người khi người này có người thân vi phạm pháp luật.
B. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật
C. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý.
D. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Câu 2. Thế nào là vi phạm hình sự?
A. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội. B. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi nguy hiểm cho xã hội. D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 3. Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là:
A. Có việc làm ổn định. B. Có vị trí đứng trong xã hội
C. Bắt đầu có thu nhập D. Xác lập được một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh
Câu 4. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tựnhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì
A. Tác động B. Lao động C. Sản xuất D. Sản xuất của cải vật chất
Câu 5.Tìm câu phát biểu sai
A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyềnhoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng phápluật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm
C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảođảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm
Câu 6. Công an xã bắt người bị nghi là lấy trộm xe đạp là hành vi xâm phạm:
A. Thân thể của công dân. B. Danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. Tính mạng, sức khoẻ của công dân. D. Tinh thần của công dân.
Câu 7. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi họ
A. Hai người chung sống với nhau
B. Được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận
C. Được UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
D. Được tòa án nhân dân ra quyết định
Câu 8. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào
A. Thế kỷ XII B. Thế kỷ XIX
C. Thế kỷ XVIII D. Thế kỷ XXI
Câu 9. Quyền bầu cử của công dân được hiểu là
A. Mọi người đều có quyền bầu cử
B. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử
C. Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật
D. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự có quyền bầu cử
Câu 10. Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủcông sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát hiện của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?
A. Công nghiệp hoá. B. Hiện đại hóa C. Cơ khí hóa D. Thương mại hóa
Câu 11. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm kỷ luật C. Dân sự D. Hành chính
Câu 12. Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nócho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
A. Đối tượng lao động
B. Công cụ lao động
C. Sản phẩm tự nhiên
D. Tư liệu sản xuất
Câu 13. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là gì?
A. Pháp luật có tính bắt buộc chung
B. Pháp luật có tính quy phạm
C. Pháp luật có tính quyền lực
D. Pháp luật có tính quyền lực, quy phạm chung
Câu 14. Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cm3ra đường (có đội mũbảo hiểm) được xem là:
A. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình
B. Không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại
C. Vi phạm pháp luật vì chưa có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý
D. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định
Câu 15. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiệnđại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?
A. Công nghiệp hoá. B. Hiện đại hóa
C. Cơ khí hóa D. Thương mại hóa
Câu 16. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiệnnghĩa vụ quân sự,... là hình thức:
A. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý
B. Không làm những điều pháp luật cấm
C. Thi hành pháp luật
D. Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp
Câu 17. Các phương pháp điều chỉnh của pháp luật lao động là
A. Thoả thuận, mệnh lệnh, thông qua các tổ chức đại diện hợp pháp
B. Tuỳ theo hai bên chủ thể quan hệ pháp luật lao động
C. Thông qua các tổ chức đại diện của 2 bên chủ thể quan hệ lao động
D. Phương pháp bình đẳng và phương pháp mệnh lệnh
Câu 18. Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào
A. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất B. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
C. Kinh tế xã hội chủ nghĩa D. Kinh tế nhiều thành phần.
Câu 19. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào được xem là theo tôn giáo?
A. Thờ cúng các anh hùng liệt sĩ B. Thờ cúng đức chúa trời
C. Thờ cúng tổ tiên, ông, bà. D. Thờ cúng ông Táo.
Câu 20. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?
A. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động.
B. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
C. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.
D. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1.D | 2.C | 3.D | 4.D | 5.D | 6.A | 7.C | 8.C | 9.C | 10.A |
11.A | 12.A | 13.D | 14.C | 15.B | 16.C | 17.A | 18.A | 19.B | 20.B |
21.A | 22.D | 23.C | 24.C | 25.C | 26.D | 27.A | 28.C | 29.D | 30.A |
31.B | 32.D | 33.D | 34.D | 35.D | 36.B | 37.B | 38.A | 39.A | 40.A |
4. Đề số 4
Câu 1: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là:
A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
D.Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
Câu 2: Vi phạm hình sự là:
A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội. D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 3: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng:
A. Giáo dục B. Đạo đức C. Pháp luật D. Kế hoạch
Câu 4: Pháp luật là gì?
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 5 : Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở :
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 6: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:
A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Câu 7: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ:
A. Lợi ích kinh tế của mình B. Các quyền của mình
C. Quyền và nghĩa vụ của mình D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 8 “Góp phần vào việc nâng cao dân trí, làm cho đất nước trở thành một nước phát triển, văn minh” là nội dung:
A. Thực hiện đồng bộ trong giáo dục.
B. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển
C. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
D. Trách nhiệm của công dân về quyền học tập, sáng tạo, phát triển.
Câu 9: Không có pháp luật thì XH sẽ không:
A. Dân chủ và hạnh phúc. B. Trật tự và ổn định.
C. Hòa bình và dân chủ. D. Sức mạnh và quyền lực.
Câu 10: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến:
A. Quy tắc quản lí của nhà nước
B. Quy tắc kỉ luật lao động
C. Quy tắc quản lí XH
D. Nguyên tắc quản lí hành chính
Câu 12 : Pháp luật có đặc điểm là :
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 13. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:
A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng
B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ
C. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển.
D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Câu 14 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là :
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:
A. Dân tộc, giới tính, tôn giáo. B. Thu nhập, tuổi tác địa vị.
C. Dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo. D. Dân tộc, độ tuổi, giới tính.
Câu 16: Thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:
A. Hôn nhân. B. Hòa giải. C. Li hôn. D. Li thân.
Câu 17: Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem tin nhắn, hành vi này xâm phạm quyền gì của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền nhân thân của công dân.
C. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
Câu 18. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là:
A. Nam từ 20 tuổi trở lên, Nữ từ 18 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam và Nữ đều từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Nam từ đủ 16 tuổi , Nữ từ đủ 15 tuổi.
Câu 19: Học tập là công việc …….đối với mỗi con người, mỗi gia đình và đối với toàn xã hội.
A. Vô cùng quan trọng và rất cần thiết. B. Không quan trọng.
C. Không ích lợi. D. Quan trọng.
Câu 20: Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là:
A. Nhằm ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
B. Nhằm bảo vệ sức khỏe và danh dự cho công dân.
C. Nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực giữa công dân với nhau.
D. Nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe của công dân.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1D 2B 3C 4C 5D 6D 7D 8D 9B 10A 11A 12C 13C 14B 15C 16A 17C 18B 19A 20A
21B 22C 23C 24B 25D 26C 27B 28C 29A 30A 31C 32B 33A 34B 35D 36D 37C 38D 39B 40B
5. Đề số 5
Câu 1. Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa do chịu sự tác động của
A. trình độ lao động của người sản xuất. B. chi phí sản xuất.
C. quy luật giá trị. D. cung – cầu, cạnh tranh.
Câu 2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý
A. xã hội. B. công dân.
C. giai cấp. D. người lao động.
Câu 3. Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí nguyện vọng của
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Nhà nước pháp quyền XHCN.
C. cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền. D. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh tranh?
A. Khai thác nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất.
B. Khai thác ưu thế về khoa học và công nghệ.
C. Khai thác thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng.
D. Khai thác tối đa mọi tiềm năng sáng tạo của con người.
Câu 5. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
A. Pháp luật chỉ bắt buộc với cán bộ, công chức.
B. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội.
C. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em .
D. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 6. Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học.
C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần có điều kiện gì.
D. Mọi công dân có thể học ở bất kỳ trường đại học nào.
Câu 7. Em X 15 tuổi điều khiển xe máy có dung tích 50cm3 đã vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông đã nhắc nhở em. Việc làm của cảnh sát giao thông thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính nghiêm minh của pháp luật.
Câu 8. Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là
A. phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động. B. phát triển sản xuất và dịch vụ.
C. phát triển các loại hình dịch vụ ở thành thị và nông thôn. D. phát triển sản xuất.
Câu 9. Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện
A. tính chất chung của pháp luật. B. tính phù hợp của pháp luật.
C. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. D. tính phổ biễn rộng rãi của pháp luật.
Câu 10. Bà Q trồng rau ở xã K nhưng lại mang rau đến chợ P của xã H để bán vì giá cả ở đó cao hơn. Việc bán rau của bà Q đã chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết trong lưu thông. B. Điều tiết sản xuất.
C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
Câu 11. Trong lưu thông, hàng hoá này có thể trao đổi được với hàng hoá kia là do chúng có
A. thời gian lao động xã hội cần thiết bằng nhau. B. chất lượng và thời gian lao động như nhau.
C. giá trị sử dụng và mẫu mã giống nhau. D. mẫu mã và chất lượng tương đương nhau.
Câu 12. Việc làm nào sau đây có lợi cho môi trường?
A. Trồng cây gây rừng. B. Đắp đê chắn sóng.
C. Xây dựng các công trình thuỷ điện. D. Xây cầu làm đường giao thông.
Câu 13. Đặc điểm cơ bản của kinh tế hàng hóa là
A. trao đổi hàng hóa trên thị trường. B. sản phẩm làm ra để bán.
C. đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. D. mua bán hàng hóa trên thị trường.
Câu 14. Trong nền kinh tế hàng hóa tiền thể hiện
A. giá trị xã hội chung. B. giá trị trao đổi chung.
C. sự giàu có của mỗi cá nhân. D. sự giàu có của mỗi quốc gia.
Câu 15. Anh P là nhân viên Công ty B có lần đi làm muộn bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương không đúng với quy định của pháp luật. Anh P cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại. B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên. D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.
Câu 16. Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền
A. tự do ngôn luận. B. tự do dân chủ.
C. tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. tham gia xây dựng đất nước.
Câu 17. S không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học. S cho rằng mình không còn quyền học tập nữa. Trong trường hợp này, theo em, S có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập nữa không?
A. Có thể học bất cứ ngành nào.
B. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn.
C. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.
D. Có thể học tập không hạn chế.
Câu 18. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua
A. giá trị của hàng hoá. B. công dụng của hàng hoá.
C. giá trị trao đổi. D. giá cả trên thị trường.
Câu 19. Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung của
A. quyền học tập của công dân. B. quyền được phát triển của công dân.
C. quyền sáng tạo của công dân. D. quyền lao động của công dân.
Câu 20. Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện
A. tính giai cấp của Nhà nước. B. tính nhân dân của Nhà nước.
C. tính dân tộc của Nhà nước. D. tính cộng đồng của Nhà nước.
Câu 21. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam đã được áp dụng trong thực tiễn. Việc ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ
A. thực tiễn đời sống xã hội. B. mục đích bảo vệ tổ quốc.
C. lợi ích của cán bộ, chiến sĩ hải quân. D. kinh nghiệm của các nước trên biển Đông.
Câu 22. Công ty A hợp đồng với công ty B về cung cấp nguyên liệu để sản xuất giày da xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công ty B không làm đúng như hợp đồng đã thỏa thuận gây thiệt hại cho công ty A. Trong trường hợp này công ty B đã vi phạm
A. hình sự. B. hành chính.
C. dân sự. D. kỷ luật.
Câu 23. Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí.
C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật.
D. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Câu 24. Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Hiệu lực tuyệt đối. D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.
Câu 25. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh, bà M đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận. Việc làm của bà M thể hiện pháp luật là phương tiện
A. để công dân thực hiện quyền của mình. B. để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
C. để công dân có quyền tự do hành nghề. D. để công dân thực hiện được ý định của mình.
Câu 26. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính phổ cập. B. Tính rộng rãi.
C. Tính nhân văn. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 27. Tòa án nhân dân tỉnh H quyết định áp dụng hình phạt tù đối với ông X là cán bộ có chức quyền trong tỉnh về tội “Tham ô tài sản”. Cùng chịu hình phạt tù còn có 2 cán bộ cấp dưới của ông X. Hình phạt của Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về
A. nghĩa vụ bảo vệ tài sản. B. nghĩa vụ công dân.
C. trách nhiệm pháp lý. D. chấp nhận hình phạt.
Câu 28. Sau 3 năm vay vốn của nhà nước, ông A đã xây dựng được một công ty xuất khẩu nông sản, tuyển dụng nhiều lao động tại địa phương. Ông A đã thực hiện theo phương hướng giải quyết việc làm nào dưới đây?
A. thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ. B. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
C. sử dụng hiệu quả nguồn vốn. D. khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.
Câu 29. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D. B. Vợ chồng chị N và chị D.
C. Vợ chồng chị V và chị D. D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D.
Câu 30. Chị P và anh K yêu nhau và muốn kết hôn, nhưng bố chị P lại muốn chị kết hôn với người khác nên đã cản trở việc kết hôn của chị. Thuyết phục bố không được, chị P phải viện dẫn điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” thì bố chị mới đồng ý để hai người kết hôn với nhau. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?
A. Là yếu tố điều chỉnh suy nghĩ của mọi người.
B. Là yếu tố liên quan đến cuộc sống gia đình.
C. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D. Là phương tiện để mọi người đấu tranh trong những trường hợp cần thiết.
Câu 31. Đã nhiều lần thấy A nói chuyện qua điện thoại, B tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của B xâm phạm đến quyền
A. được đảm bảo bí mật thư tín, điện tín. B. bí mật điện tín.
C. được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại. D. được pháp luật bảo đảm vê bí mật đời tư.
Câu 32. Khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Khi có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó.
B. Khi được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Công an vào khám nhà để kiểm tra hộ khẩu.
D. Công an vào khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan đến vụ án.
Câu 33. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, ủng hộ cái tốt là thực hiện quyền
A. tham gia ý kiến. B. tự do ngôn luận.
C. tự do tư tưởng. D. tự do báo chí.
Câu 34. Hành vi nào dưới đây là đúng với pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Công an vào khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
B. Cưỡng chế giải tỏa nhà đang xây dựng.
C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm.
D. Vào nhà hàng xóm để tìm đồ bị mất.
Câu 35. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an
toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín?
A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem.
B. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau.
C. Thư nhặt được thì được phép xem.
D. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra.
Câu 36. M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, K là sinh viên ở cùng với M đã tự ý đọc email của M. Hành vi này của K đã xâm phạm tới quyền
A. tự do cá nhân. B. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. D. được đảm bảo bí mật về đời tư.
Câu 37. Những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân cho thấy
A. chỗ ở của công dân được tôn trọng.
B. chỗ ở của công dân được bảo vệ.
C. quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ.
D. pháp luật tôn trọng và bảo vệ tài sản của công dân.
Câu 38. Sau 6 năm làm công nhân, anh K vào học hệ Đại học tại chức tại trường Đại học X. Anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học bất cứ ngành nghề nào. B. Học không hạn chế.
C. Học thường xuyên. D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 39. M và N là hai chị em ruột. Vì muốn biết tình cảm của chị M và anh S nên có lần N đã đọc trộm tin nhắn của anh S gửi cho chị M. Hành vi này của N đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của chị M?
A. Quyền bí mật đời tư.
B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.
C. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại.
Câu 40. Trên đường chở bạn gái đi chơi bằng xe mô tô, do phóng nhanh vượt ẩu anh K đã va chạm vào xe của anh B đang đi ngược đường một chiều nên hai bên to tiếng với nhau khiến người đi đường dừng lại gây ách tắc giao thông. Thấy người đi đường dừng lại dùng điện thoại di động quay video, anh K và bạn gái vội vã bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh K và bạn gái. B. Anh B, K và bạn gái.
C. Anh K, bạn gái và người quay video. D. Anh K và anh B.
--------------------------- HẾT-----------------------------
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | D | D | D | A | B | A | C | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | A | B | A | D | C | C | D | A | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | C | C | B | A | D | C | D | D | C |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
C | B | B | A | D | C | C | C | D | D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Lê Văn Thịnh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Ngô Quyền
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Du
Chúc các em học tập tốt!