Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Chu Văn An

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

Ở nhiều điểm đến tham quan, du lịch khác cũng diễn ra các hành vi thiếu văn hóa của những vị khách thiệu ý thức. Ngay cả những nơi linh thiêng như khu tượng đài danh nhân, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và di tích văn hóa – lịch sử mang tính biểu tượng, họ cũng không tha khi trèo bám, đánh đu, phô diễn hình thể, thậm chí còn ngồi cả lên đầu rùa Văn Miếu, hôn môi tượng danh nhân, leo lên hiện vật trong bảo tàng để chụp ảnh. Điều đáng buồn là số đông trong các vị khách du lịch, tham quan ấy lại là giới trẻ  và có cả một vài diễn viên hài vốn được coi là “người của công chúng”. Các hình ảnh phản cảm được họ hả hê, khoái chí tung khoe trên Facebook hoặc các diễn đàn mạng, coi đó như một kỉ niệm của mình trong chuyến đi. Tại nhiều điểm đến đáng lẽ được bảo vệ nghiêm ngặt thì sự vô ý thức của một bộ phận du khách cũng hủy hoại và làm hoen ố vẻ đẹp của các di tích, danh thắng bởi những hành vi như dùng dao, dùng bút, than, phấn để khắc hình, ký tên, vẽ nhăng cuội, chi chít trê di tích. Có những hang động với hệ thống nhũ đá tuyệt đẹp hình thành từ hàng nghìn năm, vậy mà sau vài mùa đón khách tham quan đã bị rơi rụng hay vỡ nát do các du khách đau nhau lén lấy đá đập đề nghe âm thanh hoặc tìm kiếm một mẩu nhũ mang về. Tình trạng rác rưởi do khách vô ý thức vứt ra bừa bãi cũng làm dâu đầu ban quản lý các khu di tích, danh thắng trong công tác xử lí. Ngay cả di sản và kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long cũng bị du khách vô tư xả rác xuống mặt biển, mặc dù ban quản lí đã tăng cường nhắc nhở, xử phạt. Không thể đổ hết trách nhiệm lên đầu các cơ quan chức năng địa phương, bởi có những lúc số lượng khách đổ về quá đông mà lực lượng bảo vệ thu gom rác lại mỏng, có làm việc hết công suất cũng không xuể.

(Nâng cao ý thức khách tham quan, du lịch, Theo http://nhandan.com.vn, ngày 09.11.2013)

Câu 1: Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

Câu 2: Đoạn trích được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 3: Anh/chị dựa vào những đặc trưng nào để xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Mỗi lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:

- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…

Người thầy giáo trả lời:

- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.

(Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, tập 5, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?

Câu 3. Tại sao cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng trước câu trả lời của thầy?

Câu 4. Từ câu chuyện trên anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của người thầy giáo trong văn bản phần đọc hiểu: “Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta”.

Câu 2.    

Vẻ đẹp và sức mạnh của tình mẫu tử qua hai nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2:

- Điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi là: sự thay đổi thời đại và hoàn cảnh sống “Thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ thầy không có máy tính, internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…”

-(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.”

(Trích Viết bên bờ Loiret – Trịnh Công Sơn, theo https://trinhcongsonblog.wordpress.com)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm tay trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau.

Câu 2:

Có ý kiến cho rằng: “Tây Tiến gợi nhớ một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của một đoàn quân đã đi vào huyền thoại”.

Anh/Chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, trang 88)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2:

- Nội dung đoạn trích: lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ai giữa con người với con người.

Câu 3:

- Biện pháp: so sánh

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm.

+ Khẳng định ý nghĩa của nhừng nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau.

-(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừ nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ là phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.

Trong một thế giới như vậy, nước ta phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Cái mạnh vủa con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng

(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan – tạp chí Tia sáng năm 2001)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai đoạn văn: Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.

-(Để xem tiếp câu hỏi của phần Đọc - hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Đứng lên em bốn mươi phút đủ rồi,

Bốn mươi phút nén dồn bao buồn tủi,

Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi,

Bốn mươi phút quỳ… Dài lắm phải không em?

Đứng lên đi để thấy rõ trắng đen,

Nào ai thắng thua giữa bên tình bên lý.

Nghề cao quý trong những nghề cao quý,

Đến lúc này mạt vận đến thế sao?

Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao,

Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới.

Ôi, lịch sử qua mấy ngàn năm tuổi,

Đã bao giờ có chuyện thế này chưa?”

(Trích Đứng lên em!, Phong Du, theo Baomoi.com)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng: “Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi./Bốn mươi phút quỳ… Dài lắm phải không em?”?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Ôi, lịch sử qua mấy ngàn năm tuổi,/Đã bao giờ có chuyện thế này chưa?”.

Câu 4: Anh/chị suy nghĩ gì trước hành động: “Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao,/Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới.”?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung đoạn trích của phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội hiện nay.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Tràng trong cảnh “sáng hôm sau” và “bữa cơm ngày đói” (Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi “làm người lương thiện” (Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét cái nhìn của hai nhà văn về người dân lao động trong xã hội cũ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

Tác giả cho rằng “Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi/ Bốn mươi phút quỳ … Dài lắm phải không em?”  vì:

- Bốn mươi phút trên bục giảng là 40 phút được cống hiến, được sống với niềm đam mê, nhiệt huyết.

- Bốn mươi phút quỳ là bốn mươi phút chịu đựng những nhục nhã, tủi hờn. Điều đó sẽ tạo nên một quy luật tâm lí thấy thời gian trôi qua dài hơn. Ở đây, câu thơ có hàm ý xót xa, thương cho thân phận của những nhà giáo.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Chu Văn An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?