Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ có đáp án

TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN SINH HỌC- LỚP 11

( Thời gian làm bài 180 phút)

1. ĐỀ 1

Câu 1.

Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo 2 con đường

a. Đó là 2 con đường nào?

b. Nêu những đặc điểm có lợi va bất lợi của 2 con đường đó?

c. Hệ rễ khắc phục đặc điểm bất lợi 2 con đường đó như thế nào?

Câu 2.

Sau 1 thời gian mưa kéo dài, người trồng lạc thấy các lá già ở cây lạc đang biến thành màu vàng. Nêu lí do tại sao?

Câu 3.

a. Sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của lục lạp tế bào mô giậu với lục lạp tế bào bao bó mạch của thực vật C4?

b. So với dung dịch clorophyl tách riêng, tại sao lục lạp nguyên vẹn giải phóng nhiệt và huỳnh quang ít hơn khi được chiếu sáng ?

Câu 4.

a. Sự tạo thành ATP trong hô hấp ở thực vật diễn ra theo những con đường nào? ATP được sử dụng trong những quá trình sinh lí nào ở cây?

b. Giải thích tại sao hô hấp sáng ở thực vật lại làm giảm hiệu quả quang hợp?

Câu 5.

a. Tại sao thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường ?

b. Dạ dày của gà có bao nhiêu túi? Trình bày đặc điểm biến đổi thức ăn ở dạ dày gà ?

Câu 6.

a. Giải thích tại sao khi hít vào gắng sức, các phế nang không bị nở quá sức và khi thở ra hết mức thì các phế nang không bị xẹp hoàn toàn ?

b. Giải thích vì sao bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo thì giun sẽ nhanh chết ?

c. Đặc điểm giúp hô hấp bằng mang ở cá đạt hiệu quả cao?

Câu 7.

a. Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín)

- Nhịp tim của bệnh nhân có thay đổi không ? Tại sao ?

- Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không ? Tại sao ?

-  Huyết áp động mạch có thay đổi không ? Tại sao ?

b. Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn người ?

Câu 8.

a. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích nghi với động vật ít hoạt động, trong khi đó côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở ?

b. Tại sao cùng là động vật có xương sống, cá có hệ tuần hoàn đơn còn chim, thú có hệ tuần hoàn kép ?

Câu 9.

a. Loại xinap nào phổ biến ở động vật ? Nêu đặc điểm của loại xinap đó ?

b. Tại sao ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh?

Câu 10.

Khi nào renin được tiết ra ? Renin có tác dụng gì ?

Câu 11.

Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy ? Trình bày thí nghiệm chứng minh ?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. 2 con đường đó là:

- Con đường qua thành tế bào – gian bào ......................................................................

- Con đường qua chất nguyên sinh-  không bào............................................................

b. Những đặc điểm có lợi và bất lợi của 2 con đường :

- Qua thành tế bào – gian bào:

+ Có lợi : Hấp thụ nước nhanh, nhiều nước …………………………………………..

+ Bất lợi : Lượng nước và chất khoáng hòa tan không được điều chỉnh cho đến khi gặp đai capari………………………………………………………………………………

- Qua không bào – chất nguyên sinh:

+ Có lợi : Lượng nước và chất khoáng hòa tan được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc  của tế bào sống ………………………………………………………………………..

+ Bất lợi: Nước hấp thụ chậm và ít……………………………………………………

c. Hệ rễ khắc phục đặc điểm bất lợi 2 con đường đó:

- Có vòng đai capari trên thành tế bào nội bì …………………………………………

- Hệ rễ sử dụng cả 2 con đường……………………………………………………….

2

Vì:

- Sau thời kì mưa kéo dài dẫn đến O2 trong đất cạn kiệt……………………………...

- Sự thiếu O2 trong đất sẽ ức chế quá trình cố định nito ở nốt sần rễ cây lạc do thiếu ATP va NADH…………………………………………………………………………

- Sau trận mưa kéo dài, sẽ rửa trôi NO3- ra khỏi đất……………………………………

- Triệu chứng thiếu nito sẽ dẫn đến vàng lá ở lá gìa……………………………………

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

5

a. Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại vẫn phát triển bình thường do:

- Thức ăn ít chất nhưng số lượng thức ăn lấy vào nhiều nên cũng đủ bù nhu cầu protein cần thiết.........................................................................................................................

- Trong dạ dày động vật nhai lại có 1 số lượng lớn vi sinh vật sẽ tiêu hóa ở dạ múi khế là nguồn cung cấp cho cơ thể............................................................................................

- Chúng tận dụng triệt để được nguồn nito trong ure:

+ Ure theo đường máu vào tuyến nước bọt.....................................................................

+ Ure trong nước bọt lại được vi sinh vật trong dạ dày  sử dụng để tổng hợp protein, cung cấp cho cơ thể động vật nhai lại..............................................................................

b.

* Dạ dày gà có 2 túi: dạ dày tuyến và dạ dày cơ..............................................................

* Đặc điểm biến đổi thức ăn ở dạ dày gà:

- Thức ăn từ thực quản chuyển xuống dạ dày tuyến rồi qua dạ dày cơ để biến đổi 1 phần..................................................................................................................................

- Ở dạ dày tuyến có lớp niêm mạc chứa tuyến vị tiết dịch tiêu hóa thấm lên thức ăn ...........................................................................................................................................

- Ở dạ dày cơ có cấu tạo từ lớp cơ dày, khỏe, chắc giúp nghiền nát hạt đã thấm dịch tiêu hóa tạo 1 phần chất dinh dưỡng..........................................................................................

6

a.

- Khi hít vào gắng sức phế nang không bị nở ra quá mức do:

+ Phản xạ hering – Brewer xảy ra: thụ quan dãn nằm ở màng phổi và ở tiểu phế quản bị kích thích lúc phổi căng quá mức do hít vào gắng sức, sẽ kìm hãm mạnh trung khu hít vào làm ngừng co các cơ thở tránh cho phế nang căng quá mức ………………………........

- Khi thở ra hết mức, phế nag không bị xẹp hoàn toàn do:

+ Trong phế nang có các tế bào tiết ra protein làm giảm sức căng bề mặt………………..

  1. Nếu bắt giun đất để trên bề mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết vì:

- Giun đất trao đổi khí với môi trường qua da……………………………………………

- Da giun đất cần ẩm ướt để các khí O2,  CO2 có thể hòa tan và khuếch tán qua da………

- Nếu bắt giun đất để trên bề mặt đất khô ráo, da sẽ bi khô nên giun không hô hấp được và sẽ bị chết……………………………………………………………………......................

c. Cá xương trao đổi khí hiệu quả nhất do:

- Mang cá đáp ứng được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí:

+ Mang cá cấu tạo từ nhiêu cung mang, mỗi cung mang lại cấu tạo từ nhiều phiến mang giúp tăng diện tích trao đổi khí…………………………………………………………

+ Hệ thống mao mạch dày đặc, máu chứa sắc tố Hb giúp trao đổi khí và vận chuyển khí hiệu quả…………………………………………………………………………………

- Có dòng nước chảy liên tục qua mang đem O2 hòa tan đến mang và CO2 từ mang ra ngoài để luôn tạo sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2 giữa nước qua mang và máu chảy trong mang……. ……………………………………………………………………….

- Có hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều giữa nước ngoài mang và máu trong mang giúp tăng hiệu quả trao đổi khí……………………………………………

7

a. Một bệnh nhân bị hở van tim thì:

- Nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan..............................................

- Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim giảm do 1 phần máu quay trở lại tâm nhĩ.........................................................................................................

- Lúc đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không đổi. Lúc sau, suy tim nên huyết áp động mạch giảm.........................................................................................................

- Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài...........

b. Các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim:

- Sức bơm và hút của tim: tim co bóp đẩy máu chảy trong hệ mạch và khi tâm thất dãn thì áp suất trong tâm thất giảm tạo lực hút từ tĩnh mạch về tim......................................

- Áp suất âm lồng ngực: tạo điều kiện để các tĩnh mạch lớn trong lồng ngực dãn ra, hút máu trở về tim từ các tĩnh mạch nhỏ hơn........................................................................

- Hoạt động của các cơ xương và các van tĩnh mạch: khi cơ xương co ép vào tĩnh mạch dồn máu về tim và van tĩnh mạch giúp máu chảy theo 1 chiều từ tĩnh mạch về tim.......

- Ảnh hưởng của trọng lực: khi đứng, máu từ tĩnh mạch phía trên chảy về tim................

8

a.

* Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động vì:

- Máu chảy trong mạch và điều phối tới các cơ quan ở hệ tuần hoàn hở với tốc độ chậm................................................................................................................................

- Không đáp ứng được nhu cầu O2, thải CO2 của động vật hoạt động tích cực chỉ đáp ứng được cho động vật ít hoạt động.........................................................................

* Côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở vì:

- Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể...............................................................................................................................

- Côn trùng sử dụng hệ thống ống khí, các ống khí phân nhánh tới tận các tế bào.........

b.

* Ở cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn do:

- Cá sống trong môi trường nước nên cơ thể được môi trường nước nâng đỡ................

- Nhiệt độ nước tương đương với thân nhiệt của cá nên nhu cầu năng lượng, ôxi thấp..................................................................................................................................

* Ở chim và thú tồn tại hệ tuần hoàn kép do:

- Chim và thú là động vật hằng nhiệt, hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng và ôxi.....................................................................................................................................

- Hệ tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu và tốc độ chảy nên cung cấp đủ oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể.....................................................................................................

9

a.

* Loại xinap phổ biến ở động vật là:  Xinap hóa học..........................................................

* Đặc điểm xinap hóa học:

- Truyền tin qua xinap chỉ theo 1 chiều..................................................................................

- Thông tin khi đi qua xinap bị chậm lại.................................................................................

- Có hiện tượng cộng gộp........................................................................................................

- Tần số xung thần kinh có thể thay đổi khi đi qua xinap......................................................

- Có thể bị tác động bởi 1 số chất như curaza........................................................................

b. Ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh vì:

- Hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch có ít tế bào thần kinh, cấu tạo đơn giản nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm kém............................................................................

- Động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch thường có tuổi thọ ngắn nên ít thời gian học tập và rút kinh nghiệm...........................................................................................

10

* Renin được tiết ra khi:  Huyết áp thấp hoặc thể tích máu giảm........................................

* Tác dụng của renin:

- Renin làm biến đổi angiotensinogen thành angiotensin II ...................................................

- Angiotensin II có tác dụng làm co mạch máu đến thận  làm giảm lọc nước  tiểu ở cầu thận.............................................................................................................................................

- Angiotensin II kích thích vỏ tuyến trên thận tiết andosteron làm kích thích ống lượn xa tái hấp thụ Na+ kèm theo nước -> duy trì cân bằng nội môi........................................................

11

* Giả thuyết: Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào.......................................................

* Thí nghiệm chứng minh giả thuyết:

- Lấy  1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng...................................................................................................................................

- Sau 1 thời gian quan sát:

+ Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên số lượng tế bào không thay đổi......................................................................................................................

+ Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế bào tăng lên........

 

2. ĐỀ 2

Câu 1: Trao đổi nước

a. Hãy chỉ ra đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. Mối liên hệ giữa các con đường đó?

b. Trong một thí nghiệm với cây trồng trong dung dịch, người ta cho một chất ức chế quang hợp tan trong nước vào dung dịch nuôi nhưng cường độ quang hợp của cây không bị giảm. Vì sao?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

 

 

 

   1

a. Đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ:

- Qua các tế bào sống (hợp bào): Nước đi vào TBC của tế bào lông hút, sau đó qua cầu sinh chất sang các tế bào vỏ tới tế bào chất của tế bào nội bì, TBC của tế bào vỏ trụ rồi vào mạch gỗ.

- Con đường vô bào (thành tế bào và gian bào): Nước đi vào thành tế bào của tế bào lông hút sau đó di chuyển vào thành tế bào và gian bào của tế bào vỏ đến các tế bào nội bì.

- Nước đi theo con đường vô bào khi đến nội bì, gặp đai caspary không thấm nước → di chuyển vào tế bào chất của tế bào nội bì và chuyển sang con đường qua nguyên sinh chất – không bào và di chuyển đến mạch gỗ.

b. Chất ức chế có thể hấp thụ vào rễ nhưng không đi vào mạch gỗ được do đai caspary ở nội bì ngăn lại→ chất ức chế không đến được tế bào quang hợp → cường độ quang hợp của cây không bị giảm.

 

 

Câu 2: Dinh dưỡng khoáng và nitơ

a, Mô tả quá trình chuyển hoá từ các prôtêin trong đất thành các prôtêin của thực vật.

b, Đất yếm khí có ảnh hưởng thế nào đến lượng đạm trong đất?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

   2

a, - Quá trình phân giải prôtêin thành các axit amin nhờ enzym prôtêaza của các vi khuẩn hoá dị dưỡng.

- Quá trình amôn hoá: axit amin → NH4+

-Quá trình nitrit hoá: NH4+ → NO2-

-Quá trình nitrat hoá: NO2- → NO3-

- Quá trình khử nitrat trong tế bào rễ: NO3- → NH4+

-Quá trình tổng hợp axit amin và prôtêin trong tế bào:

             xêtô axit + NH4+ → axit amin → prôtêin.

b, Đất yếm khí  →  vi khuẩn phản nitrat hoá hoạt động mạnh, chuyển NO3- thành N2 làm đất nghèo đạm.

Câu 3: Quang hợp

a, Trong quang hợp ở thực vật C3, để tổng hợp 1 phân tử glucôzơ cần bao nhiêu ATP và NADPH? Chứng minh?

b, Ở thực vật C4, lục lạp tế bào bao bó mạch có đặc điểm gì khác so với lục lạp tế bào mô giậu? Đặc điểm này phù hợp với chức năng của tế bào bao bó mạch như thế nào?

ĐÁP ÁN

{-- Nội dung đáp án câu 3 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 4: Hô hấp ở thực vật

 a. Khi chu trình Crep ngừng lại thì cây bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?

b. Chứng minh quá trình trao đổi khoáng và nitơ phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp? Người ta vận dụng sự hiểu biết về mối quan hệ này trong thực tế trồng trọt như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

 

 

 

 

  

 

   4

a. Khi chu trình Crep ngừng lại thì cây bị ngộ độc bởi NH3.

   - Đúng.

   - Vì: Chu trình Crep dừng lại → không có các axit hữu cơ để kết hợp với NH3 thành axitamin → cây tính luỹ nhiều NH3 → ngộ độc.

 

b.

* Chứng minh:

   - Hô hấp giải phóng ATP cung cấp cho quá trình hấp thu khoáng và nitơ, quá trình sử dụng khoáng và biến đổi nitơ trong cây.

   - Các axit hữu cơ, sản phẩm trung gian của hô hấp được sử dụng để tổng hợp các axitamin.

   - Hô hấp của rễ tạo ra CO2.

   Trong dung dịch đất

          H2O  +   CO2   →     H2CO3   →  HCO3-   +   H+

    Các ion H+ hút bám trên bề mặt rễ trao đổi với các ion cùng dấu trên bề mặt keo đất → rễ hấp thụ được các nguyên tố khoáng theo cơ chế hút bám trao đổi.

* Ứng dụng:

   - Xới đất, làm cỏ, sục bùn →  rễ hô hấp hiếu khí tốt.

   - Trồng cây không cần đất: Trồng cây trong dung dịch, trong không khí.

 

Câu 5: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

a, Trong đêm dài, ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa (hồng ngoại) có tác dụng như thế nào với cây ngày dài và cây ngày ngắn? Giải thích?

b, Một cây ngày dài ra hoa trong quang chu kỳ tiêu chuẩn 14 giờ sáng – 10 giờ tối

- Nên hiểu thế nào về giá trị 14 giờ sáng và 10 giờ tối nói trên?

- Cây đó sẽ ra hoa trong các quang chu kỳ nào sau đây?

*QCK 1: 14 giờ sáng – 14 giờ tối

*QCK 2: 10 giờ sáng – 10 giờ tối

*QCK 3: 15 giờ sáng – 9 giờ tối

*QCK 4: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – Chiếu ánh sáng đỏ - 7 giờ tối

*QCK 5: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – Chiếu ánh sáng đỏ xa - 7 giờ tối

*QCK 6: 10 giờ sáng – 7 giờ tối –đỏ - đỏ xa - 7 giờ tối

*QCK 7: 10 giờ sáng – 7 giờ tối –đỏ xa - đỏ - 7 giờ tối

*QCK 8: 10 giờ sáng – 7 giờ tối –đỏ xa - đỏ - đỏ xa - 7 giờ tối

*QCK 9: 10 giờ sáng – 7 giờ tối –đỏ - đỏ xa - đỏ - 7 giờ tối

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

 

 

   5

a, - Trong đêm dài, ánh sáng đỏ làm P660 biến đổi thành P730, kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn.

- Trong đêm dài, ánh sáng đỏ xa làm P730 biến đổi thành P660, kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn, ức chế sự ra hoa của cây ngày dài.

b, - 14 giờ là thời gian chiếu sáng tới hạn (số giờ sáng tối thiểu cần có để cây đó ra hoa). Cây sẽ ra hoa khi số giờ sáng trong ngày ≥ 14 giờ.

- 10 giờ là thời gian tối tới hạn (số giờ tối tối đa cần có để cây đó ra hoa). Cây sẽ ra hoa khi số giờ tối trong ngày ≤ 10 giờ.

- Cây ra hoa trong các quang chu kỳ 2, 3, 4, 7, 9.

 

 

Câu 6: Hô hấp ở động vật

Khi chạy nhanh thì nhịp và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào? Vì sao?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

 

   6

  • Nhịp và độ sâu hô hấp đều tăng.
  • Chạy nhanh →  nồng độ CO2 tăng, pH giảm kích thích thụ thể hoá học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Từ thụ thể, xung thần kinh truyền về trung khu hô hấp ở hành não. Từ đây, xung thần kinh theo dây giao cảm đến cơ hô hấp gây co cơ → tăng nhịp và độ sâu hô hấp.
  • Nồng độ CO2 máu tăng →  nồng độ CO2 trong dịch não tuỷ tăng  → pH dịch não tuỷ giảm → kích thích thụ thể hoá học trung ương làm tăng nhịp và độ sâu hô hấp.

 

 

Câu 7: Tuần hoàn

a, Một người trưởng thành có tần số tim là 75 nhịp/phút, thể tích tâm thu là 70ml. Sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tần số tim của người đó là 60 nhịp/phút. Hãy xác định thời gian một chu kì tim, thời gian hoạt động và thời gian nghỉ của tim trong 1 phút trong hai trường hợp (trước và sau luyện tập thể thao).

b, Để tăng lưu lượng tim thì tăng nhịp tim hay tăng thể tích tâm thu có lợi cho cơ thể hơn?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

 

   7

A, - Khi chưa luyện tập thể thao:

         + Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 75 = 0,8 (giây)

         + Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây)

         + Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây)

- Sau khi luyện tập thể thao:

         + Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 60 = 1 (giây)

         + Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 60 = 24 (giây)

         + Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 60 - 24 = 36(giây)

B, Tăng thể tích tâm thu có lợi hơn.

- Nếu tăng nhịp tim, thời gian nghỉ của tim giảm → tim chóng mệt, dễ dẫn đến suy tim.

 

 

Câu 8: Thần kinh

A, Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên dây thần kinh giao cảm và dây thần kinh đối giao cảm khác nhau như thế nào? Giải thích?

B, Morphin (có tác dụng tương tự endorphin, một chất được sản sinh trong não người, có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng) được dùng làm thuốc giảm đau trong y tế, thuốc này đồng thời gây nghiện. Hãy giải thích cơ chế giảm đau và cơ chế gây nghiện của morphin.

Câu

Nội dung

 

 

 

 

  

 

   8

a, Tốc độ lan truyền trên dây đối giao cảm nhanh hơn.

- Giải thích:

      +Tốc độ lan truyền xung TK trên sợi thần kinh có bao myêlin nhanh hơn trên dây TK không có bao myêlin.

      + Dây giao cảm: Sợi trước hạch ngắn, sợi sau hạch dài.

      + Dây đối giao cảm: Sợi trước hạch dài, sợi sau hạch ngắn.

      + Sợi trước hạch có bao myêlin, sợi sau hạch không có bao myelin

→Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên dây đối giao cảm nhanh hơn.

b, Morphin kết hợp với thụ thể của endorphin → có tác dụng giảm đau tương tự endorphin.

- Khi sử dụng morphin → cơ thể giảm hoặc dừng sản xuất endorphin → lệ thuộc vào nguồn cung bên ngoài → nghiện thuốc.

 

 

Câu 9: Nội tiết và cân bằng nội môi

a, Vì sao phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường dễ bị loãng xương?

b, Vì sao những người bị thiểu năng tuyến giáp thường chịu lạnh kém?

c, So sánh tác dụng của hooc môn glucocortioid của vỏ thượng thận và hooc môn adrenalin của tuỷ thượng thận lên đường huyết.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

 

    9

a, Tiền mãn kinh → hàm lượng Estrogen suy giảm → giảm lắng đọng canxi vào xương → loãng xương

b, Thiểu năng tuyến giáp → hàm lượng tyroxin giảm → giảm chuyển hoá cơ sở → giảm sinh nhiệt → chịu lạnh kém

c, Giống nhau: Làm tăng đường huyết.

Khác nhau:

- Glucocortioid kích thích chuyển hoá lipit, prôtêin thành glucôzơ.

- Adrenalin kích thích phân giải glycôgen thành glucôzơ.

 

 

Câu 10: Sinh sản ở động vật

a, Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị sảy thai vào tháng thứ ba của thai kỳ?

b, Hãy giải thích vì sao khi phụ nữ dùng thuốc tránh thai thì

      - không có hiện tượng trứng chín và rụng trứng.

     - vẫn có kinh nguyệt đều đặn.

ĐÁP ÁN

{-- Nội dung đáp án câu 10 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 11: Thực hành

Tiến hành thí nghiệm như sau: Chọn hai lá cây cùng loại đã để 48 giờ trong tối, một lá được chiếu áng sáng đơn sắc màu đỏ, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. Sau đó, nhuộm màu cả hai lá bằng iốt. Hãy cho biết

a, Mục đích của thí nghiệm.

b, Vì sao phải để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm?

c, Hiện tượng thí nghiệm và giải thích hiện tượng.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

 

 

 

   11

a, Mục đích: Chứng minh áng sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn áng sáng xanh tím.

b, Để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm để lá sử dụng hết tinh bột.

c, Hiện tượng: cả hai lá đều chuyển màu xanh đen nhưng lá cây được chiếu ánh sáng đỏ có màu thẫm hơn.

- Ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn lá cây được chiếu ánh sáng đỏ quang hợp mạnh hơn tổng hợp nhiều tinh bột hơn màu thẫm hơn.

 

 

3. ĐỀ 3

Câu 1:

a. Thế nào là khả năng hiđrat hóa của nước? Trình bày 1 phương pháp xác định hàm lượng nước tự do và liên kết trong lá cây ?

b. Có ba cây với tiết diện phiến lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện chiếu sáng như nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta thu được số liệu như sau:

Cây

Số lượng nước thoát (ml)

Số lượng dịch tiết (ml)

Hồng

6,2

0,02

Hướng dương

4,8

0,02

Cà chua

10,5

0,07

Từ bảng số liệu em có thể rút ra nhận xét gì?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a. *Khả năng hiđrat hóa của nước: là khả năng nước có thể bám xung quanh các phân tử hòa tan do liên kết phân cực của nước.

*Phương pháp xác định hàm lượng nước tự do :

- Cân khối lượng của lá (1)

- Cho lá bay hơi nước (sử dụng ánh sáng mạnh, quạt)

- Cân lại, cho đến khi khối lượng không đổi (2) àHết nước tự do.

- Lượng nước tự do = Khối lượng đầu – Khối lượng sau.

*PP xác định nước liên kết:

- Sấy khô ở 1050C (lá hết nước liên kết) (3)

- Lượng nước liên kết = (2) – (3).

b. - Qua 6 số liệu ta thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa động cơ phía trên và động cơ phía dưới: nếu động cơ phía trên lớn thì động cơ phía dưới cũng lớn và ngược lại (lấy ví dụ trong bảng để minh họa).                                         

- Cây hoa hồng và cây hướng dương có lượng dịch tiết như nhau (0,02 ml) nhưng lượng nước thoát khác nhau (hồng: 6,2 ml; hướng dương: 4,8 ml) chứng tỏ các cây khác nhau chủ yếu là vai trò quyết định của động cơ phía trên.              

 

Câu 2:

a. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giải thích câu:

            Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

            Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

b. Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào trong các chất: glucozơ, NADPH, CH4, H2 ? Giải thích?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a.- Vụ lúa chiêm kéo dài khoảng từ tháng 1 đến tháng 5, lúc này cây lúa đang thời kì con gái, sinh trưởng phát triển mạnh cần nhiều nước và phân (nitơ).

- Nhưng gặp thời điểm khô hạn cây lúa thiếu nước và phân nên chậm lớn, chỉ “lấp ló” đầu bờ à ngang bờ.

- “Hễ nghe tiếng sấm” báo hiệu cơn mưa đầu mùa.

- Mưa giông đầu mùa thường có hiện tượng phóng điện trong tự nhiên à sấm chớp đồng thời cũng làm cho N2 bị oxh thành nguồn đạm (NO3) theo nước mưa cung cấp cho cây. Cây lúa đang trong giai đoạn lớn cần nhiều nước và phân đang bị khô hạn gặp mưa đầu mùa chỉ việc “phất cờ” mà lên.

b. Nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ glucose, vì quá trình khử nitơ thành NH3 sử dụng chất khử NADH. Chất này được tạo thành trong quá trình hô hấp, nguyên tử H trong C6H12O6.

 

Câu 3:

a. Để minh họa mối liên quan giữa các chất tham gia phản ứng và sản phẩm hình thành sau phản ứng một người đã viết phương trình tổng quát về quang hợp ở cây xanh như sau:

Cách viết này đã chính xác chưa? Nếu chưa, hãy chỉ ra và giải thích, sau đó viết lại phương trình cho đúng?

b. Một nhà sinh lí học thực vật đã làm một thí nghiệm sau: đặt 2 cây A và B vào một phòng trồng cây có chiếu sáng và có thể thay đổi nồng độ O2 từ 21% đến 0%. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

  Thí nghiệm

Cường  độ quang hợp

 (mg CO2 / dm2.giờ)

 

Trường hợp 1

   Trường hợp 2

Cây A

Cây B

20

35

40

41

Em hãy cho biết mục đích của thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm?

ĐÁP ÁN

{-- Nội dung đáp án câu 3 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 4:

a. Trong chuỗi hô hấp ti thể, các điện tử từ FADH2 và NADH đi qua các cytocrom giải phóng năng lượng để tổng hợp ATP như thế nào?

b. Sự thiếu oxi có ảnh hưởng như thế nào lên quá trình này?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a. - NADH và FADH2 bị oxi hóa thành NAD+ và FAD+ giải phóng H+ và điện tử giàu năng lượng.

- Điện tử giàu năng lượng đi qua các cytocrom cung cấp năng lượng bơm H+ vào khoang gian màng ti thể.

- Nồng độ H+ trong khoang gian màng ti thể cao tạo động lực proton đẩy H+ qua ATP syntheaza tổng hợp ATP.

b. Khi thiếu oxi thì quá trình photphorin hóa oxi hóa sẽ dừng lại hoàn toàn, quá trình này không tạo được ATP vì không có oxi để “kéo” electron xuôi theo chuỗi chuyền (e), H+ không được bơm vào khoảng gian màng của ti thể và hóa thấm không xảy ra.

 

Câu 5:

a. Tại sao sự vận chuyển auxin trong cơ thể thực vật gọi là “vận chuyển phân cực”? Làm thế nào để xác định điều đó?

b. Những quá trình sinh lý nào chịu ảnh hưởng của vận chuyển phân cực? Lấy ví dụ ?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a. *Vận chuyển phân cực auxin là vận chuyển chủ động có hướng của các phân tử auxin trong mô thực vật từ tế bào này sang tế bào khác theo một chiều, từ chồi xuống rễ.

*Cách thức xác định: Sử dụng phương pháp dùng khối thạch chứa auxin mang đồng vị phóng xạ được đặt ở chồi đỉnh bị cắt. Có thể thấy dấu hiệu của sự vận chuyển phân cực theo thời gian.

b. - Sự vận chuyển phân cực ảnh hưởng tới nhiều quá trình sinh lý trong đó có sự sinh trưởng đáp ứng của chồi, rễ, lá, hoa và quả thường được gọi chung là tính hướng.

- Ví dụ: Hướng quang và hướng trọng lực.

 

Câu 6

Dựa vào hiểu biết về cơ chế điều hoà hô hấp, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

a. Một người sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc người này lặn được lâu hơn, tại sao?

b. Người này lặn được lâu hơn sau khi thở nhanh và sâu có thể gây ra nguy cơ xấu nào đối với cơ thể?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a. Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm hàm lượng CO2 trong máu do vậy chậm kích thích lên trung khu hô hấp.

b. Sau khi thở nhanh và sâu thì hàm lượng O2 trong máu không tăng lên.

- Khi lặn thì hàm lượng O2 giảm thấp dần cho đến lúc không đáp ứng đủ O2 cho não, trong khi đó hàm lượng CO2 tăng lên chưa đủ mức kích thích lên trung khu hô hấp buộc người ta phải nổi lên mặt nước để hít thở.

- Không đáp ứng đủ O2 cho não gây ngạt thở và có thể gây ngất khi đang lặn.

 

Câu 7:

a. Nêu cơ chế hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ và cách thức chúng tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể người.

b. Nhân dân ta thường nói: “Khớp đớp tim.  Em hãy giải thích cơ sở khoa học của câu nói trên?

ĐÁP ÁN

{-- Nội dung đáp án câu 7 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 8:

a. Dựa vào hiểu biết về cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hãy giải thích tại sao khi ta kích thích với cường độ mạnh và tần số cao lên nhánh dây thần kinh số 10 đến tim (dây phó giao cảm) thì tim ngừng đập một thời gian ngắn, sau đó tim lại đập trở lại  với nhịp đập như cũ mặc dù lúc đó  nhánh dây thần kinh số 10 vẫn đang bị kích thích?

b. Hai nơron A và B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào khác nhau. Nơron B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn so với nơron A. Nếu kích thích hai nơron này với kích thích giống nhau thì độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron có giống nhau không? Tại sao?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a. - Vì mới đầu acetincolin được giải phóng ra ở xinap thần kinh cơ tim làm mở kênh K+ ở màng sau xinap, dẫn đến làm giảm khả năng tạo ra điện hoạt động cơ  tim  nên tim ngừng đập.

- Do bị kích thích với tần số cao nên acetincolin ở chùy xinap thần kinh - cơ tim bị cạn, không kịp tái tổng hợp. Mặt khác acetincolin ở màng sau xinap đã bị enzim phân hủy nên mất tác dụng ức chế làm tim đập trở lại nhờ tính tự động của tim.

b. - Độ lớn của điện thế hoạt động xuất hiện ở hai nơron khác nhau.

- Chênh lệnh nồng độ Na+ ở nơron B cao hơn nơron A nên khi kích thích Na+ đi vào trong nơron B nhiều hơn làm bên trong trở nên dương hơn vì thể độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở nơron B lớn hơn.

 

Câu 9:

Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị.

a. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào?

b. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a. Nôn nhiều lần gây giảm thể tích máu và huyết áp, tăng pH máu.

b. Hệ tiết niệu, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ nội tiết tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi.

- Hệ tiết niệu điều chỉnh thể tích máu và pH qua cơ chế làm giảm mất nước và H+ thải theo nước tiểu. Renin, aldosteron, ADH được tiết ra gây tăng tái hấp thu Na+ và nước, dây giao cảm làm co mạch đến thận làm giảm áp lực lọc.

- Hệ hô hấp giúp duy trì pH qua điều chỉnh làm giảm tốc độ thải CO2, pH thấp làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.

- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các nơi dự trữ như lách, mạch máu dưới da.

- Mất nước do nôn còn gây cảm giác khát dẫn đến uống nước để duy trì áp suất thẩm thấu.

 

Câu 10:

a. Nguyên nhân nào làm cho nồng độ prôgesterôn trong máu thay đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ? Sự tăng và giảm nồng độ prôgesterôn gây tác dụng gì?

b. Vì sao hàng ngày phụ nữ (có chồng) uống thuốc viên tránh thai tổng hợp nhân tạo (thuốc có chứa prôgesterôn và estrôgen) giúp tránh đ­ược mang thai ? Uống thuốc tránh thai tổng hợp nhân tạo có làm thay đổi nồng độ prôgesterôn và estrôgen tự nhiên (do buồng trứng sản xuất ra) hay không? Tại sao?

ĐÁP ÁN

{-- Nội dung đáp án câu 10 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 11:

a. Em hãy thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh quang hợp thu CO2 và hô hấp thải CO2?

b. Nêu nguyên tắc của thí nghiệm?

c. Giải thích kết quả thí nghiệm?

ĐÁP ÁN

Nội dung

a. Thiết kế thí nghiệm:

*Chuẩn bị:

- 2 lá có diện tích gần như nhau.

- 3 bình thủy tinh miệng rộng, cốc, phễu, pipet, dụng cụ chuẩn độ, giấy đen.

- Hóa chất: Ba(OH)2 0,02M, HCl 0,02M, thuốc thử phênolftatêin.

*Cách tiến hành:

- Dùng 3 bình thủy tinh, thể tích như nhau:

      Bình A: Không có lá.

      Bình B: Có lá.

      Bình C: Có lá nhưng được bịt kín bằng giấy đen.

- Cả 3 bình đều được chiếu sáng. Sau 3 phút, nhanh chóng lấy lá ra khỏi bình. Cho vào mỗi bình 20ml Ba(OH)2, đậy nút lắc đều, thấy có kết tủa trắng ở đáy bình. Chuẩn độ Ba(OH)2 thừa bằng HCl.

- Tính lượng HCl dùng để chuẩn độ từ khi bắt đầu chuẩn độ đến khi dung dịch mất màu hồng.

b. Nguyên tắc thí nghiệm:

*Khả năng hấp thu CO2 của Ba(OH)2:   CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

*Chuẩn độ Ba(OH)2 thừa bằng HCl:     Ba(OH)2 + 2 HCl → BaCl2 + 2H2O

c. Giải thích: Mức tiêu tốn HCl có thể xếp theo thứ tự:

Bình B > Bình A > Bình C

Bình B: Có quá trình quang hợp, tốn nhiều HCl nhất.

Bình C: Có quá trình hô hấp, tốn ít HCl nhất.

Bình A: Dùng để kiểm tra lượng HCl tiêu tốn nằm giữa hai bình B và C.

 

4. ĐỀ 4

PHẦN I: LÝ THUYẾT

Câu 1:

a). So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

b). Nêu mối quan hệ giữa hai dòng này trong cơ thể thực vật.

ĐÁP ÁN

a). So sánh

* Giống nhau:

            - Đều là những dòng vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật.

            - Thành phần chủ yếu là nước và một số chất tan.

* Khác nhau:

Dòng mạch gỗ

Dòng mạch rây

- Vận chuyển các chất từ đất đến mạch gỗ của rễ, vào mạch gỗ của thân rồi lan tỏa đến lá và các phần khác.

 

- Cấu tạo từ các tế bào đã chết, hóa gỗ có các lỗ bên áp sát tạo thành dòng liên tục.

 

- Vận chuyển các chất ngược chiều trọng lực.

- Thành phần gồm nước, chất khoáng hòa tan, một ít chất hữu cơ gồm Hoocmôn vitamin. Có độ pH trung bình.

- Vận chuyển gồm 3 lực: lực đẩy của áp suất rễ, lực hút do thoat hơi nước, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.

- Vận chuyển các chất từ tế bào quang hợp trong phiến lá đến cuống lá rồi đến các cơ quan cần sử dụng sản phẩm quang hợp (rễ, hạt, củ, quả...).

- Cấu tạo từ các tế bào còn sống, nối tiếp nhau bằng bản rây và có các tế bào kèm nuôi dưỡng.

- Đa số vận chuyển xuôi chiều trọng lực.

- Gồm nước, đường Saccarozơ, axit amin, Hoocmôn TV, vitamin. Có nhiều ion K+ nên có pH cao.

- Lực vận chuyển là lực thẩm thấu do có chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

b). Mối quan hệ:

            - Dòng mạch gỗ vận chuyển muối và chất khoáng cho quá trình quang hợp ở lá để cho sản phẩm tạo dịch mạch rây.

            - Dòng mạch rây cung cấp chất dinh dưỡng để các tế bào rễ hô hấp hút khoáng, tạo cơ chế đóng mở khí khổng, sinh ra các lực vận chuyển dòng mạch gỗ.

            - Hai dòng này có thể trao đổi nước cho nhau qua các lỗ bên của tế bào mạch gỗ.

Câu 2:

{-- Nội dung đề và đáp án câu 2 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 3:

a). Hệ số hô hấp là gì?

b). Nghiên cứu hệ số hô hấp (RQ) ở một số đối tượng, người ta thu được bảng số liệu sau:

Đối tượng nghiên cứu

Hệ số hô hấp

1. Các lá khác nhau có chứa nhiều đường

1,0

2. Hạt lúa mì nảy mầm

1,0

3. Hạt cây gai nảy mầm

0,65

4. Hạt cây gai chín

1,22

5. Quả táo chín

1,0

6. Quả chanh

- Toàn bộ

- Thịt quả

- Vỏ quả

1,03

2,09

0,99

Từ bảng trên ta có thể rút ra những kết luận gì?

ĐÁP ÁN

a). hệ số hô hấp là tỉ số giữa lượng CO2 thải ra và lượng O2 hút vào trong hô hấp.

b). Những kết luận:

            * Giá trị hệ số hô hấp thay đổi tùy thuộc vào nguyên liệu hô hấp.

- Nguyên liệu là Hydrocacbon (như đường, tinh bột) có RQ = 1 (do trong hô hấp lượng \(\frac{{C{O_2}}}{{{O_2}}}\)\(\frac{6}{6}\)   = 1.

- Nguyên liệu là chất béo RQ < 1 (do giàu Hydro, nghèo O2 hơn so với cacbon Hydrat).

- Nguyên liệu là axit hữu cơ (thịt quả chanh) cho RQ > 1 (do chứa nhiều O2 hơn).

            * RQ khác nhau ở những loài khác nhau, cơ quan khác nhau, các mô khác nhau ở cùng một cây (ví dụ các bộ phận của chanh).

            * RQ bị ảnh hưởng bởi các quá trình trao đổi chất không có quan hệ với hô hấp và cũng biến đổi trong các pha sinh trưởng (ví dụ: Hạt cây gai nảy mầm và hạt cây gai chín).

Câu 4:

a). Giải thích tại sao cây trồng trên đất chua và đất kiềm đều có khó khăn cho quá trình dinh dưỡng khoáng, còn đất thoáng lại tạo nhiều thuận lợi cho cây hút khoáng.

b). Nêu cơ sở khoa học của câu ca "Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc"

ĐÁP ÁN

a).

- Đất chua: Trong đất chua có nhiều H+, H+ dễ loại các ion khoáng ra khỏi bề mặt các hạt keo đất, từ đó dễ bị rửa trôi hoặc lắng đọng xuống tầng đất sâu hơn, làm cho đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng khoáng.

 - Đất kiềm: Trong đất kiềm có nhiều OH  , chúng liên kết chặt với các ion khoáng làm cho cây khó sử dụng được khoáng trong đất.

- Mặt khác đất chua và đất kiềm đều gây ức chế vi sinh vật đất, làm chậm quá trình chuyển hóa các ion khoáng từ xác động, thực vật.

- Đất thoáng khí giàu O2, tạo thuận lợi cho các tế bào dễ hô hấp hiếu khí cung cấp nhiều ATP cho quá trình hút khoáng tích cực.

b).

- Lạc là cây họ đậu có khả năng đồng hóa N2 khí trời nhờ vi khuẩn ở nốt sần nên thỏa mãn về nhu cầu nitơ, nhưng để cố định đạm và tổng hợp các chất nhu cầu về photpho (lân) là rất cao → photpho là nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây lạc.

- Canxi tuy không cần cho sinh trưởng của cây lạc, nhưng có tác dụng làm giảm độ chua của đất giúp cây hấp thụ tốt nhiều loại khoáng, đặc biệt trong đó có photpho, do đó trồng lạc đặc biệt phải quan tâm đến photpho và canxi mới có thể có năng suất cao. 

Câu 5: Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng một lần thời gian che tối tới hạn vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa.

a). Cây đó là cây ngày dài hay ngày ngắn? Vì sao?

b). Ánh sáng sử dụng để ngắt quãng phải là loại ánh sáng nào trong ba loại sau: ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng đỏ xa? Giải thích.

{-- Nội dung đáp án câu 5 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 6:

a). Trao đổi khí bằng hệ ống khí ở sâu bọ và hệ ống khí trong phổi của chim có gì khác nhau?

b). Vì sao nói trao đổi khí ở chim đạt hiệu quả cao nhất so với các động vật trên cạn?

ĐÁP ÁN

a). Điểm khác nhau:

Ống khí ở sâu bọ

Ống khí trong phổi chim

- Cấu tạo gồm hệ ống khí từ tế bào thông với môi trường ngoài qua các lỗ thở, các ống khí không có hệ mao mạch bao quanh.

- Cử động hô hấp: Nhờ vận động của toàn cơ thể

- Trao đổi khí của các tế bào diễn ra trực tiếp với môi trường → Không liên quan đến tuần hoàn.

- Không có sắc tố hô hấp.

- Hiệu quả trao đổi khí thấp hơn

- Năng lượng chi phí cho hô hấp ít hơn.

- Cấu tạo gồm hệ ống khí nằm trong phổi thông với các túi khí, xung quanh có hệ mao mạch dày đặc.

- Nhờ vận động của các cơ hô hấp.

 

- Trao đổi khí của các tế bào thông qua dịch tuần hoàn → liên quan mật thiết với tuần hoàn.

- Có sắc tố hô hấp trong dịch tuần hoàn.

- Cao hơn

- Năng lượng chi phí cho hô hấp nhiều hơn

b). Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao:

- Phổi chim có đầy đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, các đặc điểm đó đều ở mức tối ưu cho sự trao đổi khí.

- Trong phổi có hệ ống khí thông với các túi khí phía dưới và phía sau, xung quanh có hệ mao mạch dày đặc.

- Khi hít vào và thở ra phổi chim không thay đổi thể tích, chỉ có túi khí thay đổi thể tích, sự thông khí đảm bảo trong phổi luôn luôn có không khí giàu O2 và không có khí cặn.

- Phổi của chim cũng có dòng chảy song song và ngược chiều (dòng máu chảy trong các mao mạch trên thành ống khí luôn song song và ngược chiều với dòng khí lưu thông trong các ống khí).

Câu 7:

a). Đặc điểm tuần hoàn máu của thai nhi có gì khác với trẻ em bình thường sau khi được sinh ra?

b). Vì sao trẻ em trong những ngày đầu mới sinh thường có biểu hiện vàng da?

ĐÁP ÁN

a). Điểm khác nhau:

Thai nhi

Trẻ em bình thường

- Tim có 4 ngăn nhưng 2 tâm nhĩ có lỗ bầu dục thông nhau.

- Có ống nối động mạch chủ với động mạch phổi nên máu từ tim chỉ chảy vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể → tuần hoàn 1 vòng.

- Có hệ mạch trao đổi chất với máu của mẹ tại nhau thai qua dây rốn.

- Trong máu có loại Hb ái lực với oxy cao.

- Lỗ bầu dục được bít kín, 2 tâm nhĩ có vách ngăn hoàn toàn.

- Không có ống nối động mạch phổi và động mạch chủ, máu từ tâm thất phải sẽ lên phổi, máu từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể → tuần hoàn 2 vòng.

- Không có hệ mạch qua dây rốn, cắt đứt quan hệ với máu mẹ.

- Máu có loại Hb ái lực với oxy thấp hơn.

b). Trẻ trong những ngày đầu mới sinh bị vàng da:

- Lúc trẻ đẻ ra lượng hồng cầu trong máu rất cao → rất hồng hào.

- Khi rời khỏi bụng mẹ, trẻ bắt đầu phải trao đổi chất với môi trường qua các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, nên Hb của thai nhi không phù hợp với điều kiện trao đổi khí qua phổi, chúng được thay thế dần bằng Hb của người trưởng thành.

- Sự phân hủy của Hb bào thai được thực hiện ở gan sẽ giải phóng nhiều sắc tố vàng bilirubin, gan sẽ chuyển thành sắc tố mật, nhưng quá trình phân hủy thường ồ ạt, gan chưa chuyển hóa kịp, bilirubin còn lại trong máu với lượng nhiều gây vàng da, gọi là vàng da sinh lý, sau một thời gian, bilirubin được chuyển hóa hết, vàng da sẽ giảm.

Câu 8:

a). Stress là gì? Cơ thể có những phản ứng gì khi bị Stress? Hậu quả của Stress kéo dài?

b). Tác hại của việc dùng thuốc có thành phần coocticoit lâu ngày?

ĐÁP ÁN

a).

- Stress là tình trạng căng thẳng thần kinh do cơ thể chịu tác động bất lợi từ môi trường ngoài hay môi trường trong cơ thể như bệnh tật, lo âu, thay đổi thời tiết...

- Các phản ứng khi bị Stress:

            + Phản ứng báo động (ngắn hạn): Các kích thích Stress tác động lên vùng dưới đồi làm tăng cường hệ giao cảm gây tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng cung cấp máu cho xương, cho não, tăng chuyển háo glicogen → gluco.

            + Phản ứng đề kháng: Kích thích tác động lên vùng dưới đồi, kích thích tuyến yên giải phóng ACTH gây kích thích tuyến trên thận tiết coocticoit có tác dụng giảm pH, tăng phân hủy protein, tăng chuyển hóa cơ bản tăng khả năng đề kháng.

             Stress kéo dài làm cho cơ thể duy trì trạng thái chuyển hóa cơ bản cao, huyết áp cao gây tổn thương hệ thống tuần hoàn, suy nhược cơ thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch b) (0,5đ). Coocticoit là một dạng hoocmôn tuyến vỏ thận, có tác dụng huy động hàng loạt các phản ứng đề kháng của cơ thể trong đó có tác dụng kháng viêm nên được ứng dụng điều chế thuốc chống dị ứng, kháng viêm. Sử dụng thuốc có thành phần coocticoit kéo dài làm cho nồng độ chất này trong máu cao, tạo ức chế liên hệ ngược, gây giảm tiết chất này tại vỏ thận, mất dần cơ chế tự miễn dịch, đồng thời làm cơ thể mệt mỏi kéo dài.

Câu 9: Trình bày vai trò của các hooc môn tham gia điều hòa lượng đường trong máu.

ĐÁP ÁN

- Insulin: có tác dụng chuyển hóa glucozơ, làm giảm glucozơ máu bằng các tác dụng sau:

            + Tại gan: tăng chuyển glucozơ thành glicogen.

            + Tại mô mỡ: tăng chuyển glucozơ thành mỡ và thành một số axitamin.

            + Tại cơ: tăng cường chuyển glucozơ thành glucozơ - 6 - photphat đi vào đường phân hoặc glicozen dự trữ.

- Adrenalin và glucagon: Có tác dụng tăng đường huyết bằng cách chuyển hóa glicogen thành glucozơ tại gan và cơ.

- ACTH và coctizol: (ACTH gây tác động tiết coctizol nên gián tiếp có vai trò) có tác dụng làm tăng đường huyết bằng cách huy động phân giải protein, axit lactic, axitamin cùng nhiều chất khác tại gan tạo ra glucozơ, do đó nếu gan đã cạn glicogen thì coctizol có vai trò đáng kể.

Câu 10:

a). FSH và LH có tác dụng như thế nào ở con đực và con cái?

b). Tại sao khi trứng được thụ tinh phát triển thành phôi thai thì sẽ không có trứng nào khác rụng trong thời gian đó? Tại sao dễ bị xảy thai ở tháng thứ ba?

ĐÁP ÁN

a). Tác dụng của FSH và LH:

* Ở con đực:

- FSH kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh ra tinh trùng, kích thích tế bào Sertoli tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng.

- LH tác dụng vào tế bào leydig tiết ra testosteron. testosteron kích thích tinh bào bậc 2 phát triển thành tinh trùng trưởng thành.

* Ở con cái:

- FSH kích thích nang trứng phát triển, tác động vào tế bào hạt của nang trứng gây tăng sinh tế bào hạt.

- LH cùng với FSH làm trứng chín và rụng, kích thích sự phát triển của thể vàng, tạo Ơstrogen và progesteron.

b).

- Khi trứng được thụ tinh phát triển thành phôi, các dưỡng bào nhau thai tiết HCG duy trì thể vàng trong vòng 3 tháng đầu, thể vàng tiết progesteron và Ơstrogen, các hooc môn này ức chế tuyến yên tiết FSH có tác dụng ngăn cản sự phát triển của nang trứng mới. Từ tháng thứ 3 trở đi nhau thai thay thế thể vàng tiết progesteron và Ơstrogen.

- Progesteron và Ơstrogen ngoài tác dụng kìm hãm tuyến yên còn có tác dụng an thai nhờ ức chế co tử cung. Theo phân tích trên thì ở tháng thứ 3 nhau thai thay thế thể vàng tiết progesteron và Ơstrogen nên lúc này thể vàng đã giảm tiết, nhau thai lại có thể chưa tiết đủ dễ gây thiếu hụt hooc môn, tăng co tử cung dễ gây xảy thai lúc "giao ca" này.

PHẦN II: KỸ NĂNG THỰC HÀNH

Câu 11:

a). Tại sao trước khi thực hành mổ lộ tim ếch ta phải tiến hành hủy tủy mà không được hủy não?

b). Nêu các thao tác hủy tủy ở ếch.

c). Sau khi mổ lộ tim ếch nhịp tim của ếch thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau? Giải thích.

- Nhỏ Adenalin 1/100 000

- Nhỏ Axetincolin

ĐÁP ÁN

a).

            - Cần hủy tủy để ếch không thực hiện các phản xạ vận động từ các chi, ếch sẽ làm yên, dễ thao tác, dễ quan sát hơn.

            - Không hủy não vì hủy não sẽ ảnh hưởng đến các trung khu tuần hoàn, hô hấp thậm chí có thể chết và không quan sát được gì.

b)

            Tay phải cầm kim nhọn, tay trái cầm ếch, dùng ngón tay cái của bàn tay trái ghì lên đầu hơi gập cổ ếch xuống nhằm kéo dãn đốt sống cổ, dùng kim nhọn lách vào khe khớp của đốt sống cổ và đưa kim sâu xuống 2 - 3 cm dọc theo cột sống, ngoáy nhẹ, đến khi thấy các chi không cử động là được.

c)

             - Nhỏ Adenalin 1/100 000: Tim đập nhanh, mạnh, nhịp tăng.

            - Nhỏ Axetincolin: Tim đập chậm, yếu, nhịp giảm.

5. ĐỀ 5

Câu 1.

a. Lập bảng so sánh các con đường thoát hơi nước chủ yếu của lá.

b. Vì sao ở lá trưởng thành diện tích bề mặt lá lớn hơn diện tích toàn bộ khí khổng nhưng lượng nước thoát ra ngoài qua cutin lại ít hơn qua bề mặt lá?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

Câu 1

a

 

Lập bảng so sánh các con đường thoát hơi nước chủ yếu của lá

Chỉ tiêu so sánh

Qua khí khổng

Qua cutin

Diện tích bề mặt

Nhỏ (1%)

Lớn

Hoạt động điều chỉnh

Điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

Không được điều chỉnh

Vận tốc thoát hơi nước

Lớn

Nhỏ

Tác nhân điều chỉnh

Ánh sáng, AAB

Không có tác nhân

Hiệu quả thoát hơi nước

Cao (90%)

Thấp (10%)

Sự kiểm soát

Được kiểm soát bởi các tác nhân

Không được kiểm soát

 

b

Diện tích bề mặt lá lớn hơn diện tích toàn bộ khí khổng nhưng lượng nước thoát ra ngoài qua cutin lại ít hơn qua bề mặt lá:

- Diện tích khí khổng chỉ chiếm 1% tổng diện tích bề mặt lá, nhưng số lượng khí khổng trên bề mặt lá rất lớn. Mỗi mm2 có đến hàng trăm khí khổng nên chu vi của tất cả các khí khổng lớn hơn nhiều so với chu vi lá

- Cơ sở vật lí của quá trình thoát hơi nước đã chứng minh: Vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của diện tích đó (hiệu quả mép)

=> Kết luận: Tổng chu vi khí khổng lớn hơn chu vi bề mặt lá nên tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng nhanh và lớn hơn so với qua cutin

 

Câu 2.

a.Vì sao nói hô hấp liên quan chặt chẽ với quá trình hút khoáng và đồng hóa nitơ của cây?

b. Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây:

- Chú thích từ 1 đến 4.

- Cho biết điều kiện xảy ra của quá trình cố định nitơ? Vì sao vi khuẩn lam có thể cố định được nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng ?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

Câu 2

a

 

* Hô hấp liên quan chặt chẽ với quá trình hút khoáng trong cây, vì:

- Phần lớn các nguyên tố khoáng hấp thu vào cây theo cơ chế chủ động -> cần prôtêin hoạt tải (chất mang) và ATP -> rễ tăng hô hấp để tạo ATP, ngoài ra còn tạo các sản phẩm trung gian để hình thành các prôtêin chất mang.                                                   

- Hô hấp ở rễ tạo ra CO2 -> CO2 kết hợp H2O tạo H2CO3- + H+  -> H+ tạo điều kiện cho quá rình hút bám trao đổi ở keo đất -> tăng quá trình hút khoáng.                                                                                     

- Tạo sản phẩm trung gian -> áp suất thẩm thấu trong dịch bào rễ cao -> tế bào rễ hút nước và khoáng thuận lợi

* Hô hấp liên quan với quá trình đồng hóa nitơ trong cây, vì:

- Sản phẩm trung gian trong chu trình Creps là các axit hữu cơ – nguyên liệu để cây tổng hợp nên các loại axit amin trong cây à tổng hợp protein.

- Hô hấp sáng (TVC3), tạo ra axit amin sêrin, glixin cung cấp cho quá trình tổng hợp protein của cây.. .

 

b

* Chú thích:   

            1. NH4+                                                                                                   

            2. NO3-                                                                                                

            3. N2                                                                                                    

            4. Chất hữu cơ                          

* Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra:

+ Có lực khử mạnh                                                                                       

+ Có ATP.                                                                                          

+ Có enzim nitrogenase

+ Thực hiện trong điều kiện yếm khí. 

* Vi khuẩn lam dạng sợi có khả năng cố định nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng vì:

- Trong sợi vi khuẩn lam có tế bào dị nang (loại tế bào to hơn tế bào bình thường, có vách dày, không màu, trong suốt), loại tế bào này có enzyme nitrogenase có khả năng cắt đứt liên kết 3 giữa 2 nguyên tử nitơ để liên kết với hiđro tạo NH4+

- Tế bào dị nang không có oxygen tạo môi trường yếm khí cho quá trình cố định nitơ

 

Câu 3.

a. Điểm bù và điểm bão hòa CO là gì ? Sự bão hòa CO2 có xảy ra trong điều kiện tự nhiên không ?

   Điểm bù CO2 và hiện tượng quang hô hấp của thực vật có liên quan với nhau như thế nào? Giải thích.

b. Ở cây Thuốc bỏng, nếu hái lá nhai vào buổi sáng sớm ta thấy có vị chua, nhưng hái lá nhai vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt. Giải thích?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

Câu 3

a

 

*Điểm bù và điểm bão hòa CO 

+ Điểm bù CO2: nồng độ CO2 để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

+ Điểm bão hòa CO2: nồng độ CO2 để quang hợp đạt mức cao nhất

* Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hòa CO2, do hàm lượng CO2 trong tự nhiên chỉ khoảng 0,03%, rất thấp so với độ bão hòa CO2 (0,06% - 0,4%)

* Mối liên quan giữa điểm bù CO2 và hiện tượng quang hô hấp của thực vật: + Cây có điểm bù CO2 thấp là cây không có hiện tượng hô hấp sáng.

+ Cây có điểm bù CO2 thấp (nhờ có enzim photphoenolpyruvat carboxilaza) -> có khả năng quang hợp trong điều kiện hàm lượng CO2 ít -> tránh được tính trạng enzim Rubisco thể hiện vai trò oxy hóa đường ribulôzơ 1,5 – DP tạo ra axit glycolic là nguyên liệu cho hô hấp sáng -> hiện tượng hô hấp sáng sẽ không xảy ra.

 

b

- Buổi sáng sớm lá thuốc bỏng có vị chua, vì: Cây thuốc bỏng thuộc nhóm thực vật CAM, ban đêm khí khổng mở, thực hiện quá trình cố định CO2 lần 1 tạo axit malic nên sau một đêm axit malic tích trữ nhiều trong lá à lá có vị chua

- Buổi chiều lá thuốc bỏng có vị nhạt, vì: Ban ngày khí khổng đóng, một lượng lớn axit malic được biến đổi để thực hiện quá trình cố định CO2 lần 2 (theo chu trình Canvin) tạo glucozơ à chiều tối lá có vị nhạt.

 

Câu 4.

{-- Nội dung đề và đáp án câu 4 của đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 5.

a. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:

- Cây mầm 1: chiếu sáng một chiều lên bao lá mầm

- Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sáng một chiều.

- Cây mầm 3 : che tối phần bao lá mầm, chiếu sáng một chiều.

Hãy cho biết kết quả thu được và giải thích.

 b. Thế nào là hiện tượng “sinh trưởng axit” của tế bào? Vai trò của auxin trong hiện tượng “sinh trưởng axit” của tế bào thực vật?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

Câu 5

a

 

- Cây 1: ngọn cây cong về phía ánh sáng do sự quang hướng động.

            Bao lá mầm là nơi tổng hợp auxin chủ yếu, có tác dụng kích thích sự dãn dài tế bào. Khi chiếu sáng từ một phía, auxin di chuyển về phía tối nên nồng độ sẽ giảm ở phía có ánh sáng và cao ở phía tối, dẫn đến phía tối sinh trưởng nhanh hơn làm ngọn cây cong về phía có ánh sáng.

- Cây 2 và 3: Không có hiện tượng trên do phần đỉnh ngọn có nhiều auxin nhạy cảm với ánh sáng, nhưng đã bị cắt bỏ hoặc đã bị che tối, không tiếp xúc với ánh sáng.

 

b

* Sinh trưởng axit là trong điều kiện pH thấp (pH=5) thì sự sinh trưởng của mô tế bào được thực hiện.                                                                             

* Vai trò của auxin trong hiện tượng “sinh trưởng axit” của tế bào thực vật?

- Sự dãn dài tế bào thực vật thể hiện ở 2 hoạt động là sự dãn của thành tế bào và sự tăng thể tích, khối lượng chất nguyên sinh.                 

- Vai trò của auxin:

+ Auxin hoạt hóa bơm prôton H+, giúp bơm H+ từ ngoài vào thành tế bào làm giảm pH. Khi pH giảm sẽ hoạt hóa enzim cắt đứt cầu nối ngang polisaccarit trong các sợi xenlulozơ → các sợi xenlulozơ tách rời và trượt lên nhau, mất liên kết → thành tế bào dãn dài.        

+  Auxin đóng vai trò hoạt hóa các gen để tổng hợp nên các enzim cần thiết tổng hợp nên các thành phần cấu trúc của thành tế bào, của chất nguyên sinh (xenlulôzơ, glucôzơ, pectin, prôtêin,...) → tăng thể tích và khối lượng chất nguyên sinh.                           

 

Câu 6.

 Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo của hệ hô hấp ở lớp chim và thú. Ưu điểm quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả trao đổi khí ở mỗi lớp là gì?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

Câu 6

 

* Chim: 

- Cấu tạo phổi:           

+ Là hệ thống ống khí bao bọc bởi hệ mao mạch, liên hệ với các túi khí.             

+ Dán sát vào hốc xương sườn → khó thay đổi thể tích.                  

- Nhờ hoạt động phối hợp của các túi khí mà khi chim hít vào và thở ra không khí giàu O2 đi qua ống khí 2 lần và theo một chiều → hiệu quả trao đổi khí cao.

* Thú:

- Cấu tạo phổi:           

+ Cấu tạo bởi nhiều phế nang, bao quanh phế nang là mạng lưới mao mạch dày đặc

+ Biến thiên thể tích dễ dàng theo thể tích lồng ngực → Khí lưu thông tạo sự chênh lệch khí ở bề mặt trao đổi tốt                          

- Tổng diện tích bề mặt trao đổi khí lớn, phế nang có mạng lưới mao mạch dày đặc, sự chênh lệch khí hít vào và thở ra lớn → hiệu quả trao đổi khí cao    

 

Câu 7.

a. Tại sao ở người bình thường khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định?

b. Nhờ cơ chế nào mà lạc đà có thể nhịn khát từ 17- 20 ngày?

c. Nhịp tim và huyết áp sẽ thay đổi như thế nào ở người bị bệnh hở van tim (van nhĩ thất)? Giải thích?

d. Cho các nhóm động vật sau: Amip, cá, lưỡng cư, ruột khoang, thân mềm, giun dẹp, chim, bò sát, thú, chân khớp.

Sắp xếp các nhóm động vật trên theo hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn và nêu rõ chiều hướng tiến hóa.

{-- Nội dung đáp án câu 7 của đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 8.

a. Trình bày tóm tắt quá trình truyền xung thần kinh giữa các sợi trục thần kinh trong một cung phản xạ. Từ đó hãy giải thích vì sao xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm tới cơ quan đáp ứng?

b. Hãy cho biết bằng cách nào trung ương thần kinh nhận biết và phân biệt được chính xác từng loại kích thích khác nhau ?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

Câu 8

a

 

* Quá trình giữa các sợi trục thần kinh trong một cung phản xạ:

- Khi luồng thần kinh truyền tới chùy synapse làm thay đổi tính thấm đối với ion Ca2+, Ca2+ đi vào chuỳ synapse

- Ca2+ vào làm bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước synapse và vỡ ra à giải phóng chất trung gian hoá học vào khe synapse

- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau synapse làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau synapse và thông tin được lan truyền đi tiếp

* Xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm tới cơ quan đáp ứng, vì: Chỉ ở chùy synapse mới có các bóng chứa chất rung gian hóa học để giải phóng vào khe synapse và chỉ màng sau synapse mới có các thụ thể tiếp nhận các chất này

 

b

- Các thông tin thần kinh tới trung ương thần kinh đã được mã hóa bằng mã thông tin thần kinh

- Mã hóa bằng các nơron chuyên biệt

- Mã hóa bằng ngưỡng kích thích: mã hóa theo tính hưng phấn và số lượng nơron

- Mã hóa bằng tần số xung thần kinh

 

Câu 9.

a. Kể tên các hoocmon tham gia vào cơ chế điều hòa sinh sản. Nêu vai trò của chúng?

b. Nêu các biện pháp tránh thai và cơ sở khoa học của các biện pháp này.

{-- Nội dung đáp án câu 9 của đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 10.

Trình bày phương pháp chiết rút sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học. Tại sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ? Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

Câu 10

 

 

* Chiết rút sắc tố:

- Lấy 2-3 gam lá tươi, cắt nhỏ cho vào cối nghiền với axêtôn 80% cho thật nhuyễn

- Thêm axêtôn khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta được một hỗn hợp sắc tố màu xanh lục.

* Tách các sắc tố thành phần:

- Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều, để yên.

- Vài phút sau quan sát thấy dung dịch phân thành 2 lớp: 

+ Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hoà tan trong axêtôn.

+ Lớp dưới có màu vàng là màu của carôtenoit hòa tan trong benzen.

* Phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ vì: Sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước.

* Dựa vào nguyên tắc: Mỗi sắc tố có khả năng tan trong một dung môi hữu cơ khác nhau: Chlorophyl tan trong axêtôn, carôtenoit tan trong benzen.

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ có đáp án, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các đề thi khác cùng chuyên muc:

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?