TRƯỜNG THPT TRIỆU QUANG PHỤC | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Nội dung đoạn văn:
- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa.
- Tác dụng:
+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.
+ Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn.
+ Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta.
---(Để xem tiếp đáp án của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi, chẳng khác gì việc chúng ta bàn luận về người khác vậy.[…] Nhiều khi chúng ta cảm thấy phiền muộn, không biết phải làm sao, chính là vì ta đã quá để tâm đến ý kiến của người khác. Có lúc người khác nói ta không làm được, ta liền thất vọng, chán nản mà bỏ cuộc. Nếu đó là quy luật tự nhiên thì thế giới này sao lại có được những phát minh như của Edison, càng không có tàu hỏa của Stephenson, cũng chẳng thể sản sinh ra những kì tích khiến bao người kinh ngạc được. Có thể thấy rằng những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công.
(Từ hạt cát đến ngọc trai, NXB Thanh niên, 2016, trang 58-59)
Câu 1. Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống?
Câu 2. Trình bày ngắn gọn các luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.
Câu 3. Anh chị có đồng ý với quan điểm: Những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công? Vì sao?
Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Để đạt được thành công, ngoài việc “giữ vững mục tiêu của mình”, chúng ta còn cần thêm yếu tố nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu một lựa chọn của anh chị và lí giải vì sao có lựa chọn đó.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích:
“Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.”
(Trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm, SGK Ngữ văn 10 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 87)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Nội dung chính của văn bản: Thành công không phụ thuộc vào ý kiến của người khác mà nhờ chính vào sự nỗ lực của bản thân mỗi người.
Câu 2:
- Luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm:
- Lí lẽ: Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi; không nên thất vọng, chán nản mà bỏ cuộc; phải giữ vững mục tiêu của mình
- Dẫn chứng: thành công của Edison, Stephenson.
- Những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.
(Mấy ý về thơ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Giải thích câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
Câu 2 (5đ): Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Câu 2 (1đ): Nội dung chính của đoạn trích: nói lên những quy luật của thơ văn và tầm quan trọng của thơ, lời khuyên của tác giả để có một bài thơ hay, ý nghĩa, giàu biện pháp nghệ thuật.
Câu 3 (1,5đ): Tầm quan trọng của thơ văn trong cuộc sống: nuôi dưỡng tâm hồn con người; làm phong phú cuộc sống nội tâm,…
II. Làm văn (7đ);
Câu 1 (2đ):
Dàn ý Giải thích câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
2. Thân bài
a. Giải thích
- “Bia đá vẫn mòn”: Tấm bia đá cứng chắc, người ta khắc tên tưởng nhớ trên đó nhưng thời gian trôi qua tấm bia ấy bị bào mòn.
- “Bia miệng vẫn còn trơ trơ”: có những sự việc, những tên tuổi của con người không khắc, không ghi vào bia nhưng vẫn còn mãi như mới hôm nào qua lời kể, lời truyền miệng của con người từ đời này sang đời khác.
- Câu ca dao khuyên nhủ con người ta bài học: Phải sống đẹp, sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau, đừng sống thấp hèn để đến khi mất đi trên thế gian tiếng xấu mãi vẫn không phai mờ.
b. Phân tích
- Mỗi con người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với những hành động đúng đắn nhất để bản thân không phải hối tiếc và sau này để lại cho đời tiếng thơm.
- Khi chúng ta sống đúng, sống đẹp, chúng ta sẽ được người đời yêu quý, kính trọng, tin tưởng, từ đó, tiếng thơm sẽ vang xa ngay cả khi con người ta còn sống.
- Nếu tất cả co người trong xã hội đều sống đẹp, sống tốt thì xã hội này sẽ lan tỏa được những thông điệp tốt đẹp hơn, chúng ta sẽ có được môi trường sống tốt hơn.
- Việc sống lỗi, sống sai không chỉ mang đến cho con người những tổn hại, sự day dứt trong tâm hồn, bị người đời xa lánh, mất niềm tin mà chúng còn để lại tiếng xấu ngay cả khi chúng ta lìa xa cõi đời.
---(Đáp án đầy đủ của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Hạnh phúc cho dân”, đó là điều Người đã nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Hạnh phúc mà Người muốn đem lại cho dân là một niềm hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc đó không chỉ ở những thành quả mà hôm nay cách mạng vừa đem lại cho toàn dân. Hạnh phúc đó còn đang tiếp tục đến với nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh để tiêu diệt tận cùng nguồn gốc mọi khổ đau của con người, xây dựng nên một xã hội mà mọi hiện tượng người bóc lột người đều hoàn toàn bị xóa bỏ. Trong cuộc đấu tranh vĩ đại ấy, Đảng và Hồ Chủ tịch đã chọn cho nhân dân ta một con đường ngắn nhất.
(Trích “Những năm tháng không thể nào quên” – Võ Nguyên Giáp, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.209)
Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của đoạn trích.
Câu 2 (0,75đ): Việc lặp đi lặp lại từ “hạnh phúc” có tác dụng gì?
Câu 3 (0,75đ): Văn bản thể hiện tình cảm gì của tác giả Võ Nguyên Giáp?
Câu 4 (1đ): Hình tượng con người được nhắc đến trong văn bản trên là ai? Ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về con người ấy sau khi đọc văn bản?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.
Câu 2 (1đ): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?
Câu 3 (1,5đ): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.
Câu 2 (5đ): Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Câu 2 (1đ):
Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục.
Câu 3 (1,5đ):
Bài học được rút ra từ câu chuyện: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý nghị luận về vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội
1. Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.
2. Thân bài
a. Thực trạng
- Xã hội có những người giàu coi thường kẻ nghèo, không những không giúp đỡ mà còn lăng mạ, xúc phạm, cho họ là dơ bẩn…
b. Nguyên nhân
- Ý thức chủ quan, cái tôi của mỗi cá nhân.
- Do ảnh hưởng giáo dục từ người khác.
c. Hậu quả
- Sự phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn dần.
- Mất đoàn kết, mâu thuẫn xã hội.
d. Biện pháp
- Mỗi người cần tự có nhận thức đúng đắn về cách sống, cách làm người.
- Gia đình, nhà trường cần dạy dỗ các em học sinh từ khi còn bé về tình người và tinh thần lá lành đùm lá rách.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Triệu Quang Phục. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !