Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Hai Bà Trưng

TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG

ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD 10

(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức về gia đình?

A. Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày

B. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

C. Công cha như núi Thái Sơn

D. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền

Câu 2. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?

A. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc

B. Vứt rác bừa bãi

C. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản nhà nước

D. Giúp người già neo đơn

Câu 3. Sự đánh giá của xã hội đối với người có nhân phẩm là:

A. Người điển hình trong xã hội

B. Đặc biệt tôn trọng và nể phục

C. Rất cao, được kính trọng và có vinh dự lớn

D. Rất cao và khâm phục

Câu 4. Danh dự là gì?

A. Danh dự là sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên nhân phẩm của người đó

B. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị đạo đức của người đó

C. Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội đối với một người dựa trên dư luận xã hội của người đó

D. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức của người đó

Câu 5. Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Có chí thì nên. B. Học thày không tày học bạn

C. Có công mài sắt, có ngày nên kim D. Lá lành đùm lá rách

Câu 6. Những câu tục ngữ nào sau đây nói về danh dự của con người:

A. Đói cho sạch, rách cho thơm B. Tối lửa tắt đèn có nhau

C. Gắp lửa bỏ tay người D. Chia ngọt sẻ bùi

Câu 7. H thường hay tung tin, nói xấu bạn bè trên Facebook là hành vi trái với chuẩn mực về

A. Đạo đức B. Văn hóa C. Tín ngưỡng D. Truyền thống

Câu 8. Năm học nào bạn H cũng đạt học sinh giỏi, nhưng sống xa cách mọi người trong lớp. vì cho rằng mình học giỏi rồi nên H không muốn học nhóm cùng các bạn khác. Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

A. Cần học nhóm để cùng hợp tác với các bạn.

B. Học giỏi thì không cần học nhóm nữa.

C. Cần học nhóm nhưng không cần hợp tác.

D. Không cần hợp tác với ai mà chỉ cần học giỏi.

Câu 9. Cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống là

A. Dòng họ. B. Khu dân cư. C. Gia đình. D. Làng xã.

Câu 10. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người

A. Tự tin vào bản thân B. Tự cao tự đại về bản thân

C. Tự ti về bản thân D. Lo lắng về bản thân

Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây không phải là nhân nghĩa?

A. Nhường nhịn người khác.

B. Lòng thương người.

C. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.

D. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình.

Câu 12. Danh dự và nhân phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì:

A. Nhân phẩm là bản chất con người còn danh dự là hình thức bên ngoài của con người

B. Nhân phẩm là bản chất con người còn danh dự là sự bảo vệ nhân phẩm

C. Có nhân phẩm mới có danh dự

D. Nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người, còn danh dự là kết quả xây dựng và bảo vệ nhân phẩm

Câu 13. Mùa hè năm 2018, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường. Việc làm này

của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây?

A. Hoạt động mùa hè xanh.

B. Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng.

C. Trách nhiệm về công tác tình nguyện.

D. Hoạt động bảo vệ môi trường.

Câu 14. Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người

A. tự trọng B. tự ti C. tự tin D. tự ái

Câu 15. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình?

A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình

B. Làm cho mọi người gần gũi nhau

C. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn

D. Nền tảng đạo đức gia đình

Câu 16. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ?

A. Tôn trọng người già B. Tôn trọng pháp luật

C. Bảo vệ trẻ em D. Kinh doanh đóng thuế

Câu 17. Nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là:

A. Hôn nhân đúng pháp luật

B. Hôn nhân giữa một nam và một nữ

C. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng

D. Hôn nhân phải đúng lễ nghi, đúng pháp luật giữa một nam và một nữ

Câu 18. Câu nào dưới đây nói về chuẩn mực đạo đức gia đình?

A. Công cha như núi Thái Sơn B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn

C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Câu 19. Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có

A. Quan niệm thức thời về tình yêu. B. Quan điểm rõ ràng về tình yêu.

C. quan niệm đúng đắn về tình yêu. D. Cách phòng ngừa trong tình yêu.

Câu 20. Tại ngã tư đường phố, bạn M nhìn thấy một cụ già chống gậy qua đường bị té ngã. Hành động nào sau đây làm cho lương tâm bạn M được thanh thản, trong sáng?

A. Chạy đến đỡ cụ lên và đưa cụ qua đường

B. Chờ cụ già đứng dậy rồi đưa cụ qua đường

C. Trách cụ: sao cụ không ở nhà mà ra đường đi đâu lung tung làm cản trở giao thông

D. Đứng nhìn xem làm sao cụ qua đường được

Câu 21. Học sinh lớp 10G, Trường Trung học phổ thông Q là một tập thể lớp học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như xóa đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội do nhà trường tổ chức. Việc làm của học sinh lớp 10G là thực hiện trách nhiệm nào của công dân học sinh?

A. Bảo vệ tổ quốc. B. Hoạt động xã hội.

C. Hoạt động tình nguyện. D. Xây dựng Tổ quốc.

Câu 22. Tổ 1 của lớp 10E là một tập thể làm việc tích cực và có hiệu quả. Các bạn trong tổ thường xuyên cùng nhau trao đổi để giải quyết các yêu cầu chung trong học tâp và trong công việc. Việc làm của tổ 1 thể hiện chuẩn mực đạo đức nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?

A. Hòa nhập. B. Hợp tác. C. Cộng tác. D. Thân thiện.

Câu 23. Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Lá lành đùm lá rách B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

C. Một miếng khi đói bằng gói khi no D. Ăn cháo đá bát

Câu 24. Thấy N chép bài kiểm tra của bạn, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hớp với chuẩn mực đạo đức?

A. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn

B. Nhắc nhở bạn không nên chép bài người khác

C. Báo giáo viên bộ môn

D. Im lặng để bạn chép bài

Câu 25. Anh T thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh T, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Quay clip và tung lên mạng xã hội B. Lờ đi vì không phải việc của mình

C. Cùng mọi người khuyên nhủ anh T. D. Nói xấu anh T với mọi người

Câu 26. Tình yêu chân chính là:

A. Tính yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm đạo đức tiến bộ

B. Tình yêu được pháp luật công nhận

C. Tình yêu được sự ủng hộ của cha mẹ

D. Tình yêu bắt nguồn từ những người có cùng lý tưởng

Câu 27. Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta?

A. Trai năm thê bảy thiếp.

B. Môn đăng hộ đối.

C. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

D. Tình chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời.

Câu 28. Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Ghen tuông, giận hờn vô cớ.

B. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.

C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.

D. Trung thực, chân thành từ hai phía.

Câu 29. Khi anh T thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội thì anh T cảm thấy

A. khó chịu B. bất mãn C. hài lòng D. gượng ép

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1A 2A 3C 4D 5D 6A 7A 8A 9C 10A 11D 12D 13A 14D 15D 16D 17C 18A 19C 20A

21D 22B 23D 24B 25C 26A 27D 28A 29C 30D 31C 32A 33A 34C 35A

2. Đề số 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2 điểm

Câu 1. Loài người sẽ tự hủy diệt mình nếu tiếp tục

A. chinh phục, cải biến giới tự nhiên. B. hủy hoại môi trường sống.

C. đẩy mạnh sản xuất công nghiệp. D. khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. lương tâm. B. tự điều chỉnh. C. tự đánh giá. D. tự nhận thức.

Câu 3. Trong gia đình, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với các cháu, giữa anh, chị, em ruột với nhau được gọi là

A. quan hê hôn nhân. B. quan hệ huyết thống.

C. quan hệ họ hàng. D. quan hệ gần gũi.

Câu 4. Sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là

A. sống có ích. B. sống lành mạnh.

C. sống vì mọi người. D. sống hòa nhập.

Câu 5. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ

A. không có ý nghĩa. B. không bị ảnh hưởng.

C. không được thừa nhận. D. trở nên nguy hiểm.

Câu 6. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là

A. có tính tự chủ. B. có tính tự lập.

C. có lòng tự trọng. D. tự tin.

Câu 7. Quy định nào sau đây phù hợp với chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay ?

A. Một vợ một chồng.

B. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

C. Người Việt Nam không được phép kết hôn với người nước ngoài.

D. Cấm những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau được kết hôn với nhau.

Câu 8. Đời sống con người về bản chất là có tính

A. cá nhân. B. giai cấp. C. xã hội. D. dân tộc.

II. PHẦN TỰ LUẬN: 8 điểm

Câu 9. (4 điểm) Em hãy trả lời những câu hỏi sau

1. Tại sao nên tránh việc yêu đương quá sớm?

2. Vì sao không nên quan hệ tình dục sớm hoặc quan hệ tình dục trước hôn nhân?

3. Hãy kể tên một số bệnh dễ lan truyền và lây nhiễm qua đường tình dục.

4. Giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 10. (2 điểm) Hãy nêu những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em. Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 11. (2 điểm) Bạn Nam cho rằng trong điều kiện hiện nay thì nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội mới là quan trọng và giữ vai trò quyết định, còn nhiệm vụ bảo vệ đất nước chỉ quan trọng khi đất nước còn đang trong thời kì chiến tranh. Ý kiến của bạn Nam đúng hay sai ? Tại sao ? Theo em, thanh niên học sinh cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc?

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)

1B 2A 3B 4D 5A 6C 7A 8C

II. PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)

Câu 9 (4.0 điểm) Em hãy trả lời những câu hỏi sau

1. Tại sao nên tránh việc yêu đương quá sớm?

2. Vì sao không nên quan hệ tình dục sớm hoặc quan hệ tình dục trước hôn nhân?

3. Hãy kể tên một số bệnh dễ lan truyền và lây nhiễm qua đường tình dục.

4. Giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình có mối quan hệ với nhau như thế nào?

1. Nên tránh yêu đương sớm vì những lí do như:

– Tâm, sinh lí vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn thiện.

– Chưa thực sự trưởng thành, chín chắn về nhận thức để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, hệ trọng.

– Yêu đương quá sớm dễ dẫn đến quan hệ tình dục sớm sẽ để lại nhiều hậu quả tai hại đối với bản thân, gia đình và xã hội (người bị thiệt thòi nhiều nhất là các bạn nữ).

– Những bạn yêu đương sớm thường sao nhãng việc học tập...

2. Không nên quan hệ tình dục sớm hoặc quan hệ tình dục trước hôn nhân vì việc sinh hoạt tình dục sớm và quan hệ trước hôn nhân với người bạn tình sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm cơ quan sinh dục và nguy cơ này có thể dẫn đến tình trạng hiếm muộn con cái về sau. Ngoài ra, khi có thai ngoài ý muốn, phải đi nạo phá thai, dễ gây vô sinh về sau do tắc vòi trứng hoặc viêm dính buồng tử cung.

3. Những bệnh dễ lan truyền và lây nhiễm qua đường tình dục: viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS, bệnh sùi mào gà, bệnh lậu, bệnh giang mai,...

4. Giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

– Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình.

– Tình yêu là cơ sở nền tảng của hôn nhân và gia đình.

– Hôn nhân làm cho tình yêu đơm hoa, kết trái.

– Gia đình giúp cho tình yêu và hôn nhân trở nên sâu sắc, bền vững và thiêng liêng.

Câu 10 (2.0 điểm) Hãy nêu những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em. Cho ví dụ minh hoạ.

Học sinh có thể nêu một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương các em như sau:

– Do nguồn nước, khí thải và rác thải của một số nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, các chợ, các khu dân cư,... chưa được xử lí theo đúng quy định để bảo vệ môi trường.

– Do sự khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên: khai thác nguồn nước ngầm quá mức ; khai thác cát sạn trên các dòng sông ; phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy; khai thác thuỷ sản bừa bãi theo kiểu tận diệt,...

– Do sự lạm dụng các hoá chất độc hại trong sản xuất như phân bón hoá

học, thuốc trừ sâu,...

– Do những hoá chất, vũ khí, phế liệu còn sót lại từ thời chiến tranh

Học sinh lấy được ví dụ minh họa

Câu 11 (2.0 điểm)

Bạn Nam cho rằng trong điều kiện hiện nay thì nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội mới là quan trọng và giữ vai trò quyết định, còn nhiệm vụ bảo vệ đất nước chỉ quan trọng khi đất nước còn đang trong thời kì chiến tranh. Ý kiến của bạn Nam đúng hay sai ? Tại sao ? Theo em, thanh niên học sinh cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc?

- Ý kiến của bạn Nam là sai, vì hiện nay các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách chống phá, gây rối, làm mất ổn định tình hình chính trị, kinh tế – xã hội của đất nước ta. Chúng vẫn đang tìm mọi cơ hội để gây bạo loạn, lật đổ và can thiệp vũ trang nhằm phá hoại môi trường hoà bình, có những hành vi xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước thì bảo vệ Tổ quốc vẫn phải là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của đất nước và của mỗi công dân.

- Là công dân trẻ tuổi yêu nước, thanh niên học sinh cần phải làm tốt những việc sau:

+ Trung thành với Tổ quốc. Cảnh giác trước mọi âm mưu chống phá của kẻ thù.

+ Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.

+ Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

+ Tích cực tham gia các hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

+ Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Đề số 3

Câu 1. (2 điểm)

Cộng đồng là gì? Nêu vai trò của cộng đồng? Con người có thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng được hay không? Vì sao? Cho ví dụ minh họa.

Câu 2. (2 điểm)

Thế nào là lòng yêu nước? Lòng yêu nước được biểu hiện như thế nào? Là học sinh em sẽ làm gì để thể hiện tinh thần yêu nước của mình?

Câu 3. (3 điểm)

Qua bài học về nhân nghĩa và câu chuyện trên, em hãy nêu cảm nhận về hành động của bé Hải An.

Em đã làm gì để trở thành người sống nhân nghĩa?

Câu 4. (3 điểm)

- Thế nào là một tình yêu chân chính? Nêu các biểu hiện của tình yêu chân chính?

- Điều gì cần tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên? Giải thích? Cho ví dụ chứng minh.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Nêu khái niệm cộng đồng: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó cùng một khối trong sinh hoạt xã hội.0.5đ

- Trả lời không thể sống tách ra khỏi cộng đồng 0.25đ

- Giải thích lí do: nếu sống tách mình ra khỏi cộng đồng thì con người sẽ trở nên cô độc, cuộc sống tẻ nhạt, .... 0.5đ

- Cho ví dụ 0.25đ

Câu 2:

Lòng yêu nước là gì? 0.5đ

- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

- Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện: 1đ

+ Tình cảm gắn bó vớ quê ươ , đất ước. (Hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của mình; khi phải xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc).

+ Tình yêu đối vớ đồng bào, giống nòi, dân tộc. ( Mỗi người dân VN đều cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc).

+ Lòng tự hào dân tộc c í đá . ( Tự hào về con ngưòi, quê hương, đất nước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú).

+ Đo kết, k ê cư ng bất khuất chống giặc ngoại xâm. (Bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ. Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm).

+ Cần cù và sáng tạo tro o động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Thanh niên HS cần phải: 0, đ

+ Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn; học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.

+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.

+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng…

+ Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Câu 3:

- Khái niệm nhân nghĩa 0.5đ

Nhân nghĩa là giá trị đạo đức cơ bản của con người, thể hiện ở tình cảm và hành động cao đẹp của mối quan hệ người với người, giúp cuộc sống con người tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, thêm yêu cuộc sống hơn

- Cảm nhận về hành động của bé Hải An (1đ) đó là bài học về lòng yêu thương, sự sẻ chia về mỗi con người trong cuộc sống, hành động của mẹ và bé Hải An đã lay động hàng triệu trái tim con người Việt Nam,....

- Cảm nhận về ý nghĩa của việc sống nhân nghĩa 0,5đ

- Bản thân đã làm những gì để sống nhân nghĩa? (cho ví dụ cụ thể) 1đ

4. Đề số 4

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ( 8 điểm)

Câu 1: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có

A. nhân phẩm. B. sự tự ái. C. lòng tự trọng. D. danh dự.

Câu 2: Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất

A. của dân tộc Việt Nam.

B. của mọi doanh nghiệp.

C. của mọi người sống trên đất nước Việt Nam.

D. của người lao động.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập?

A. Sống phù hợp với thời đại. B. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người.

C. Sống theo sở thích cá nhân. D. Sống tự do trong xã hội.

Câu 4: Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào?

A. Tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.

B. Chỉ tự nguyện hợp tác khi cần thiết và phải thật bình đẳng thì mới hợp tác.

C. Có lợi cho bản thân là được, không cần biết gây hại cho ai.

D. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.

Câu 5: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình

A. phục vụ lợi ích của Tổ quốc. B. chăm lo cho cuộc sống của gia đình.

C. xây dựng trường lớp sạch đẹp. D. phục vụ cho công việc.

Câu 6: Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là

A. sự hợp tác.

B. gần gũi, thân thiện.

C. hòa nhập.

D. yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

Câu 7: Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?

A. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân.

B. Sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.

C. Nhân ái, thương yêu con người.

D. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Câu 8: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?

A. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối. B. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế.

C. Hôn nhân phải được sự đồng ý của bố mẹ. D. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu.

Câu 9: Pháp luật quy định tuổi kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

A. 21 tuổi. B. 19 tuổi . C. 20 tuổi . D. 18 tuổi .

Câu 10: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là gì?

A. Tình yêu. B. Tình bạn. C. Tình đồng đội. D. Tình đồng hương.

Câu 11: Việc nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người?

A. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. B. Tôn trọng người yêu.

C. Tặng quà cho người yêu. D. Yêu nhau vì lợi ích.

Câu 12: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của nhân nghĩa?

A. Yêu ghét rõ ràng.

B. Luôn nhường nhịn trong cuộc sống.

C. Không cố chấp với người có lỗi lầm, biết hối cải.

D. Luôn chung sức cùng mọi người làm việc.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản?

A. Không vui với việc làm từ thiện của người khác.

B. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.

C. Lễ phép với thầy cô.

D. Chào hỏi người lớn tuổi.

Câu 14: Cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống được gọi là gì?

A. Gia đình. B. Khu dân cư. C. Làng xã. D. Dòng họ.

Câu 15: Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?

A. Yêu thích ngoại ngữ. B. Yêu thích tham quan, du lịch.

C. Yêu quê hương, đất nước. D. Yêu công việc đang làm.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?

A. Giúp người già neo đơn.

B. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc.

C. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản của người khác.

D. Vứt rác bừa bãi.

Câu 17: Nguyễn Thị L. sinh ngày 23 tháng 5 năm 2000, đã nghỉ học và hiện không có việc làm, gia đình L dự kiến sẽ tổ chức lễ cưới cho L ngày 20 tháng 5 năm 2018 với H - hàng xóm nhà L. Vậy trước lễ cưới, L có thể đăng kí kết hôn không? Vì sao?

A. Không. Vì L chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn.

B. Không. Vì L chưa có việc làm ổn định.

C. Được. Vì L đã đủ tuổi đăng kí kết hôn.

D. Được. Vì hiện nay giới trẻ được tự do yêu đương.

Câu 18: Lòng yêu của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Lòng tự hào dân tộc chính đáng. B. Cần cù và sáng tạo trong lao động.

C. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. D. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác.

Câu 19: A là người hay tự ái, người hay tự ái thường có những phản ứng nào dưới đây?

A. Thiếu sáng suốt và dễ nổi cáu. B. Thiếu sáng suốt và và dễ rơi vào sai lầm.

C. Nôn nóng và đốt cháy giai đoạn. D. Tự tin và sôi nổi.

Câu 20: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính

A. cưỡng chế. B. tự nguyện. C. áp đặt. D. bắt buộc.

Câu 21: Câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của nội dung nào dưới đây?

A. Phong tục, tập quán. B. Tín ngưỡng.

C. Lễ nghĩa, đạo đức. D. Tình cảm.

Môn: GDCD – Khối 10 Trang 3/4 - Mã đề thi 132

Câu 22: Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh

C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Nói xấu anh C với mọi người. B. Quay clip và tung lên mạng xã hội.

C. Cùng mọi người khuyên nhủ anh C. D. Lờ đi vì không phải việc của mình.

Câu 23: K tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?

A. Nhân nghĩa. B. Nhân đạo. C. Biết ơn. D. Định hướng.

Câu 24: N hay giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước, đây là việc làm thể hiện phẩm chất đạo

đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng?

A. Trách nhiệm. B. Nhân nghĩa. C. Hợp tác. D. Hòa nhập.

Câu 25: Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là gì?

A. Nhân phẩm. B. Lương tâm. C. Danh dự. D. Nghĩa vụ.

Câu 26: Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta?

A. Trai năm thê bảy thiếp. B. Môn đăng hộ đối.

C. Tình chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời. D. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

Câu 27: Thấy N chép bài kiểm tra của bạn, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn.

B. Báo giáo viên bộ môn.

C. Nhắc nhở bạn không nên chép bài người khác.

D. Im lặng để bạn chép bài.

Câu 28: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là gì?

A. Tập thể. B. Cộng đồng. C. Làng xóm. D. Dân cư.

Câu 29: Sức mạnh của truyền thống yêu nước của dân ta được Bác ví như

A. một cơn gió. B. một cơn mưa. C. một âm thanh. D. một làn sóng.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN ( 2 điểm)

Câu 1: Biểu hiện của lòng nhân nghĩa? ( 1 điểm)

Câu 2: Hiện nay một số gia đình vẫn có quan niệm về tình yêu, hôn nhân như “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, “Môn đăng hộ đối” “Áo mặc sao qua khỏi đầu”. Em có nhận xét, đánh giá gì về các quan niệm trên? ( 1 điểm)

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN

1 C 2 A 3 B 4 D 5 A 6 D 7 A 8 D 9 D 10 A 11 D 12 C 13 B 14 A 15 C16 B 17 A 18 D 19B 20B 21C 22C 23A 24B 25B 26C 27C 28B 29D 30D 31C 32A

5. Đề số 5

Câu 1 (3.0 điểm): Nhân nghĩa được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam? Theo em, nhân nghĩa có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người?

Câu 2 (3.0 điểm):

a. Lòng yêu nước được biểu hiện ở những khía cạnh nào?

b. “Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoa HD981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam” Nêu quan điểm của bản thân về sự kiện trên?

Câu 3 (4.0 điểm):

a. Trình bày hậu quả của bùng nổ dân số?

b. Đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, em hãy đề xuất một số biện pháp để giải quyết vấn đề này?

ĐÁP ÁN

Câu 1 (3.0 điểm):

- Nhân nghĩa được biểu hiện ở lòng nhân ái; yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; biết đùm bọc, nhường

nhịn lẫn nhau; sống vi tha, bao dung, độ lượng ... (1.0 điểm).

- Nhân nghĩa gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng thêm gần gũi. Giúp cho cuộc sống của mỗi người trở lên tốt đẹp hơn, con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn (2.0 điểm)

Câu 2 (3.0 điểm):

a. Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ Tổ quốc (0.5 điểm)

- Nguồn gốc của lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, gần gũi:

+ Yêu gia đình, yêu người thân (0.5 điểm).

+ Yêu nơi mình sinh ra và lớn lên (0.5 điểm).

+ Yêu thành quả lao động do mình tạo ra (0.5 điểm).

b. HS nêu nhận xét về vấn đề này, cần khái quát được các ý sau:

- Đây là hành động hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền quần đảo Trường Sa – Hoàng

Sa của Việt Nam, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (0.5 điểm)

- Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng Luật pháp quốc tế và trái với tuyên bố về tinh thần ứng xử giữa các bên DOC....... (0.5 điểm)

Câu 3 (4.0 điểm):

a. HS cần nêu được: Hậu quả của bùng nổ dân số (2.0 điểm)

- Mất cân bằng tự nhiên và xã hội.

- Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

- Ô nhiễm môi trường.

- Kinh tế nghèo nàn, nạn thất nghiệp.

- Thất học, mù chữ.

- Suy thoái giống nòi.

- Tệ nạn xã hội gia tăng.

- Dịch bệnh nguy hiểm.

b. HS vận dụng hiểu biết của mình để đề ra các biện pháp. Có thể nêu được một số biện pháp như:

- Về phía nhà nước (1.0 điểm)

+ Có những biện pháp xử lí nghiêm minh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ma túy, mại dâm ... vì đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

+ Xây dựng chặt chẽ hơn về những quy định trong việc quản lí và giám sát các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; ma túy, mại dâm ........

- Về phía công dân (1.0 điểm)

+ Tuyên truyền vận động moi người tích cực rèn luyện thân thể, luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, lựa chọn thực phẩm sạch.

+ Phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm về môi trường và vệ sinh thực phẩm., ma túy, mại dâm ....

+ Có lối sống lành mạnh, tránh xa những thú vui xa xỉ, các tệ nạn xã hội

+ HS – thanh niên cần tích cực học tập, rèn luyện đạo đức lí tưởng, nâng cao hiểu biết xã hội ....

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Hai Bà Trưng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?