Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa lí 10 năm 2021 - Trường THPT Lam Hồng có đáp án

TRƯỜNG THPT LAM HỒNG

KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 10

NĂM HỌC: 2020-2021

Bài kiểm tra: Khoa học xã hội ; Môn: Địa lí

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

1. ĐỀ 1:

I.   Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Công nghiệp được chia làm hai nhóm công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B)  dựa vào

A. tính chất và đặc điểm.  

B. công dụng kinh tế của sản phẩm.         

C. trình độ phát triển.

D. lịch sử phát triển của các ngành.

Câu 2. Công nghiệp dệt - may thuộc nhóm ngành

A. công nghiệp nặng.   

B. công nghiệp vật liệu.  

C. công nghiệp nhẹ.   

D. công nghiệp chế biến.

Câu 3. Các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì

A. đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa.

B. đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

C. phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển.

D. sự phân công lao động quốc tế.

Câu 4. Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỷ trọng cao nhất là

A. nhiệt điện.           

C. thủy điện.             

B. điện nguyên tử.               

D. điện từ gió.

Câu 5. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là

A. đường sá và xe cộ.   

B. sự chuyên chở người và hàng hóa.

C. đường sá và phương tiện

D. sự tiện nghi và an toàn cho người và hàng hóa.

Câu 6. “Công nghiệp không khói” dùng để chỉ ngành

A. công nghiệp điện tử - tin học.

B. du lịch. 

C. dịch vụ. 

D. thương mại.

Câu 7. Kênh đào Pa-na-ma nối liền

A. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.   

B. Bắc Băng Dương với Thái Bình Dương.

C. Địa Trung Hải với Hồng Hải.                

D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 8. Phần lớn các cảng biển đều nằm ở Đại Tây Dương vì

A. có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển.

B. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Tây Âu và Nhật Bản.

C. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

D. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Châu Âu và Bắc Mĩ.

II.  Tự luận (8 điểm)

Câu 9. Trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên đến sự phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải. Lấy ví dụ.

Câu 10. Dựa vào bảng số liêu:

Giá trị xuất và nhập khẩu hàng hóa của một số nước, năm 2004

(Đơn vị: tỉ USD)

Nước

Giá trị

Hoa Kì

Đức

Nhật Bản

Anh

Xuất khẩu

819,0

914,8

565,6

345,6

Nhập khẩu

1526,4

717,5

454,5

462,0

b. Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét về giá trị xuất, nhập khẩu và cán cân xuất nhập của các nước, năm 2004.a. Vẽ biểu đồ cột ghép so sánh giá trị xuất khẩu với nhập khẩu của các nước, năm 2004.

ĐÁP ÁN

I.   Trắc nghiệm (2 điểm)

1

2

3

4

5

B

C

C

A

B

6

7

8

 

 

B

D

D

 

II.  Tự luận (8 điểm)

Câu 9.

1. Trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải.

- Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường.

- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt thuận tiện.

- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất, dịch vụ và dân cư.

- Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở các vùng núi xa xôi.

- Củng cố tính thống nhất của nền KT, tăng cường sức mạnh quốc phòng.

- Giao lưu kinh tế với các nước.

2. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên đến sự phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải. Lấy ví dụ.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Vị trí địa lí quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình vận tải.

Ví dụ: Nhật, Anh 4 mặt đều giáp biển nên giao thông vận tải đường biển có vị trí quan trọng, vùng băng giá dùng xe trượt tuyết,...

+ Địa hình: ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.

Ví dụ: Qua núi phải xây dựng hầm - đèo, qua sông phải làm cầu,...

- Khí hậu, thời tiết: ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.

Ví dụ: mùa lũ gây khó khăn cho đường ô tô, đường sắt; sương mù máy bay không hoạt động được,...

- Sông ngòi: ảnh hưởng đến vận tải đường sông, chi phí cầu đường.

Ví dụ: Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc nên có rất nhiều các cây cầu: cầu Trường Tiền, cầu Long Biên, cầu Nhật Tân,...

Câu 10.

1. 

Biểu đồ cột ghép 2 giá trị.

Vẽ biểu đồ khác không cho điểm.

Yêu cầu: vẽ chính xác; rõ ràng, sạch, đẹp; ghi đủ các nội dung: số liệu, ký hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, nước. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm)

2. 

- Giá trị xuất khẩu giữa các nước có sự chênh lệch (dẫn chứng).

- Giá trị nhập khẩu giữa các nước có sự chênh lệch (dẫn chứng).

- Hoa Kì và Anh có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu nên cán cân âm (dẫn chứng).

- Đức và Nhật Bản có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nên cán cân dương (dẫn chứng).

2. ĐỀ 2:

I.   PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sản xuất công nghiêp

A. bao gồm hai giai đoạn.

B. có tính tập trung cao độ.

C. phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

D. bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Câu 2: Ngành công nghiệp điện tử - tin học có ưu điểm

A. thời gian xây dựng tương đối ngắn.

B. thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng.

C. thời gian hoàn vốn nhanh.

D. không tiêu thụ nhiều kim loại.

Câu 3: Ngành công nghiệp thực phẩm có vai trò

A. đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn, uống.

B. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới.

C. giải quyết về nhu cầu may mặc, sinh hoạt của con người.

D. là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

Câu 4: Là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia

A. công nghiệp điện tử - tin học.

B. công nghiệp năng lượng.

C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. công nghiệp thực phẩm.

Câu 5: Khoáng sản được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia

A. dầu .    

B. than.    

C. sắt.           

D.đồng.

Câu 6: Là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới

A. Châu Phi.         

B. Trung Đông.      

C. Bắc Mĩ.    

D. Mĩ Latinh.

Câu 7: Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

A. thịt, cá hộp và đông lạnh.

B. Sành - sứ - thủy tinh.

C. da giày.

D. dệt may.

Câu 8: Quốc gia có ngành dệt - may phát triển nhất trên thế giới là

A. LB Nga.     

B. Trung Quốc.     

C. Việt Nam.        

D. Hoa Kì.

Câu 9: Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thật của mọi quốc gia trên thế giới là ngành

A. công nghiệp năng lượng

B. công nghiệp điện tử - tin học.

C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. công nghiệp thực phẩm.

Câu 10: Quốc gia có tổng sản lượng điện > 3000 (tỉ kW.h/năm)

A. Trung Quốc.       

B. LB Nga.        

C. Việt Nam.         

D. Hoa Kì.

Câu 11: Ngành dệt - may được phân bố rộng rãi ở nhiều nước vì

A. nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú.

B. không chiếm diện tích rộng

C. tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

D. góp phần cải thiện đời sống.

Câu 12: Đặc điểm của trung tâm công nghiệp

A. đồng nhất với một điểm dân cư.

B. khu vực có ranh giới rõ ràng.

C. gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi

D. vùng lãnh thổ rộng lớn.

Câu 13: Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu là của hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiêp

A. điểm công nghiệp.   

B. khu công nghiệp tập trung.

C. trung tâm công nghiệp.   

D. vùng công nghiệp.

Câu 14: Là một trong các phân ngành của ngành công nghiệp điện tử - tin học

A. nhựa. 

B. máy tính.   

C. khai thác than .

D. rau quả sấy và đóng hộp.

Câu 15: Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI, THỜI    KÌ 1970 - 2003

(Đơn vị: %)

Năm

1970

1980

1990

2003

Than

100

128

115

180

Dầu mỏ

100

131

142

167

Điện

100

166

238

299

Thép

100

114

129

146

Nhận định nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1970 - 2003.

A. điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

B. tốc độ tăng trưởng của thép thấp hơn so với điện.

C. tốc độ tăng trưởng của than tăng liên tục.

D. tốc độ của dầu mỏ tăng liên tục và tăng cao hơn so với thép.

Câu 16: Điện là sản phẩm của ngành:

A. công nghiệp điện tử - tin học.

B. công nghiệp năng lượng.

C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. công nghiệp thực phẩm.

Câu 17: Quốc gia có số dân đông nhất hiện nay trên thế giới là:

A. Trung Quốc

B. Việt Nam.   

C. Hoa Kì.   

D. LB Nga.

Câu 18: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA PHÁP NĂM 2000

NƯỚC

Chia ra (%)

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

PHÁP

5,1

27,8

67,1

Theo em, biểu đồ thích hợp là:

A. đường.             B. miền. 

C. cột.                 D. tròn.

Câu 19: Đồng nhất với một điểm dân cư là của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

A. điểm công nghiệp.     

B. khu công nghiệp tập trung.

C. trung tâm công nghiệp.     

D. vùng công nghiệp.

Câu 20: Với ưu điểm “đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh...” là của ngành:

A. công nghiệp năng lượng.

B. công nghiệp điện tử-tin học.

C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. công nghiệp thực phẩm.

Câu 21: Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học, dược phẩm là vai trò của ngành

A. khai thác than.

B. khai thác dầu.

C. công nghiệp điện lưc.

D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 22: Khu vực có mật độ dân số 4người/km2:

A. Đông Nam Á. 

B.Tây Âu.

C. Châu Đại Dương.

D. Ca-ri-bê.

Câu 23: Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa tới phát triển kinh tế- xã hội và môi trường

A. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

B. thay đổi phân bố dân cư và lao động.

C. thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân.

D. nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển.

Câu 24: Đây không phải là vai trò của công nghiệp

A. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới .

B. thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế.

C. tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

ĐÁP ÁN

I.   PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

1

2

3

4

5

C

D

A

B

A

6

7

8

9

10

B

A

B

B

D

11

12

13

14

15

A

C

B

B

C

16

17

18

19

20

B

A

D

A

C

21

22

23

24

 

A

C

D

D

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3:

I.  Trắc nghiệm (20 câu x 0,25 điểm = 5 điểm)

Câu 1: Quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất hiện nay là:

A. Việt Nam                 B. Trung Quốc

C. Hàn Quốc                D. Ấn Độ

Câu 2: Đâu là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản nhất?

A. Than đá                   B. Sức nước

C. Dầu khí                    D. Củi, gỗ

Câu 3: Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là:

A. Bắc Phi                    B. Trung Đông

C. Nam Mỹ                  D. Bắc Mỹ

Câu 4: Sử dụng có hiệu quả những thành thành tựu của khoa học – kỉ thuật là ưu điểm của ngành vận tại nào?

A. Đường sắt                  B. Đường biển

C. Đường hàng không     D. Đường sông

Câu 5: Châu lục có tỉ lệ buôn bán trong nội vùng lớn nhất là:

A. Châu Phi                  B. Châu Âu

C. Châu Mĩ                   D. Châu Á

Câu 6: Số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển là:

A. Khối lượng vận chuyển     

B. Khối lượng luân chuyển

C. Cự li vận chuyển trung bình   

D. A và B đúng

Câu 7: Kênh đào Xuy-ê nối giữa:

A. Biển Đen và Thái Bình Dương     

B. Biển Đỏ và Địa Trung Hải

C. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương   

D. Biển Đen và biển Đỏ

Câu 8: Quốc gia có tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu lớn nhất thế giới năm 2004 là:

A. Bru-nây                    B. Trung Quốc   

C. Nhật Bản                  D. Hoa Kỳ

Câu 9: Cơ cấu ngành dịch vụ có thể được chia thành mấy nhóm:

A. 1                               B. 2

C. 3                               D. 4

Câu 10: Quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng đến

A. Mạng lưới ngành dịch vụ   

B. Nhịp độ phát triển ngành dịch vụ

C. Cơ cầu ngành dịch vụ     

D. B và C đúng

Câu 11: Nhờ đặc điểm nào mà đường ô tô có khả năng cạnh tranh cao hơn với đường sắt:

A. rẻ                            B. Chở nhiều 

C. Cơ động                   D. A và C đúng

Câu 12: Khi cung vượt cầu thì giá cả trên thị trường sẽ:

A. giảm                         B. tăng

C. không đổi                  D. vừa giảm – tăng

Câu 13: Nhân tố ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ:

A. Quy mô và cơ cấu dân số

B. Truyền thống văn hóa và phong tục tập quán

C. Mức sống và thu nhập của người dân   

D. Di tích lịch sử

Câu 14: Vùng sông nước thì loại hình hoạt động nào phổ biến nhất:

A. lạc đà                        B. Tàu thủy

C. xe thủy                      D. máy bay

Câu 15: Vùng hoang mạc thì loại hình hoạt động nào phổ biến nhất:

A. lạc đà                        B. Tàu thủy 

C. xe thủy                      D. máy bay

Câu 16: Quốc gia có mạng lưới đường ống dài nhất trên thế giới:

A. Hoa Kỳ                       B. Nga   

C. Anh                            D. Pháp

Câu 17: Đâu là nhược điểm của ngành vận tải đường sông:

A. chở năng                    B. Ô nhiễm   

C. đi chậm                      D. chi phí cao

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức tổ chức khu công nghiệp tập trung?

A. Có ranh giới rõ ràng     

B. Có dịch vụ hỗ trợ sản xuất

C. Tập trung nhiều xí nghiệp     

D. Tập trung nhiều dân cư

Câu 19: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp thường đồng nhất với một điểm dân cư là:

A. Điểm công nghiệp         

B. Khu công nghiệp

C. Trung tâm công nghiệp

D. Vùng công nghiệp

Câu 20: Ngành công nghiệp điện tử – tin học thay đổi nhanh chóng do:

A. Vốn đầu tư lớn         

B. Tiến bộ của khoa học công nghệ

C. Nguồn lao động dư thừa   

D. Thị trường tiêu thụ lớn

ĐÁP ÁN

I.  Trắc nghiệm (20 câu x 0,25 điểm = 5 điểm)

1

2

3

4

5

B

A

B

C

B

6

7

8

9

10

A

B

D

C

D

11

12

13

14

15

C

A

B

B

A

16

17

18

19

20

A

C

D

A

B

{-- Còn tiếp--}

4. ĐỀ 4:

Câu 1: Điểm công nghiệp được hiểu là :

A. Khu vực công nghiệp tập trung gắn liền với các đô thị

B. Một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp

C. Một điểm dân cư với một hoặc hai xí nghiệp công nghiệp

D. Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp

Câu 2: Để đánh giá hoạt động của ngành giao thông vận tải, thường dựa vào:

A. Trình độ hiện đại của các phương tiện và đường sá

B. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển

C. Số lượng phương tiện của tất cả các ngành giao thông vận tải

D. Tổng chiều dài các loại đường

Câu 3: Các nước có ngành dệt may phát triển nhất thế giới là:

A. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì.

B. Anh, Pháp, Việt Nam

C. Braxin, Liên Bang Nga, Ý

D. Nhật  Bản, Hàn  Quốc, Việt Nam

Câu 4: Ngành công nghiệp nào sau đây không nằm trong cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm?

A. Đường mía          B. Nhựa

C. Muối                  D. Xay xát 

Câu 5: Các hình thức thể hiện sự phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ trong sản xuất công nghiệp là:

A. Chi tiết hóa, chuyên môn hóa, liên hợp hóa

B. Chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa

C. Liên hợp hóa, đa dạng hóa, chi tiết hóa

D. Đa dạng hóa, hợp tác hóa, chuyên môn hóa

Câu 6: Hai quốc gia có sản lượng than đá được khai thác nhiều nhất là:

A. Pháp, Anh   

B. Hoa Kì, Trung Quốc

C. Nga, Ấn Độ   

D. Ba Lan, Ấn Độ

Câu 7: Sự phát triển cuả ngành công nghiệp hoá chất đã tạo điều kiện sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được tiết kiệm và hợp lí hơn vì:

A. Có thể sản xuất được nhiều sản phẩm mới chưa từng có trong tự nhiên

B. Có khả năng tận dụng được những phế liệu của các ngành khác

C. Nguồn nguyên liệu cho ngành hoá chất rất đa dạng

D. Sản phẩm của ngành hoá chất rất đa dạng

Câu 8: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn là:

A. Khu công nghiệp tập trung   

B. Điểm công nghiệp

C. Vùng công nghiệp.     

D. Trung tâm công nghiệp

Câu 9: Nguyên liệu của ngành công nghiệp dệt may phong phú như:

A. Bông, lông cừu, lanh, tơ tằm

B. Tơ tằm, bông, sợi hóa học, chất dẻo

C. Tơ sợi tổng hợp, chất dẻo, lanh, bông tằm

D. Len nhân tạo, cao su, bông, tơ

Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây được xem là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ?

A. Hóa chất       

B. Cơ khí

C. Điện tử - tin học

D. Năng lượng

Câu 11: Sản phẩm nào dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, ngành luyện kim đen đồng thời là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất?

A. Sắt                      B. Khí đốt

C. Dầu mỏ               D. Than 

Câu 12: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa là:

A. Vùng công nghiệp     

B. Điểm công nghiệp

C. Trung tâm công nghiệp     

D. Khu công nghiệp tập trung

Câu 13: Hai quốc gia có sản lượng khai thác dầu nhiều nhất là:

A.  Ảrập Xêut và Hoa Kì     

B. Liên Bang Nga và Ảrập Xêut

C. Trung Quốc và Liên Bang Nga

D. Hoa Kì và Liên Bang Nga

Câu 14: Sản phẩm của ngành cơ khí tiêu dùng gồm:

A. Máy dệt, máy xay sát   

B. Máy giặt, máy tiện nhỏ

C. Máy giặt, máy phát điện loại

D. Máy bơm, ca nô

Câu 15: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất?

A. Vùng công nghiệp           

B. Điểm công nghiệp

C. Trung tâm công nghiệp   

D. Khu công nghiệp tập trung

Câu 16: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với:

A. Vùng sản xuất nguyên liệu   

B. Điểm công nghiệp

C. Phân bố dân cư     

D. Trung tâm công nghiệp.

Câu 17: Đặc điểm của ngành công nghiệp nặng là:

A.   Phải có vốn và quy mô sản xuất lớn

B.   Thường phải gắn liền với nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ.

C.   Phải tập trung nhiều ở thành phố lớn vì cần nhiều lao động

D.   Sản xuất với số lượng lớn để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của con người

Câu 18: Nhóm nước có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 60% trong cơ cấu GDP là:

A. Nhóm nước đang phát triển   

B.   Nhóm nước công nghiệp mới (NICs)

 C. Nhóm nước phát triển và công nghiệp mới (NICs)

D. Nhóm nước phát triển

Câu 19: Đặc điểm của sản xuất công nghiệp là

A.   Làm thay đổi sự phân công lao động

B.   Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ

C.   Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội

D.   Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác

Câu 20: Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện với nước, không cần diện tích rộng nhưng cần nguồn lao động trẻ có chuyên môn cao, đó là ngành công nghiệp:

A. Luyện kim màu   

B. Điện tử - tin học

C. Hoá chất       

D. Cơ khí

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

B

A

B

B

6

7

8

9

10

B

B

D

A

C

11

12

13

14

15

D

D

B

C

B

16

17

18

19

20

C

A

D

B

B

{-- Còn tiếp--}

5. ĐỀ 5:

Câu 1: (3 điểm)

Trình bày đặc điểm của công nghiệp. Tại sao sản xuất công nghiệp không có tính mùa vụ như sản xuất nông nghiệp?

Câu 2: (4 điểm)

1. So sánh ngành vận tải đường sắt và đường ô tô (ưu điểm, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố).

2. Nêu những hạn chế của ngành giao thông vận tải đường ô tô của nước ta hiện nay. Đề xuất các giải pháp khắc phục.

Câu 3: (3 điểm)

Cho bảng: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một số nước, năm 2004

(Đơn vị: tỉ USD)

Nước

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Hoa Kì

819,0

1526,4

CHLB Đức

914,8

717,5

Nhật Bản

565,6

454,5

Trung Quốc (cả Hồng Kông)

858,9

834,4


1. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của một số nước năm 2004

2. Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của một số nước năm 2004.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

* Đặc điểm của công nghiệp

- Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn

+ Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động → nguyên liệu

+ Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu→ tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng

- Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: Tập trung tư liệu sản xuất, tập trung nhân công, sản phẩm

- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

* Sản xuất công nghiệp không có tính mùa vụ như sản xuất nông nghiệp vì:

- Đối tượng của SXCN là các nguyên vật liệu, không đòi hỏi phụ thuộc và tự nhiên như sản xuất nông nghiệp

- SXCN ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên SX không bị gián đoạn

- Các giai đoạn không theo trình tự bắt buộc như trong sản xuất nông nghiệp

Câu 2.

1.    So sánh ưu, nhược điểm của đường sắt và đường ô tô

a.    Đường sắt

* Đặc điểm

Ưu điểm:

+ Chở được hàng nặng, đi xa.

+ Tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.

- Nhược điểm: Chỉ hoạt động trên các tuyến đường ray cố định, phí đầu tư lớn.

* Tình hình phát triển

+ Tổng chiều dài là 1,2 triệu km

+ Đổi mới về sức kéo (đầu máy chạy bằng hơi nước→ đầu máy chạy bằng điêzen→ chạy bằng điện→ tàu chạy trên đệm từ)

+ Đổi mới về toa xe: mức độ tiện nghi ngày càng cao…

+ Đổi mới về đường ray: rộng hơn .

* Phân bố

Châu Âu, Đông Bắc Hoa Kì, phản ánh sự phân bố công nghiệp.

b. Đường ô tô

* Đặc điểm

- Ưu điểm:

+ Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.

+ Hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.

+ Phối hợp được với các phương tiện vận tải khác.

- Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, tai nạn giao thông,...

* Tình hình phát triển

+ Thế giới có khoảng 700 triệu đầu xe

+ Phương tiện, hệ thống đường ngày càng hiện đại.

* Phân bố

Bắc Mĩ, Tây Âu, Ôxtrâylia, Nhật Bản…

2. Hạn chế của ngành giao thông vận tải đường ô tô của nước ta  hiện nay và đề  xuất các giải pháp  khắc phục ( HS đưa đề xuất theo ý hiểu của các em)

- Ùn tắc giao thông -> Phát triển giao thông công cộng, phát triển các loại hình giao thông khác để giảm gánh nặng cho đường bộ, nâng cấp đường…

- Tai nạn -> Nâng cấp các tuyến đường quốc lộ đã xuống cấp. Có chế tài đủ mạnh để người dân có ý thức tham gia giao thông..

- Ô nhiễm môi trường -> Kiểm tra các xe đã quá thời hạn sử dụng, phát triển giao thông công cộng

- Tốn nhiên liệu -> Nghiên cứu, phát triển các loại xe tốn ít nhiên 

liệu và ít khí thải…

Câu 3.

1. Vẽ biểu đồ

Vẽ biểu đồ cột nhóm

- Chính xác

- Khoa học

- Thẩm mĩ

( Thiếu số liệu, tên biểu đồ, chú giải - trừ 0,25 điểm/ lỗi)

2. Nhận xét

- Các nước có giá trị xuất nhập khẩu lớn và không giống nhau, Hoa Kì là nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất, thứ 2 là Trung Quốc, thứ 3 là CHLB Ðức…

- Cán cân xuất nhập khẩu là khác nhau:

+ Hoa Kì là nước nhập siêu: CCTM = -707,4

+ CHLB Ðức nước xuất siêu: CCTM = +197,3

+ Nhật Bản nước xuất siêu: CCTM = +111,0

+ Trung Quốc (cả Hồng Kông) nước xuất siêu: CCTM= + 24,5 

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa lí 10 năm 2021 - Trường THPT Lam Hồng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể tham gia làm bài online tại đây:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?