TRƯỜNG THPT PHONG PHÚ | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 11 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Chính sách “bế qua tỏa cảng” của triều Nguyễn ở thế kỉ XIX thực chất là
A. Cấm người nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam.
B. Nghiêm cấm thương nhân buôn bán với nước ngoài.
C. Không giao thương với thương nhân phương Tây.
D. Nghiêm cấm các hoạt động buôn bán, trao đổi.
Câu 2. Sau cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại (năm 1885), Tôn Thất Thuyết đã làm gì
A. Tiếp tục củng cố và xây dựng hệ thống sơn phòng ở phía tây Trung Kì.
B. Bổ sung vũ khí, đạn dược và lực lượng chiến đấu để chuẩn bị đánh Pháp.
C. Đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành rồi chạy ra sơn phòng Hà Tĩnh.
D. Đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở.
Câu 3. Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chuyển từ phòng thủ sang tiến công là
A. Trận Béclin B. Trận Mátxcơva. C. Trận Xtalingrát. D. Trận Cuốcxcơ.
Câu 4. Ngày 20- 11- 1873, thực dân Pháp đã có hành động quân sự tại Bắc Kì là
A. Quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất.
B. Quân Pháp gây ra vụ thảm sát tại thành Hà Nội.
C. Quân Pháp tiến hành cuộc phản công tại Cầu Giấy
D. Pháp đưa quân ra Bắc để giải quyết “vụ Đuy-puy”.
Câu 5. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Dân nghèo.
Câu 6. Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là
A. Mất thành Vĩnh Long nếu triều Nguyễn không đảm bảo an ninh cho Pháp.
B. Triều đình nhà Nguyễn phải bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp.
C. Mở ba cửa biển(Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
D. Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
Câu 7. Thái độ của thực dân Pháp sau trận Cầu Giấy năm 1883 so với sau trận Cầu Giấy năm 1873
A. Thực dân Pháp quyết định mở rộng xâm lược ra khắp Bắc Kì.
B. Thực dân Pháp càng củng cố dã tâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
C. Thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.
D. Thực dân Pháp chuyển từ lối đánh nhanh sang lối đánh chắc
Câu 8. Ý nào KHÔNG phản ánh đúng nguyên nhân làm chống phong trào chống Pháp ở Việt Nam thất bại ?
A. Tương quan lực lượng quá chênh lệch không có lợi cho nhân dân ta.
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp thiếu sự liên kết, thống nhất.
C. Triều Nguyễn từng bước đầu hàng Pháp, ngăn không cho dân đánh .
D. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo.
Câu 9. Thành Gia Định của ta hai lần(1859, 1861) thất thủ đều do một nguyên nhân đó là
A. Quân ta không chủ trương giữ thành Gia Định vì không đủ lực lượng.
B. Quân ta chọn cách phòng thủ, không chủ động tiến công khi có cơ hội.
C. Lực lượng quân ta ở Gia Định quá yếu, vũ khí trang bị thô sơ lạc hậu
D. Quân Pháp quá mạnh vì được trang bị vũ khí phá thành hiện đại
Câu 10. Vì sao quân triều Nguyễn nhanh chóng thất bại tại thành Hà Nội năm 1873 ?
A. Quân triều Nguyễn tiến hành phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với dân đánh giặc.
B. Trước sức mạnh của vũ khí tấn công từ tàu chiến của quân thực dân Pháp, triều đình đã đầu hàng.
C. Triều đình nhà Nguyễn chỉ mãi lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân khắp cả nước.
D. Quân đội triều đình nhà Nguyễn chống cự một cách yếu ớt trước sự tấn công ào ạt của quân Pháp.
Câu 11. Đánh giá chung nhất về cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn (nếu có) và nhân dân ta là
A. Đều chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
B. Vũ khí lạc hậu, cách đánh theo lối truyền thống.
C. Kết quả tất cả đều bị thất bại và đều bị diệt vong.
D. Mong muốn bảo vệ nhân dân, độc lập dân tộc
Câu 12. Lực lượng trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Nhân dân các thuộc địa trên thế giới
B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.
C. Nhân dân lao động ở các nước phát xít.
D. Ba cường quốc Liên Xô- Mĩ- Anh.
Câu 13. Việc Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện(15-8-1945) có ý nghĩa quang trọng như thế nào ?
A. Các nước thuộc địa của Nhật Bản giàng được độc lập.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.
C. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.
D. Khẳng định sức mạnh quân sự của Liên Xô và Hoa Kì.
Câu 14. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918- 1939 là lực lượng nào ?
A. Công hội New Đêli B. Tổ chức công đoàn.
C. Đảng Quốc đại. D. Đảng Cộng sản.
Câu 15. Nguyên nhân chính, quân Pháp- Tây Ban Nha chọn Đà Nẵng là nơi tấn công xâm lược đầu tiên (1858) là
A. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ quân sự và cắt đôi nước ta.
B. Đà Nẵng có cảng nước sâu, giáo dân ủng hộ quân Pháp.
C. Kết thúc nhanh chóng xâm lược và đặt ách đô hộ nước ta.
D. Từ Đà Nẵng tấn công Huế và buộc triều Nguyễn đầu hàng.
Câu 16. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào dân tộc ở Đông Nam Á (1919- 1939) diễn ra
A. Diễn ra với hình thức bí mật. B. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt.
C. Diễn ra với hình thức hợp pháp. D. Dưới hình thức bất hợp pháp.
Câu 17. Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là
A. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn.
B. Hưởng ứng chiếu Cần vương do Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ban bố.
C. Chống cả thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn làm tay sai cho thực dân Pháp.
D. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc trong phong trào Cần Vương.
Câu 18. Nội dung nào KHÔNG PHẢI là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản. B. Khởi đầu cuộc chiến tranh hạt nhân.
C. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy. D. Khoảng 150 triệu người chết và bị thương.
Câu 19. Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới nữa là
A. Chủ nghĩa xã hội. B. Chủ nghĩa tư bản.
C. Chế độ phong kiến. D. Chủ nghĩa đế quốc
Câu 20. Điểm mới của phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc vào năm 1919
A. Xác định đúng kẻ thù dân tộc là đế quốc và phong kiến.
B. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia phong trào
C. Do học sinh, sinh viên yêu nước và tiến bộ lãnh đạo.
D. Làm suy yếu chính quyền phong kiến Mãn Thanh.
Câu 21. Khối liên minh phát xít (phe “Trục”) trên thế giới ra đời thập kỉ 30 của thế kỉ XX bao gồm các nước
A. Mĩ, Nhật. Nga. B. Đức, Mĩ, Nhật.
C. Đức, Italia, Nhật. D. Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 22. Chiến tranh thế giới thứ hai(1939- 1945) bùng nổ là do mâu thuẫn chủ yếu giữa
A. Các nước phát xít Đức. Italia với các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
B. Các nước đế quốc và các nước đế quốc phát xít với nhau.
C. Các nước phát xít với nước xã hội chủ nước đầu tiên trên thế giới.
D. Các nước đế quốc với nhau và giữa các nước đế quốc với Liên Xô
Câu 23. Sự kiện lịch sử nào đã tác động mạnh mẽ nhất đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau năm 1918.
B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) kết thúc.
D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 24. Trước khi hy sinh, ông nói “ Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”- ông là
A. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Quyền.
C. Nguyễn Hữu Huân. D. Trương Định.
Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào?
A. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa.
B. Vơ vét khoáng sản của thuộc địa.đưa về chính quốc.
C. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội thuộc địa.
D. Hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại thuộc địa.
Câu 26. Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX với lí do chính là
A. Phản ứng trước hành động đầu hàng Pháp của triều đình nhà Nguyễn.
B. Hưởng ứng chiếu Cần vương do Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban bố.
C. Thể hiện tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
D. Chống lại chính sách cướp bóc, bình định của Pháp , bảo vệ cuộc sống.
Câu 27. Điểm giống nhau giữa các nước phát xít sau khi (phe “Trục”) ra đời thập kỉ 30 của thế kỉ XX là
A. Tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược.
B. Đấu tranh cho phong trào hòa bình thế giới của thế giới
C. Mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại khắp thế giới
D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước tất cả nước trên thé giới.
Câu 28. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là
A. Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp.
B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và thiếu sự chỉ huy thống nhất.
C. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ và không đồng nhất về quan điểm.
D. Pháp đã củng cố vị thế của mình và tấn công tiêu diệt phong trào
Câu 29. Điểm chung nhất khi triều Nguyễn đàm phán với Pháp và nuôi hy vọng nhất trước năm 1883 là
A. Thương lượng với Pháp để mong Pháp đình chiến và rút quân về nước
B. Đây chỉ là kế hoãn binh của triều Nguyễn để hạn chế sức mạnh của Pháp.
C. Triều Nguyễn muốn hai nước Việt- Pháp sống trong hòa bình, hữu nghị
D. Nuôi ảo tưởng thu hồi một số vùng đất bằng con đường thương lượng
Câu 30. Ý nào KHÔNG phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Có liên kết với các phong trào khác trong cả nước.
B. Một số chính đảng tư sản ra đời và có ảnh hưởng lớn.
C. Mục tiêu giành độc lập được đề ra rõ ràng.
D. Diễn ra với nhiều hình thức đa dạng phong phú.
Câu 31. Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô- Đức không xâm lược lẫn nhau với Liên Xô vào ngày 23- 8- 1939 ?
A. Đức sợ liên quân Anh, Pháp tiến công sau lưng Đức khi Đức tấn công Liên Xô.
B. Liên Xô không phải là mục tiêu tiên công trước mắt của quân đội phát xít Đức.
C. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại Anh, Pháp, Liên Xô trên cả hai mặt trận.
D. Đức nhận thấy không thể đánh thắng nổi Liên Xô vì tiềm lực của Đức còn hạn chế.
Câu 32. Đặc điểm của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức dân chủ tư sản.
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ duy tân đất nước.
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức cách mạng vô sản.
D. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
Câu 33. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển ?
A. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ.
B. Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực.
C. Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc.
D. Phong trào đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng.
Câu 34. Mở đầu của phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc vào năm 1919 là lực lượng nào ?
A. Binh lính, công nhân. B. Công nhân, nông dân
C. Học sinh, sinh viên. D. Nông dân, tiểu tư sản
Câu 35. Nhận xét đúng nhất của kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai là
A. Làm cho hàng chục triệu người chết và bị thương.
B. Đều diễn ra vào nửa đầu thế kỉ XX và bắt đầu từ châu Âu
C. Nước Đức là nước bại trận và chịu nhiều thiệt hại nhất
D. Địa bàn của chủ nghĩa tư bản trên thế giới bị thu hẹp
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | C | 8 | D | 15 | D | 22 | D | 29 | D |
2 | D | 9 | B | 16 | B | 23 | D | 30 | A |
3 | C | 10 | A | 17 | D | 24 | A | 31 | C |
4 | A | 11 | A | 18 | B | 25 | A | 32 | D |
5 | A | 12 | D | 19 | B | 26 | D | 33 | B |
6 | D | 13 | B | 20 | A | 27 | A | 34 | C |
7 | B | 14 | C | 21 | C | 28 | B | 35 | C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp, triều Nguyễn đã có chủ trương, hành động gì ?
A. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh bên Trung Quốc đem quân sang giúp đỡ lấy lại.
B. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất.
C. Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất vì cho rằng Pháp rồi phải về nước.
D. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long.
Câu 2. Để phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) tại châu Âu, Pháp bắt nước ta đóng góp những
A. Tiền bạc, nhiên liệu, con người và lâm sản. B. Vũ khí, con người, tiền bạc và nông lâm sản.
C. Tiền bạc, nhiên liệu, con người và ô tô, tàu thủy D. Tiền bạc, kim loại, con người và nông lâm sản.
Câu 3. Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, phương thức sản xuất mới được du nhập vào nước ta là
A. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp. B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Phương thức sản xuất phong kiến châu Âu. D. Phương thức sản xuất thực dân châu Âu.
Câu 4. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX là
A. Cứu nước để cứu dân- cứu dân để cứu nước B. Bạo lực vũ trang- cải cách xã hội
C. Quân chủ lập hiến- dân chủ cộng hòa D. Đánh đuổi giặc Pháp- đánh đổ phong kiến
Câu 5. Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì vào thập kỉ 60 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã làm gì ?
A. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược để củng cố lực lượng.
B. Tìm cách mua chuộc triều đình nhà Nguyễn để đặt ách đô hộ ở nước ta
C. Bắtt tay thiết lập bộ máy cai trị và chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì.
D. Tìm cách xoa dịu nhân dân bằng cách để người Việt quản lí công việc.
Câu 6. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm đường cứu nước vào đầu thế kỉ XX ?
A. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta với phương châm “ vào hang cọp để bắt cọp”.
B. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng: nước Pháp nói riêng, châu Âu nói chung
C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.
D. Vì nước Pháp có Đảng Xã hội Pháp là đảng bênh vực và ủng hộ các dân tộc thuộc địa.
Câu 7. Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (trước năm 1897), xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là
A. Địa chủ phong kiến và tư sản B. Địa chủ phong kiến và công nhân.
C. Địa chủ phong kiến, tiểu tư sản D. Địa chủ phong kiến và nông dân.
Câu 8. Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào nào vào đầu thế kỉ XX ?
A. Duy tân B. Bài ngoại. C. Bạo lực. D. Đông du.
Câu 9. Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tiểu nông của Việt Nam bị cản trở phát triển vì
A. Tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún của đa số nông dân thời phong kiến.
B. Quân hệ sản xuất mới: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa ra đời.
C. Kĩ thuật canh tác lạc hậu và canh tác thì “trông trời, trông đất, trông mưa”
D. Gặp phải trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời.
Câu 10. Giữa thế kỉ XIX, ở bên ngoài nước ta lại xuất hiện nguy cơ đe dọa nền độc lập của Việt Nam là
A. Nhật Bản tăng cường các hoạt động về kinh tế gây ảnh hưởng đến Việt Nam
B. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông
C. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực khắp vùng Đông Nam Á.
D. Nhà Thanh ở bên Trung Quốc lăm le xâm lược Việt Nam để mở rộng lãn thổ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | D | 11 | D | 21 | B | 31 | C |
2 | D | 12 | B | 22 | D | 32 | D |
3 | B | 13 | D | 23 | D | 33 | D |
4 | B | 14 | A | 24 | D | 34 | A |
5 | C | 15 | B | 25 | D | 35 | B |
6 | C | 16 | C | 26 | C | 36 | B |
7 | D | 17 | B | 27 | B | 37 | A |
8 | D | 18 | D | 28 | B | 38 | D |
9 | D | 19 | C | 29 | A | 39 | B |
10 | B | 20 | D | 30 | D | 40 | C |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Do đâu Chiến tranh thế giới hai bùng nổ ? Nêu thời gian bắt đầu – kết thúc và kết cục của Chiến tranh thế giới hai .
Câu 2:.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu với Phan Châu Trinh ? Trình bày hoạt động của Phan Bội Châu từ năm 1904-1913, và Phan Châu Trinh từ năm 1906- 1908.
Câu 3: Học sinh ghi trực tiếp vào 6 ô trống để trả lời về lịch sử Việt Nam và thế giới trong bảng mẫu sau:
Câu hỏi | Trả lời |
Ai phong cho Trương Định chức “Bình Tây Đại nguyên soái”? |
|
Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất của phong trào Cần vương ? |
|
Quốc hiệu Đại Hùng của nước ta do ai đặt ra ? |
|
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào ? |
|
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào thời gian nào ? |
|
Nước nào có tín đồ Hồi giáo nhiều nhất thế giới ? |
|
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Việc Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện(15-8-1945) có ý nghĩa quang trọng như thế nào ?
A. Khẳng định sức mạnh quân sự của Liên Xô và Hoa Kì.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.
C. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.
D. Các nước thuộc địa của Nhật Bản giàng được độc lập.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là
A. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và thiếu sự chỉ huy thống nhất.
B. Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp.
C. Pháp đã củng cố vị thế của mình và tấn công tiêu diệt phong trào
D. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ và không đồng nhất về quan điểm.
Câu 3. Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới nữa là
A. Chủ nghĩa xã hội. B. Chủ nghĩa tư bản.
C. Chế độ phong kiến. D. Chủ nghĩa đế quốc
Câu 4. Điểm giống nhau giữa các nước phát xít sau khi (phe “Trục”) ra đời thập kỉ 30 của thế kỉ XX là
A. Đấu tranh cho phong trào hòa bình thế giới của thế giới
B. Mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại khắp thế giới
C. Tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược.
D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước tất cả nước trên thé giới.
Câu 5. Đặc điểm của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức cách mạng vô sản.
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức dân chủ tư sản.
D. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ duy tân đất nước.
Câu 6. Điểm chung nhất khi triều Nguyễn đàm phán với Pháp và nuôi hy vọng nhất trước năm 1883 là
A. Đây chỉ là kế hoãn binh của triều Nguyễn để hạn chế sức mạnh của Pháp.
B. Triều Nguyễn muốn hai nước Việt- Pháp sống trong hòa bình, hữu nghị
C. Thương lượng với Pháp để mong Pháp đình chiến và rút quân về nước
D. Nuôi ảo tưởng thu hồi một số vùng đất bằng con đường thương lượng
Câu 7. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
A. Tiểu tư sản. B. Công nhân. C. Dân nghèo. D. Nông dân.
Câu 8. Nội dung nào KHÔNG PHẢI là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản.
B. Khoảng 150 triệu người chết và bị thương.
C. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy.
D. Khởi đầu cuộc chiến tranh hạt nhân.
Câu 9. Mở đầu của phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc vào năm 1919 là lực lượng nào ?
A. Học sinh, sinh viên. B. Nông dân, tiểu tư sản
C. Binh lính, công nhân. D. Công nhân, nông dân
Câu 10. Chiến tranh thế giới thứ hai(1939- 1945) bùng nổ là do mâu thuẫn chủ yếu giữa
A. Các nước đế quốc và các nước đế quốc phát xít với nhau.
B. Các nước phát xít với nước xã hội chủ nước đầu tiên trên thế giới.
C. Các nước đế quốc với nhau và giữa các nước đế quốc với Liên Xô
D. Các nước phát xít Đức. Italia với các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 35 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | B | 8 | D | 15 | D | 22 | C | 29 | B |
2 | A | 9 | A | 16 | C | 23 | D | 30 | B |
3 | B | 10 | C | 17 | B | 24 | A | 31 | D |
4 | C | 11 | C | 18 | A | 25 | D | 32 | A |
5 | A | 12 | B | 19 | C | 26 | A | 33 | A |
6 | D | 13 | B | 20 | D | 27 | D | 34 | A |
7 | D | 14 | C | 21 | C | 28 | D | 35 | C |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Do đâu Chiến tranh thế giới hai bùng nổ ? Nêu thời gian bắt đầu – kết thúc và kết cục của Chiến tranh thế giới hai .
Câu 2: Vì sao Pháp chuyển hướng tiến công chiến lược từ Đà Nẵng vào Gia Định ? Trình bày diễn biến trên chiến trường Gia Định – miền Đông Nam Kì từ năm 1859 – 1862.
Câu 3: Sơ lược những nét chính của tình hình Trung Quốc( 1919-1921) và Ấn Độ (1919-1929)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phong Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Văn Lan
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Hoàng Diệu
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Quang Khải
Chúc các em học tốt!