TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 10 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời
A.Thời Tần.
B. Thời Hán.
C. Thời Đường.
D.Thời Minh.
Câu 2. Biện pháp tích cực thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp Trung Quốc dưới thời Đường ( 618-907 ) phát triển là
A. chế độ quân điền.
B. chính sách ngụ binh ư nông.
C. chế độ tô, dung, điệu.
D. chính sách trọng nông ức thương.
Câu 3. Nội dung nào sau đây trở thành công cụ sắc bén, cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc ?
A.Phật giáo.
B.Nho giáo.
C. Hinđu giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 4. Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập ở Ấn Độ đã truyền bá, áp đặt đạo Hồi vào những cư dân đã và đang theo đạo nào?
A. Ấn Độ giáo.
B. Phật giáo và Hin-đu giáo.
C. Hin-đu giáo
D. Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Câu 5. Nét đặc săc và nổi bật nhất của Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là gì?
A. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ
B. Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền
C. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao.
D. Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta
Câu 6. Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê- li ( 1206 - 1526 ) so với Vương triều Mô-gôn ( 1526 - 1707 ) là
A. Áp đặt Hồi giáo vào cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
B. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc hạn chế phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
C. Thực hiện chính sách phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
D. Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa và nghệ thuật.
Câu 7. Đông Nam Á từ lâu được coi là khu vực?
A. “châu Á gió mùa”.
C. “Châu Á thức tỉnh”.
B. “châu Á lực địa” .
D. “châu Á bùng cháy”.
Câu 8. Sử sách Trung Quốc gọi Vương quốc của người Khơ-me là gì?
A. Chăm-pa.
B. Chân Lạp.
C. Cam-pu-chia.
D. Xiêm.
Câu 9. Năm 1353, vương quốc nào được thành lập ở vùng trung lưu sông Mê công?
A. Campuchia.
B. Đại Việt.
C. Lan Xang.
D. Xiêm.
Câu 10. Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?
A.Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.
B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.
C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.
D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của Chăm-pa phải trả lại.
Câu 11. Lý giải nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời nhà nước ở Campuchia sớm hơn ở Lào
A. Campuchia có điều kiện địa lý thuận lợi hơn.
B. Campuchia có nhiều vị vua kiệt xuất.
C. Campuchia sớm chinh phục được các vùng đất của người Thái.
D. Campuchia phải thành lập nhà nước để chống xâm lược.
Câu 12. Nhận xét điểm tương đồng giữa văn hóa Campuchia và văn hóa Lào là
A. kết hợp hài hòa giữa văn hóa Ấn Độ và Mianma.
B. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.
C. sáng tạo chữ viết dựa trên nét cong của chữ Mianma.
D. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
Câu 13. Địa danh lịch sử nào ở Campuchia thu hút đông nhất khách du lịch quốc tế hiện nay?
A. Thạt Luổng.
B. Luông Pha Bang.
C. Ăng co vát và Ăng co thom.
D. Biển Hồ.
Câu 14. Lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu có nguồn gốc từ
A. quan lại, địa chủ, quý tộc vũ sĩ.
B. những chủ nô Rôma, quý tộc tăng lữ.
C. những chủ nô Rôma, thủ lĩnh quân sự
D. quan lại, quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ.
Câu 15. Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về tôn giáo?
A. Tiếp tục đi theo các tôn giáo nguyên thủy.
B. Truyền bá Kitô giáo vào Rô ma.
C. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Kitô giáo.
D. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy.
Câu 16. Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về đặc điểm sản xuất trong lãnh địa phong kiến ?
A. là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
B. là một vùng đất đai rộng lớn, có pháo đài, nhà thờ, đất canh tác để cho nông nô sản xuất.
C. là đơn vị chính trị độc lập, có quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ riêng.
D. là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại.
B.PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Em có nhận xét gì về thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến ?
Câu 2. Em hãy trình bày về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại ở Tây Âu.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần trắc nghiệm:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
D | A | B | C | A | C | A | B | C | B | A | D | C | D | C | A |
Phần tự luận:
Câu 1:
*Trình bày thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến:
*Tư tưởng, tôn giáo:
- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng, công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Phật giáo thịnh hành nhất là vào thời Đường. Biểu hiện: chùa chiền, tượng phật, kinh phật chữ Hán ngày càng nhiều.
* Khoa học:
- Sử học :Thời Tây Hán, sử học trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập.Nhà sử học đầu tiên TQ: Tư Mã Thiên – “ Sử kí”.Nhà Đường, cơ quan biên soạn lịch sử : Sử quán.
-Văn học :Thơ Đường: đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.
Tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...Tiểu thuyết Minh, Thanh: Tiêu biểu: La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa.Thi Nại Am : Thủy hử.Ngô Thừa Ân: Tây du kí.Tào Tuyết Cần : Hồng lâu mộng.
-Toán học : Thời Hán: Quyển “ Cửu chương toán thuật ”.Thời Nam – Bắc triều: Tổ Xung Chi đã tìm ra số Pi đến 7 số lẻ.
-Thiên văn học :Thời Tần – Hán: phát minh ra nông lịch: chia 1 năm có 24 tiết để sản xuất nông nghiệp.Trương Hành sáng tạo dụng cụ đo động đất là địa động nghi.
-Y học: Thời Hán: Hoa Đà đã biết sử dụng phẫu thuật để chữa bệnh. Lý Thời Trân với tác phẩm y học “ Bản thảo cương mục”.
* Kĩ thuật : 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. Đây là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với văn minh thế giới.
* Kiến trúc: Vạn Lí trường thành, cung điện, tượng phật...
* Nhận xét về thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến:
- Dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, độc đáo và có những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với văn minh thế giới.
- Thành tựu khoa học xã hội chiếm ưu thế hơn so với thành tựu khoa học tự nhiên và kĩ thuật.
- Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đối với nhân dân Trung Quốc và ảnh hưởng đến các nước láng giềng xung quanh như :Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản – “đồng văn”.
Câu 2: Trình bày về kinh tế, chính trị, xã hội giữa lãnh địa PK và thành thị trung đại Tây Âu:
Lãnh địa phong kiến
Kinh tế: Nông ngiệp là chủ yếu. Đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc
Chính trị: Chế độ phong kiến phân quyền....
Xã hội: Lãnh chúa và nông nô....
Thành thị trung đại:
Kinh tế: Thủ công nghiệp và thương nghiệp. Sản xuất hàng hóa để trao đổi, buôn bán nên gọi là kinh tế hàng hóa....
Chính trị: Chế độ phong kiến tập quyền.....
Xã hội: Thợ thủ công và thương nhân.....
ĐỀ SỐ 2
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sắp xếp đúng thứ tự tiến trình phát triển của loài người
A. Người tối cổ - vượn cổ - người hiện đại - người tinh khôn
B. Vượn cổ - người tối cổ - người tinh khôn - người hiện đại
C. Vượn cổ - người tối cổ - người hiện đại- người tinh khôn
D. Vượn cổ - người tinh khôn -người tối cổ - người hiện đại
Câu 2: Thị tộc là
A. tập hợp những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.
B. tập hợp những người sống chung trong hang động, mái đá.
C. tập hợp những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hộ.
D. tập hợp những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.
Câu 3: Biến đổi sinh học nào trên cơ thể người nguyên thủy làm xuất hiện các chủng tộc ?
A. Thể tích hộp sọ tăng lên.
B. Lớp lông mao rụng đi.
C. Bàn tay trở nên khéo léo hơn.
D. Hình thành những ngôn ngữ khác nhau.
Câu 4: Thành tựu được đánh giá quan trọng nhất của người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là
A. lưới đánh cá.
B. làm đồ gốm.
C. cung tên.
D. đá mài sắc, gọn.
Câu 5: Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là
A. biết chế tác công cụ lao động.
B. biết cách tạo ra lửa.
C. biết chế tác đồ gốm.
D. biết trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 6: Sự xuất hiện tư hữu làm biến đổi xã hội như thế nào?
A. Phân chia giàu nghèo.
B. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế.
C. Người giàu có phung phí tài sản.
D. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.
Câu 7. Thời nguyên thuỷ, loại công cụ mà khi xuất hiện được đánh giá không có gì so sánh được là
A. cung tên
B. công cụ xương, sừng.
C. công cụ bằng đồng.
D. công cụ bằng sắt.
Câu 8. Nước ta thời nguyên thuỷ, cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là
A. sống trong các thị tộc bộ lạc.
B. đã có một nền nông nghiệp sơ khai.
C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.
D. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.
Câu 9: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là
A. chữ viết.
C. thiên văn học và lịch pháp.
B. toán học.
D. chữ viết và lịch pháp.
Câu 10: Đến thời Hy Lạp và Rô-ma, ngành khoa học nào mới thực sự trở thành khoa học?
A.Toán học
B.Chữ viết
C.Văn học
D.Nghệ thuật
Câu 11: Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt
A. chữ tượng hình→chữ tượng thanh→chữ tượng ý.
B. chữ tượng hình→chữ tượng ý→chữ tượng thanh.
C. chữ tượng ý→chữ tượng hình→chữ tượng thanh.
D. chữ tượng thanh→chữ tượng ý→chữ tượng hình.
Câu 12. Những công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống?
A. Các đền thờ ở Hi lạp
B. Đền đài, đấu trường ở Rôma
C. Các kim tự tháp ở Ai Cập
D. Các thành quách ở Trung Quốc
Câu 13: Trong thời kì cổ đại, nước nào đi đầu trong hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt trời ? Nhờ đâu?
A. Hi Lạp. Nhờ đi biển.
B. Rô-ma. Nhờ canh tách nông nghiệp.
C. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc
D. Ba Tư. Nhờ khoa học - kỹ thuật phát triển.
Câu 14: Khi nói về giá trị của xã hội cổ đại phương Tây- Hi Lạp và Rô-ma, Ăng-ghen đã viết: “Không có ……………… thì không có quốc gia Hi Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hi Lạp; không có ……………….. thì không có quốc gia La Mã. Mà không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và Đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại”. Cụm từ còn thiếu là?
A. nền dân chủ cổ đại/ nền dân chủ cổ đại.
B. nền dân chủ cổ đại/ chế độ nô lệ.
C. chế độ nô lệ/ nền dân chủ cổ đại.
D. chế độ nô lệ/ chế độ nô lệ.
Câu15. Hệ thống chữ viết Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) mà chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc
A. chữ tượng hình.
B. chữ tượng ý.
C. hệ chữ cái A, B, C.
D. chữ Việt cổ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 26 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần trắc nghiệm:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
B | D | B | C | B | A | D | B | C | A | B | A | A | A | C | B | C | B | C | B | C | B | B | C |
ĐỀ SỐ 3
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tổ chức xã hội từ thấp đến cao của loài người nguyên thủy là
A. Bầy đàn - thị tộc - bộ lạc - công xã
B. Bầy đàn - bộ lạc - thị tộc - công xã
C. Công xã - bầy đàn - thị tộc - bộ lạc.
D.Thị tộc - bầy đàn - bộ lạc - công xã
Câu 2: Bộ lạc là
A. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.
B. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.
C. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.
D. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.
Câu 3: Phương thức sinh sống chủ yếu của Người tối cổ là
A.đánh bắt cá, hái lượm.
B. săn bắt, hái lượm.
C. trồng trọt, chăn nuôi.
D. đánh bắt cá, làm gốm.
Câu 4: Bước nhảy vọt đầu tien trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người là
A. Từ vượn thành vượn cổ.
B. Từ vượn thành Người tối cổ.
C. Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn.
D. Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới.
Câu 5: Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là
A. xã hội có giai cấp ra đời.
B. gia đình phụ hệ ra đời.
C. tư hữu xuất hiện.
D. thị tộc tan rã.
Câu 6: Nhờ đâu mà người tối cổ đã dần tự hoàn thiện mình?
A. Nhờ vào quá trình lao động.
B. Nhờ thích nghi với điều kiện tự nhiên.
C. Nhờ tự tìm kiếm được thức ăn.
D. Nhờ tự biết cải tạo tự nhiên.
Câu 7. Thời nguyên thuỷ, loại công cụ mà khi xuất hiện được đánh giá không có gì so sánh được là
A. cung tên
B. công cụ xương, sừng.
C. công cụ bằng đồng.
D. công cụ bằng sắt.
Câu 8. Nước ta thời nguyên thuỷ, cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là
A. sống trong các thị tộc bộ lạc.
B. đã có một nền nông nghiệp sơ khai.
C. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.
D. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.
Câu 9: Nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông có nguồn gốc từ
A.nông dân công xã.
B.quý tộc, quan lại, địa chủ.
C.người thân của nô lệ.
D. nông dân nghèo không trả được nợ.
Câu 10: Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành chủ yếu ở đâu?
A.Ven biển Thái Bình Dương.
B.Ven biển Địa Trung Hải.
C.Ven biển Đại Tây Dương.
D.Lục địa Châu Âu ngày nay.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần trắc nghiệm:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
A | C | B | B | C | A | D | B | D | B | B | A | B | A | C | B | A | D | C | B | C | B | B | C |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Ở nước ta “loạn 12 sứ quân” diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?
A. Cuối thời Ngô
B. Cuối thời Đinh
C. Đầu thời Ngô
D. Đầu thời Đinh
Câu 2: Người kế tục Lý Nam Đế lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược vào năm 545 là ai?
A. Lý Tự Tiên
B. Lý Phật Tử
C. Lý Thiên Bảo
D. Triệu Quang Phục
Câu 3: Quân đội dưới thời Lý Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì?
A. Cấm quân
B. Ngoại binh
C. Lộ binh
D. Kỵ binh
Câu 4: Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI:
A. Trần Hưng Đạo – Ngô Quyền – Lê Hoàn
B. Ngô Quyền – Trần Hưng Đạo – Lê Hoàn
C. Ngô Quyền – Lê Hoàn – Trần Hưng Đạo
D. Lê Hoàn – Ngô Quyền – Trần Hưng Đạo
Câu 5: Trần Thái Tông viết hai câu thơ:
“Người lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên Phong”
Để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào?
A. Mông Cổ (1258)
B. Nhà Minh (1427)
C. Nhà Nguyên (1288)
D. Nhà Tống (1075-1077)
Câu 6: Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn, cuộc chiến tranh tương tàn trong lịch sử nước ta kéo dài gần nửa thế kỉ. Đó là khoảng thời gian nào?
A. 1545 – 1592
B. 1627 – 1672
C. 1672 – 692
D. 1592 – 1672
Câu 7: Các vua thời Lê – Lý hàng năm thường về các địa phương để làm gì?
A. Làm lễ cày tịch điền.
B. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi.
C. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân.
D. Làm lễ cày ruộng công điền.
Câu 8: Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?
A. Vai trò của người đàn ông được nâng cao.
B. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện.
C. Con cái lấy theo họ bố.
D. Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo.
Câu 9: Hãy sắp xếp tên các triều đại phong kiến nước ta theo thứ tự thời gian:
A. Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn
B. Ngô, Đinh – Tiền Lê, Trần, Lý, Lê Sơ, Hồ, Nguyễn
C. Đinh – Tiền Lê, Trần, Lý, Ngô, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn
D. Ngô, Đinh – Tiền Lê, Trần, Lý, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn
Câu 10: Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý?
A. Vua Lý Thái Tổ
B. Vua Lý Thái Tông
C. Vua Lý Thánh Tông
D. Vua Lý Nhân Tông
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1A | 2D | 3A | 4C | 5A | 6B | 7A | 8B | 9A | 10C |
11D | 12A | 13B | 14D | 15B | 16D | 17C | 18C | 19B | 20B |
21D | 22B | 23A | 24 C | 25D | 26B | 27C | 28A | 29B | 30C |
31C | 32B | 33D | 34A | 35D | 36D | 37A | 38D | 39C | 40C |
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vị trí của thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là
A. Định hình bản sắc truyền thống của dân tộc VN
B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc truyền thống của dân tộc Việt
C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc truyền thống của dân tộc Việt
D. Giữ vững bản sắc truyền thống của dân tộc Việt
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
B. Khởi nghĩa Lý Bí
C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Câu 3: Vị vua nào cho “lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học” vào năm 1070.
A. Lý Thái Tổ
B. Lý Thái Tông
C. Lý Nhân Tông
D. Lý Thánh Tông
Câu 4: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?
A. Nhà Trần
B. Nhà Lý
C. Nhà Lê sơ
D. Nhà Nguyễn
Câu 5: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?
A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều)
B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)
C. Mạc (Nam Triều) – Nguyễn (Bắc triều)
D. Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)
Câu 6: Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần nhà lê chống lại nhà Mạc?
A. Nguyễn Hoàng
B. Nguyễn Kim
C. Lê Duy Ninh
D. Trịnh Kiểm
Câu 7: Bộ luật thành văn mang tính giai cấp sâu sắc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là
A. Hình luật
B. Hình thư
C. Hoàng Việt luật lệ
D. Quốc triều hình luật
Câu 8: Một số quý tộc phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?
A. Tư sản công nghiệp.
B. Tư sản nông nghiệp,
C. Địa chủ mới.
D. Quý tộc mới.
Câu 9: Điểm tiến bộ của Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ
A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân, chủ quyền của nhân dân
B. Xóa bỏ sự bóc lột của công nhân và nhân dân lao động
C. Thừa nhận sự bình đẳng của người dân da đỏ
D. Xóa bỏ chế độ nô lệ
Câu 10: Trong các biện pháp sau của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?
A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.
D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | D | D | C | D | B | C | D | A | A | B | D |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Đáng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT An Biên
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT An Minh
Chúc các em học tốt!