Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THCS&THPT Long Hựu Đông

TRƯỜNG THCS&THPT LONG HỰU ĐÔNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

A. Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng vào tất cả các nước thuộc địa.

B. Đời sống nhân dân thuộc địa càng cơ cực, đói khổ.

C. Kinh tế suy thoái, khủng hoảng, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

D. Kinh tế chịu đựng hậu quả nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực.

Câu 2: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931?

A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực

B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.

Câu 3: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là?

A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”..

B. “Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”.

C. “Giải phóng dân tộc” và “tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian”.

D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít, chống chiến tranh”.

Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho phong trào ở Nghệ - Tĩnh lên cao?

A. Vì Nghệ - Tĩnh đã lập được chính quyền xô viết.

B. Vì Nghệ - Tĩnh có tổ chức cộng sản và cơ sở đảng khá mạnh.

C. Vì nhân dân ở đây có lòng  yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

D. Vì cơ sở công nghiệp Vinh – Bến Thủy ở Nghệ - Tĩnh là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất ở Việt Nam.

Câu 5: Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

A. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân...

B. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.

C. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập

D. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.

Câu 6: Công tác mặt trận được xây dựng thời kỳ cách mạng 1930- 1931 gọi tên là gì?

A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương

B. Mặt trận dân chủ Đông Dương

C. Hội phản đế Đông Dương

D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

Câu 7: Bức tranh dưới đây phản ánh sự kiện nào của lịch sử Việt Nam?

A. Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931).

B. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).

C. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940).

D. Phong trào “Phá kho thóc của Nhật, giải quyết nạn đói” (3/1945).

Câu 8: Chính quyển cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:

A. Nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.

C. Hình thức cùa chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).

D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.

Câu 9: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc luận cương chính trị tháng 10/1930:

A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo

C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông ... để kéo họ về phe vô sản giai cấp”

Câu 10: Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?

A. Miền Trung                               

B. Miền Bắc

C. Miền Nam                               

D. Trong cả nước

Câu 11: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc luận cương chính trị tháng 10/1930

A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo

C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông ... để kéo họ về phe vô sản giai cấp”

Câu 12: Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là:

A. Công nhân, nông dân

B. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản

C. Công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản

D.Công nhân, nông dân và trí thức

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt nam thời kì 1930 – 1945 là

A. đánh đuổi đế quốc xâm lươc giành độc lập dân tộc.

B. đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do, dân chủ.

C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.

D. lật đổ chế độ phản động ở thuộc địa, cải thiện dân sinh.

Câu 2. Đường lối và phương pháp đấu tranh của Đảng đề ra thời kì (1936-1939) là căn cứ vào

A. chính sách của chính phủ mặt trận nhân dân Pháp ban hành.              

B. tình hình cụ thể của Việt Nam.

C. tình hình thế giới và châu Á.                 

D. chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới.

Câu 3: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương thời kì (1936-1939) là chống

A. đế quốc, phong kiến.                     

B. bọn thực dân Pháp phản động và tay sai ở Đông dương.

C. chủ nghĩa phát xít.                         

D. bọn đế quốc nói chung.

Câu 4: Căn cứ chủ yếu để Đảng ta dùng các hình thức đấu tranh công khai,hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là

A. chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới.

B. quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.

C. chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách tiến bộ cho thuộc địa.

D. đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ.

Câu 5. Hình thức đấu tranh cơ bản của Phong trào Đông Dương đại hội năm 1936 là

A. bãi công và mít tinh.                                 

B. biểu tình.

C. khởi nghĩa vũ trang.                                  

D. tổ chức nhân dân họp để lập các bản “dân nguyện”.

Câu 6. Đảng ta kết hợp phương pháp đấu tranh công khai và hợp pháp... ở thời kì (1936-1939) là do

A. chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới.

B. mục tiêu đấu tranh của ta là chính nghĩa.

C. chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách tiến bộ cho thuộc địa.

D. lực lượng dân chủ, yêu hòa bình của thế giới ủng hộ.

Câu 7. Mục tiêu cụ thể trước mắt của cao trào cách mạng 1936-1939 là gì? 

A. Độc lập dân tộc.                                        

B. Các quyền tự do dân chủ cơ bản.

C. Ruộng đất cho dân cày.                            

D. Người của Đảng ta giành một số ghế trong nghị viện.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.

B. Chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.

C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.

D. Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.

Câu 9. Đâu là đối tượng chính của cách mạng trong giai đoạn 1936-1939 ?

A. Bọn đế quốc xâm lược.                                      

B. Địa chủ phong kiến. 

C. Đế quốc và phong kiến.                                     

D. Một bộ phận đế quốc xâm lược và tay sai.

Câu 10. Nội dung nào sau đây thể hiện sự lãnh đạo nhạy bén của Đảng trước sự thay đổi của bối cảnh lịch sử trong hội nghị trung ương Đảng tháng 7/1936?

A. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là đánh đế quốc và phong kiến.

B. Xác định nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng Đông Dương là đánh phong kiến.

C. Xác định nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng Đông Dương là đánh bọn phản động ở thuộc địa, chống phát xít.

D. Đưa ra phương pháp đấu tranh bí mật.

Câu 11. Nhiệm vụ của cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 – 1939 là gì ?

A. Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc.

B. Đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng.

C. Chống phát xít, chống phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hoà bình.

D. Chống bọn tư bản pháp và tư sản bóc lột công nhân.

Câu 12. Phương pháp đấu tranh cách mạng thời kì 1936 - 1939 là gì?

A. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

B. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.

C. Đấu tranh công khai, trực diện với kẻ thù.

D. Đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Tiền thân của chính đảng vô sản ở Việt Nam là

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.                         

B. Cộng sản Đoàn.

C. Tâm tâm xã.                                                                

D. Tân Việt cách mạng đảng.

Câu 2. “Cộng sản đoàn” là tiền thân của tổ chức

A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.                        

B. Việt Nam quốc dân đảng.

C. Tân Việt cách mạng đảng.                                           

D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 3. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là

A. báo “An Nam trẻ”.                                                     

B. Báo ”Chuông Rè”.

C. báo “Người nhà quê”.                                                 

D. báo “Thanh niên”.

Câu 4. Tháng 12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính đã thành lập

A. Tân Việt Cách mạng đảng.                                        

B. Việt Nam quốc dân đảng.

C. Đông Dương cộng sản đảng.                                      

D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 5. Đầu năm 1929 Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân hóa thành các tổ chức cộng sản

A. Đông Dương Cộng sản Đảng và nhóm Cộng sản đoàn.

B. An Nam Cộng sản Đảng và Tân Việt cách mạng Đảng.

C. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.

D. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông sản Dương Cộng liên đoàn.

Câu 6. Chủ trương “vô sản hóa” do tổ chức nào phát động?

A. Tân Việt Cách mạng đảng.                           

B. Việt Nam Quốc Dân đảng.

C. Đông Dương Cộng sản đảng.                        

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 7. Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là

A. Tâm Tâm xã.                                               

B. Đông Dương Cộng sản đảng.

C. An Nam Cộng sản đảng.                              

D. Đông dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 8. Tiền thân tổ chức cách mạng của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là

A. Cộng sản đoàn.                                           

B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

C. Tân Việt cách mạng đảng.                           

D. Việt Nam Quốc Dân đảng.

Câu 9. Tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện

A. chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.

B. đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

D. thành lập An Nam cộng sản đảng.

Câu 10. An Nam Cộng sản đảng ra đời trên cơ sở

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì.

B. những hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Tổng bộ và Kì bộ Nam Kì.

C. các hội viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng đảng.

D. thành viên còn lại của Việt Nam quốc dân đảng.

Câu 11. Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản với cương vị là

A. Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

B. Người đọc được bản sơ thảo luận cương của Lê Nin.

C. phái viên của Quốc tế cộng sản.

D. Người truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

Câu 12. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là

A. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

B. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua thời kỳ TBCN, sau đó tiến thẳng lên con đường XHCN.

C. xây dựng chính quyền công nông binh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là

A. Bắc Sơn – Võ Nhai.                                      

B. Thanh – Nghệ – Tĩnh.

C. Liên khu V.                                                  

D. Cao Bằng.

Câu 2: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức

A. Đội cứu quốc dân.                                         

B. Việt Nam độc lập Đồng minh.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.                    

D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 3: Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân giành được là

A. Vũ Lăng – Đình Bảng.                                

B. Bắc Sơn – Võ Nhai.

C. Phay Khắt – Nà Ngần.                                

D. Chợ Rạng – Đô Lương.

Câu 4: Từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945, ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh nhất

A. Kiên Giang – Đồng Tháp.                           

B. Mỹ Tho – Hậu Giang.

C. Cần Thơ – Cà Mau.                                     

D. Tây Ninh – Long An.

Câu 5: Chiều ngày 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng

A. thị xã Cao Bằng.                                         

B. thị xã Thái Nguyên.

C. thị xã Tuyên Quang.                                   

D. thị xã Lào Cai.

Câu 6: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có nội dung cơ bản là

A. kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.                                       

B. kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa.

C. phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”.               

D. phát động khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 7: Ngay khi nhận được tin về việc Phát xít Nhật đầu hàng thì Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã

A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.

B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.

C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.

D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc.

Câu 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra và thành công nhanh chóng chỉ trong vòng

A. 10 ngày.           

B. 15 ngày.                 

C. 20 ngày.                 

D. 30 ngày.

Câu 9: Thực hiện chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhân dân ta phải làm gì?

A. Chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

B. Đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật.

C. Thực hiện một cao trào “kháng Nhật cứu nước”.

D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

Câu 10: Sau 30 năm xa Tổ quốc, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong hội nghị nào?

A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).

D. Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)

Câu 11: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố tại

A. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (3-1945).

B. Hội nghị quân sự Bắc Kì (4-1945).

C. Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào (từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945).

D. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (8-1945).

Câu 12: Vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam là

A. Tự Đức.              

B. Hàm Nghi.                 

C. Duy Tân.                     

D. Bảo Đại.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THCS&THPT Long Hựu Đông. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?