Bộ 34 câu trắc nghiệm ôn tập chuyên đề thỏ Sinh học 7 năm 2020 có đáp án

BỘ 34 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ THỎ SINH HỌC 7 NĂM 2020

 

Câu 1: Ở thỏ, lồng ngực được tạo thành từ sự gắn kết của

A. Xương cột sống, xương sườn và xương mỏ ác.

B. Xương sườn, xương đòn và xương mỏ ác.

C. Xương trụ, xương đòn và xương quay.

D. Xương đòn, đốt sống lưng và xương sườn.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về thỏ là sai?

A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. Hàm răng thiếu răng nanh.

C. Bán cầu não và tiểu não phát triển.

D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.

Câu 3: Môi trường sống của thỏ là

A. Dưới biển

B. Bụi rậm, trong hang

C. Vùng lạnh giá

D. Đồng cỏ khô nóng

Câu 4: Động vật ăn thực vật khác với động vật ăn thịt ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Ruột già tiêu giảm.

B. Manh tràng phát triển.

C. Dạ dày phát triển.

D. Có đủ các loại răng.

Câu 5: Ở thỏ, xenlulôzơ được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào?

A. Manh tràng.      

B. Kết tràng.     

C. Tá tràng.     

D. Hồi tràng.

Câu 6: Nhau thai có vai trò

A. Là cơ quan giao phối của thỏ

B. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nuôi phôi

C. Là nơi chứa phôi thai

D. Nơi diễn ra quá trình thụ tinh

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là đúng?

A. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

B. Có một vòng tuần hoàn.

C. Là động vật biến nhiệt.

D. Tim bốn ngăn.

Câu 8: Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn để

A. Giữ nhiệt cho cơ thể

B. Giảm trọng lượng

C. Định hướng âm thanh phát hiện kẻ thù

D. Bảo vệ mắt

Câu 9: Xương cột sống của thỏ được phân chia thành các phần theo thứ tự sau:

A. Cổ, thắt lưng, ngực, đuôi.

B. Cổ, ngực, chậu, đuôi.

C. Cổ, ngực, đuôi.

D. Cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm của thỏ

A. Đào hang

B. Hoạt động vào ban đêm

C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

D. Là động vật biến nhiệt

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thỏ và chim bồ câu?

A. Thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.

B. Miệng có răng giúp nghiền nhỏ thức ăn.

C. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

D. Đẻ con.

Câu 12: Khi trốn kẻ thù, thỏ chạy

A. Theo đường thẳng

B. Theo đường zíc zắc

C. Theo đường tròn

D. Theo đường elip

Câu 13: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa ...(1)… và …(2)… mọc dài, răng hàm …(3)… còn răng nanh khuyết thiếu.

A. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

B. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiền

C. (1): cong sắc; (2): không; (3): có mấu dẹp

D. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

Câu 14: Thỏ thuộc

A. Động vật nguyên sinh

B. Lưỡng cư

C. Bò sát

D. Động vật có vú

Câu 15: Ở thỏ, sự thông khí ở phổi thực hiện nhờ sự co dãn

A. Cơ liên sườn ngoài và cơ liên sườn trong.

B. Cơ liên sườn và cơ Delta.

C. Các cơ liên sườn và cơ hoành.

D. Cơ hoành và cơ Delta.

Câu 16: Ở thỏ, các phần của não đều phát triển, đặc biệt là

A. Bán cầu não và tiểu não.

B. Bán cầu não và thùy khứu giác.

C. Thùy khứu giác và tiểu não.

D. Tiểu não và hành tủy.

Câu 17: Cấu tạo trong của thỏ bao gồm những bộ phận nào sau đây?

A. Da, hệ cơ quan dinh dưỡng

B. Bộ xương – hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng

C. Các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan

D. Da, bộ xương và hệ cơ, các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan

Câu 18: Bộ xương của thỏ gồm các phần theo thứ tự sau:

A. Đầu, thân, đuôi

B. Đầu, thân, chi, đuôi

C. Đầu cổ, ngực, thắt lưng, chi

D. Đầu, thân, chi

Câu 19: Ở thỏ, lồng ngực được tạo thành từ sự gắn kết của

A. Xương cột sống, xương sườn và xương mỏ ác.

B. Xương sườn, xương đòn và xương mỏ ác.

C. Xương trụ, xương đòn và xương quay.

D. Xương đòn, đốt sống lưng và xương sườn.

Câu 20: Xương cột sống của thỏ được phân chia thành các phần theo thứ tự sau

A. Cổ, thắt lưng, ngực, đuôi.

B. Cổ, ngực, chậu, đuôi.

C. Cổ, ngực, đuôi.

D. Cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.

Câu 21: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là đúng?

A. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

B. Có một vòng tuần hoàn.

C. Là động vật biến nhiệt.

D. Tim bốn ngăn.

Câu 22: Đặc điểm cơ thể nào của thỏ tiến hóa hơn so với ở thằn lằn?

A. Có bộ xương cơ thể

B. Có cơ hoành

C. Hô hấp bằng phổi

D. Thận sau

Câu 23: Ở thỏ, các phần của não đều phát triển, đặc biệt là

A. Bán cầu não và tiểu não.

B. Bán cầu não và thùy khứu giác.

C. Thùy khứu giác và tiểu não.

D. Tiểu não và hành tủy.

Câu 24: Hệ hô hấp của thỏ gồm

A. Khí quản, phổi

B. Da, phổi

C. Phế quản, khí quản

D. Khí quản, phế quản và phổi

Câu 25: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa ...(1)… và …(2)… mọc dài, răng hàm …(3)… còn răng nanh khuyết thiếu.

A. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

B. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiền

C. (1): cong sắc; (2): không; (3): có mấu dẹp

D. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

Câu 26: Đặc điểm của hệ bài tiết thỏ

A. Không có bóng đái, nước tiểu ra ngoài cùng phân

B. Thận sau phát triển

C. Bài tiết qua da

D. Thận giữa (trung thận)

Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thỏ và chim bồ câu?

A. Thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.

B. Miệng có răng giúp nghiền nhỏ thức ăn.

C. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

D. Đẻ con.

Câu 28: Răng thỏ có đặc điểm thích nghi với “gặm nhấm” là

A. Có răng nanh nhọn, sắc

B. Răng cửa cong sắc như lưỡi bào

C. Răng hàm kiểu nghiền

D. Cả B và C đúng

Câu 29: Động vật ăn thực vật khác với động vật ăn thịt ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Ruột già tiêu giảm.

B. Manh tràng phát triển.

C. Dạ dày phát triển.

D. Có đủ các loại răng.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây về thỏ là sai?

A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. Hàm răng thiếu răng nanh.

C. Bán cầu não và tiểu não phát triển.

D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.

Câu 31: Ở thỏ, xenlulôzơ được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào?

A. Manh tràng.      

B. Kết tràng.     

C. Tá tràng.     

D. Hồi tràng.

Câu 32: Ở thỏ, sự thông khí ở phổi thực hiện nhờ sự co dãn

A. Cơ liên sườn ngoài và cơ liên sườn trong.

B. Cơ liên sườn và cơ Delta.

C. Các cơ liên sườn và cơ hoành.

D. Cơ hoành và cơ Delta.

Câu 33: Vị trí của tim và phổi

A. Nằm trong khoang ngực

B. Nằm trong khoang bụng

C. Nằm trong hộp sọ

D. Nằm trong cột xương sống

Câu 34: Hệ tuần hoàn của thỏ

A. Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn

B. Tim 2 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn

C. Tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn

D. Tim 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

B

A

B

D

C

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

B

D

C

A

D

D

A

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

B

A

D

B

B

C

D

B

D

31

32

33

34

 

 

 

 

 

 

A

C

A

D

 

 

 

 

 

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 34 câu trắc nghiệm ôn tập chuyên đề thỏ Sinh học 7 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?