Bộ 3 đề thi KSCL đầu năm môn Lịch sử lớp 12 -Trường THPT

 Đề tham khảo số 1: 

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

─────────

(Đề thi có 01 trang)

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM 2015-2016

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 12

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

───────────

Câu 1 (2,0 điểm).

Nêu nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Theo anh/chị, Đảng và Nhà nước ta cần có biện pháp gì để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Câu 2 (2,0 điểm).

Nêu và làm rõ biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Anh/chị hãy phát biểu ý kiến cá nhân về giá trị của độc lập dân tộc đối với mỗi con người.

Câu 3 (3,0 điểm).

Quan hệ Mĩ – Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau. Cuộc chiến tranh lạnh đã được khởi động như thế nào trong những năm 1947 – 1955.

Câu 4 (3,0 điểm).

Nguồn gốc, đặc điểm lớn nhất và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX.

 

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên:…………………; Số báo danh:……………………

 

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

─────────

 

 

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM 2015-2016

MÔN: LỊCH SỬ 12

(Đáp án-thang điểm gồm 03 trang)

I. LƯU Ý CHUNG:

- Hướng dẫn chấm là những nội dung cơ bản học sinh cần trả lời. Chỉ cho điểm tối đa với những câu trả lời đầy đủ, trình bày lôgic, khoa học.

- Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn.

II. ĐÁP ÁN:

Câu

Ý

Nội dung trình bày

Điểm

1

 

Nêu nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Theo anh/chị, Đảng và Nhà nước ta cần có biện pháp gì để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

2,0

 

1

Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

 

 

- Một là, thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế-xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN. Tình trạng đó kéo dài đã làm tăng lòng bất mãn trong dân chúng.

0,5

- Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tê- xã hội.

0,25

- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề.

0,25

- Bốn là, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.

0,25

2

Biện pháp để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

 

 

- Thí sinh chỉ cần nêu được một trong số các biện pháp sau đây: Xây dựng mô hình CNXH đúng như bản chất vốn có; thích nghi nhanh với những thay đổi của tình hình thế giới; không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng; xây dựng CNXH phù hợp hoàn cảnh và truyền thống dân tộc; cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

- Thí sinh có thể nêu các biện pháp khác, giảm khảo vẫn cho điểm nếu thấy hợp lí.

0,75

 Đề tham khảo số 2: 

SỞ GD - ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

Năm học : 2015 - 2016

Môn Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 180 phút; không kể thời gian phát đề

 

 

I. Lịch sử thế giới

Câu 1 (3 điểm): Cho bảng dữ kiện sau

Thời gian

Sự kiện

Tháng 2/1945

Ba cường quốc họp Hội nghị tại Ianta (Liên Xô).

15/8/1945

Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.

Từ tháng 8 đến tháng 10/1945

Ba nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập.

Năm 1975

Ba nước Đông Dương kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.

1/10/1949

Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.

1/1/1959

Cộng hòa Cu-ba thành lập.

Năm 1960

Đi vào lịch sử là “năm châu Phi” với 17 nước giành độc lập.

Năm 1975

Ăngôla và Môdămbic thoát khỏi ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha

Năm 1993

Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai bị xóa bỏ ở Nam Phi.

1. Dựa vào bảng dữ kiện hãy khái quát sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai?

2. Chọn ra sự kiện đánh dấu thời cơ giành chính quyền của nước ta đã chín muồi?

II. Lịch sử Việt Nam

Câu 2 (2 điểm): Trình bày nội dung cương lĩnh chính trị của Đảng (2/1930)? Từ chủ trương tập hợp lực lượng trong cương lĩnh hãy rút ra bài học trong công cuộc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất hiện nay?

Câu 3 (3 điểm): Lựa chọn và liệt kê các biện pháp chủ yếu trong việc giải quyết các khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

Câu 4 (2 điểm): Trình bày nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)? Nội dung nào thể hiện Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.

------------------- Hết ------------------

 Đề tham khảo số 3: 

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1

NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (3,0 điểm)

Hãy hoàn thiện nội dung bảng kê dưới đây về tổ chức Liên Hợp Quốc:

Đề mục

Nội dung

Hoàn cảnh ra đời

 

Mục đích

 

Nguyên tắc hoạt động

 

Vai trò

 

Câu 2 (3,0 điểm)

 Dựa vào những dữ liệu trong bảng dưới đây và những kiến thức đã học trong chương trình, hãy khái quát những nét tương đồng trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Liên minh châu Âu (EU)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Trong những năm 1951 - 1957, một số nước Tây Âu thành lập các tổ chức hợp tác khu vực về than thép, năng lượng và kinh tế.

- Từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều nước trong khu vực nhận thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển.

- Năm 1967, các tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC); tháng 1/1993, đổi tên là Liên minh châu Âu (EU)

- Tháng 8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan).

- Tháng 6/1979, bầu cử Nhị viện châu Âu đầu tiên; tháng 3/1995, bảy nước EU đã hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước qua biên giới của nhau.

- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

- Tháng 1/1999, đồng tiền chung châu Âu được phát hành; tháng 1/2002, chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU.

- Từ đầu những năm 90, các nước ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

- Khi thành lập có 6 nước. Đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 nước. Năm 2007 có 27 nước

- Khi thành lập có 5 nước thành viên. Đến năm 1999, ASEAN phát triển thành 10 nước.

- Đến cuối thập kỷ 90, Liên minh châu Âu (EU) chiếm hơn ¼ GDP của thế giới

- Đến cuối thập kỷ 90, ASEAN đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong khu vực và không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tháng 11/2007, Hiến chương ASEAN được ký kết.

Trên đây là trích dẫn một phần của Bộ 3 đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử lớp 12 của các trường THPT. Để xem đầy đủ bộ đề này các em có thể xem online hoặc tải về máy của mình. Hi vọng bộ đề này sẽ giúp các em tham khảo và ôn thi hiệu quả. Chúc các em thi tốt. 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?