Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Tân Trụ

TRƯỜNG THPT TÂN TRỤ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là

A. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam.

B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.

C. miền Bắc được giải phóng, đi lên CNXH.

D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị-xã hội khác nhau.

Câu 2. Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là

A. củng cố khối liên minh công – nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

B. thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.

C. xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước.

D. xây dựng đời sống mới cho nhân dân.

Câu 3. Những thắng lợi quân sự nào làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Ấp Bắc, Đồng Xoài, An Lão.                          

B. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.

C. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.           

D. Vạn Tường, núi Thành, An Lão.

Câu 4. Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là

A. khôi phục kinh tế ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

B. tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.

C. cả nước tập trung kháng chiến chống Mĩ-Ngụy ở  miền Nam.

D. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

Câu 5. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Nam

A. có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

C. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

D. có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam.

Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là

A. đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã miền Nam.

B. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

C. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

D. đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam.

Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là

A. khôi phục kinh tế, hàn gắn viết thương chiến tranh.

B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. vừ kháng chiến vừa kiến quốc.

D. đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài gòn.

Câu 8. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là

A. quân đội Sài Gòn.                                                            

B. quân Mĩ và quân đồng minh.

C. quân đội Sài Gòn và quân Đồng minh của Mĩ.

D. quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, không có sự chi viện của Mĩ.

Câu 9. Âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam là

A. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

B. chia cắt miền Nam Việt Nam, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội miền Bắc.

C. dùng người Việt đánh người Việt.                               

D. để chống lại phong trào cách mạng miền Nam.

Câu 10. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. “Đồng khởi”.                                                           

B. Chiến thắng Ấp Bắc.

C. Chiến thắng Vạn Tường.                                         

D. Chiến thắng Bình Giã.

Câu 11. Nhân dân miền Nam chiến đấu chống phá “Ấp chiến lược” đã dẫn đến hệ quả

A. chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản hoàn toàn.

B. chiến lược “chiến tranh đặc biệt” cơ bản bị phá sản.

C. miền Nam được giải phóng.                                    

D. chính quyền Mĩ – Diệm ở nông thôn bị phá sản.

Câu 12. Sự khác biệt về phương hướng cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1959-1965 so với giai đoạn 1954 – 1959 là

A. kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.              

B. đấu tranh chính trị là chủ yếu.

C. đấu tranh vũ trang là chủ yếu                                                       

D. đấu tranh binh vận là chủ yếu.

Câu 13. Cho các dữ liệu sau

1. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

2. Chiến thắng Bình Giã đã loại khỏi vòng chiến đấu 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay địch.

3. Quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội trong không khí tưng bừng của ngày hội giải phóng.

4. Trung ương cục miền Nam ra đời.

Sắp xếp dữ liệu trên theo thứ tự thời gian.

A. 3;1;4;2.                              

B. 2;3;4;1.                       

C. 1;3;2;4.                      

D. 4; 1;2;3.

Câu 14. Sự khác biệt về âm mưu giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” so với chiến lược “chiến tranh cục bộ” là

A. bình định miềm Nam, đánh phá miền Bắc.         

B. dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

C. dùng người Việt đánh người Việt.                       

D. bình định toàn miền Nam.

Câu 15. Tác dụng của phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam từ năm 1961-1965 đã

A. đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.

B. phá vỡ từng mảng Ấp chiến lược.

C. đánh sập từng mảng chính quyền Diệm ở địa phương.

D. góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Đến cuối tháng 12 năm 1953, ngoài đồng bằng Bắc Bộ, nơi nào trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp?

A. Luông Pha Băng.              

B. Điện Biên Phủ.

C. Plâyku.                             

D. Xê nô.

Câu 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra bao nhiêu ngày?

A. 55 ngày đêm.               

B. 56 ngày đêm.                 

C. 60 ngày đêm.                

D. 65 ngày đêm.

Câu 3. Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận

A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương.

B. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.

C. Quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do.

D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 4. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành?

A. 5 cứ điểm 3 phân khu.                    

B. 49 cứ điểm 3 phân khu.

C. 50 cứ điểm 3 phân khu.                  

D. 43 cứ điểm 3 phân khu.

Câu 5. Tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công địch ở đâu?

A. Trung Lào.                     

B. Thượng Lào.               

C. Bắc Việt Nam.             

D. Hạ Lào.

Câu 6. Cuối tháng 9-1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc để:

A. bàn kế hoạch quân sự Đông- Xuân 1953-1954.

B. bàn kế hoạch mở chiến dịch đánh địch ở Điện Biên Phủ.

C. bàn kế hoạch đối phó với Mĩ.

D. bàn kế hoạch đối phó với Pháp- Mĩ.

Câu 7. Nơi nào diễn ra trận chiến giằng co và ác liệt nhất trong chiến Điện Biên Phủ?

A. Cứ điểm Him Lam.                                         

B. Sân bay Mường Thanh.

C. Đồi A1, C1.                                                    

D. Sở chỉ huy Đờ Cat-xtơri.

Câu 8. Đông xuân 1953- 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở bốn hướng nào?

A. Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh- Nghệ - Tĩnh.

B. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.

C. Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ.

D. Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào, Việt Bắc.

Câu 9. Cuối tháng 9/1953 Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp ở đâu để bàn về kế hoạch quân sự trong Đông-Xuân 1953-1954?

A. Hà Nội.                                                       

B. Lai Châu.

C. Hải Phòng.                                                 

D. Việt Bắc.

Câu 10. Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava với hi vọng trong vòng bao nhiêu tháng để giành lấy thắng lợi quyết định” kết thúc chiến tranh trong danh dự”?

A. 15 tháng.                        

B. 16 tháng.                               

C. 17 tháng.           

D. 18 tháng.

Câu 11. Kế hoạch Nava của Pháp được chia thành mấy bước?

A. Ba bước.                        

B. Bốn bước.                              

C. Hai bước.            

D. Năm bước.

Câu 12. Cuộc chiến đấu ác liệt nhất giữa ta và địch trong đợt hai (30/3/1954-26/4/1954) tại mặt trận Điện Biên Phủ diễn ra tại cứ điểm nào?

A. C1.                                    

B. E1.                                     

C. A1.                        

D. D1.

Câu 13. Vì sao ta chọn Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến chiến lược?

A. Vì Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, trung tâm của kế hoạch Na-va, muốn làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va phải tiêu diệt Điện Biên Phủ.

B.Vì Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng mà cả ta và địch đều muốn nắm giữ.

C. Vì Na- va đã xây dựng Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, niềm hi vọng của cả Pháp và Mĩ.

D. Vì Điện Biên Phủ có địa hình núi non hiểm trở, địch không thể ngờ ta có thể đem quân lên đây để tấn công chúng.

Câu 14. Thắng lợi nào của nhân dân ta từ năm 1946 đến 1954 đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu –đông 1947.                              

B. Chiến dịch Biên giới thu –đông 1950.

C. Chiến dịch Tây Bắc 12/1953.                                            

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 15. Điểm yếu trong kế hoạch quân sự Na-va mà địch không thể giải quyết được là

A. mâu thuẫn giữ tập trung lực lượng và phân tán lực lượng để mở rộng vùng chiếm đóng.

B. thiếu về trang bị quân sự hiện đại phục vụ chiến trường.

C. không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh.

D. thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Chiến thắng Biên giới - thu đông 1950 đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược ở Đông Dương như thế nào?

A. Quân đội ta giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ).

B. Ta giành quyền chủ động về chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.

C. Pháp giành lại thế chủ động về chiến lược ở Bắc Bộ.

D. Pháp càng lùi sâu vào thế bị động trên toàn chiến trường Đông Dương.

Câu 2. Việc Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (12-1950) đã chứng tỏ

A. Mĩ chính thức xâm lược Đông Dương.                   

B. Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

C. Mĩ hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương.            

D. Mĩ đã bước đầu nhòm ngó Đông Dương.

Câu 3. Việc Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ (9-1951) nhằm mục đích gì?

A. Gián tiếp viện trợ cho Chính phủ Bảo Đại về kinh tế.      

B. Trực tiếp viện trợ cho Chính phủ Bảo Đại.

C. Trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại.                          

D. Từng bước can thiệp vào Đông Dương.

Câu 4. Dựa vào đâu thực dân Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tatxinhi?

A. Pháp bị thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950.                   

B. Nền kinh tế Pháp phát triển.

C. Viện trợ của Mĩ.                                                                 

D. Viện trợ của các nước tư bản khác.

Câu 5. Với kế hoạch Đờ Lát đờ Tatxinhi thực dân Pháp muốn

A. giành lại thế chủ động về chiến lược ở chiến trường chính (Bắc Bộ).       

B. kết thúc nhanh chiến tranh.

C. buộc ta phải đàm phán.                                                                               

D. buộc ta phải đầu hàng.

Câu 6. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tatxinhi đã có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc kháng chiến của ta?

A. Làm cho cuộc kháng chiến của ta trở nên khó khăn, phức tạp.

B. Làm cho cuộc kháng chiến của ta trở nên thuận lợi hơn.

C. Ta có thể đàm phán với Pháp.

D. Ta có thể nhanh chóng lợi dụng điểm yếu của kế hoạch để giành thắng lợi.

Câu 7. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng (2-1950) họp ở

A. Chiêm Hóa-Tuyên Quang.                                     

B. Tân Trào -Tuyên Quang.

C. Định Hóa-Thái Nguyên.                                        

D. Pác Bó-Cao Bằng.

Câu 8. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng đã quyết định đổi tên Đảng ta là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.                                    

B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương.                              

D. Đảng Dân chủ Việt Nam.

Câu 9. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng đã bầu Tổng Bí thư của Đảng là

A. Hồ Chí Minh.                                                       

B. Lê Duẩn.

C. Trường Chinh.                                                      

D. Võ Nguyên Giáp.

Câu 10. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam nhằm

A. khẳng định vai trò lãnh đạo độc quyền của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

B. đưa cách mạng về từng nước trên bán đảo Đông Dương, mỗi nước cần thành lập một đảng riêng.

C. tiếp tục sứ mệnh lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

D. đẩy mạnh sự tranh thủ hợp tác của các nước XHCN đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Câu 11. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Nêu cao vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng và giai cấp công nhân.

B. Tăng thêm lòng tin của nhân dân.

C. Làm cho nhân dân thế giới hiểu về cách mạng Việt Nam.

D. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, thúc đẩy kháng chiến tiến lên.

Câu 12. Mặt trận Việt Minh và Liên Việt (3-1951) hợp nhất thành mặt trận có tên là gì?

A. Mặt trận Việt Minh.                                  

B. Mặt trận Liên Việt.

C. Liên Việt Dân tộc thống nhất.                  

D. Liên Việt Tổ quốc Việt Nam.

Câu 13. Sự kiện nào thể hiện liên minh đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Bộ đội ta mở chiến dịch Thượng Lào.                                     

B. Bộ đội ta mở chiến dịch Trung Lào.

C. Thành lập liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào (3-1951).

D. Bộ đội ta tiến đánh Đông Bắc Cam-pu-chia.

Câu 14. Sự kiện nào thể hiện Đảng ta có chính sách bồi dưỡng sức dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Đảng ta phát động triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất đầu năm 1953.

B. Đảng đề ra chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khóa.

C. Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm năm 1952.

D. Chia lại toàn bộ ruộng đất công cho giai cấp nông dân.

Câu 15. Hãy cho biết tình hình thực dân Pháp sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam?

A. Bước đầu gặp những khó khăn và mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.

B. Thiệt hại ngày càng lớn, lâm vào thế phòng ngự bị động.

C. Vùng chiếm đóng bị thu hẹp.                                            

D. Hành lang Đông Tây bị chọc thủng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Tân Trụ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?