TRƯỜNG THPT BC CẦN GIUỘC | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Xu thế hòa bình và hợp tác bắt đầu từ thời gian
A. nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
B. nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
C. nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
D. nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 2. Ý nào phản ánh không đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là
A. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
B. mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
C. các nước phải chi phí một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để chạy đua vũ trang.
D. chủ nghĩa khủng bố xuất hiện đe doa đến nền an ninh của các quốc gia.
Câu 3. Năm 1947, Tổng thống Truman đề nghị viện trợ 400 triệu đô la cho hai nước Hy Lạp và Thỗ Nhĩ kì nhằm
A. biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương để chống Liên Xô và các nước Đông Âu từ phía nam của các nước này.
B. biến hai nước này thành đồng minh thân cận của Mĩ để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương để chống Liên Xô và đàn áp phong trào cách mạng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
D. biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương để chống Liên Xô.
Câu 4. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới khi Mĩ và Liên Xô
A. thành lập khối NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
B. thành lập khối Vacsava và Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san.
C. thành lập khối NATO và Vacsava.
D. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan và sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Câu 5. Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu Mĩ, Mĩ đã thu được một số kết quả ngoại trừ việc
A. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo và ủng hộ Mĩ.
B. ngăn chặn đẩy lùi được CNXH trên phạm toàn thế gới.
C. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.
D. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài.
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh thế hai là
A. do hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.
B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai nước.
C. Mĩ muốn thiết lập thế giới đơn cưc dựa tyển sức mạnh về kinh tế và quân sự.
D. Liên Xô giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi đã làm thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mĩ.
Câu 7. Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, mối lo ngại nhất của Mĩ là gì?
A. CNXH đã trở thành hệ thống thế giới, trải dài Đông Âu đến châu Á.
B. Nhật Bản và Tây Âu đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. Liên Xô đã chế tạo thành công bom Nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Câu 8. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mĩ và Liên xô đã thay đổi như thế nào?
A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
B. Từ đồng minh chuyển sang đối đầu và dẫn đến chiến tranh lạnh.
C. Hai nước đã tiến hành hợp tác để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của thế giới.
D. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lộ trên thế giới.
Câu 9. Nhân tố chủ yếu đã chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau của thế kỉ XX là
A. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản.
B. xu thế liên minh khu vực và quốc tế.
C. chiến tranh lạnh.
D. sự hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới.
Câu 10. Sự khác biệt căn bản nhất giữa chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới đã diến ra là
A. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng.
B. chủ yếu diễn ra giữa Mĩ và Liên Xô.
C. diễn ra trên mọi lĩnh vực, trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa Mĩ và Liên Xô.
D. diễn ra dai dẳng, giằng co, bất phân thắng bại.
Câu 11. Năm 1961 là năm diễn ra sự kiện gì thể hiện việc chinh phục vũ trụ của Liên Xô?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất .
B. Phóng con tàu vũ trụ đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ.
C. Đưa con người lên Mặt Trăng.
D. Đưa con người lên Sao Hỏa.
Câu 12. Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mỹ là
A. mở rộng lãnh thổ.
B. ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
C. duy trì nền hòa bình thế giới.
D. khống chế các nước khác.
Câu 13. Lý do Liên Xô đẩy mạnh khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là gì?
A. Để chạy đua vũ trang với Mỹ.
B. Hàn gắn vết thương chiến tranh và phấn đấu nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
C. Muốn cạnh tranh vị thế cường quốc với nước Mỹ.
D. Vượt qua thế bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước Tây Âu.
Câu 14. Trong những năm chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng
A. chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này, nên không cần sự điều chỉnh.
B. hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới chịu tác động lớn, nên phải điều chỉnh và tiến hành đổi mới đất nước.
C. mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp ở châu Âu.
D. công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chịu tác động, nhưng cần phải đúc kết bài học kinh nghiệm.
Câu 15. Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách-mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là
A. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.
B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
C. đều tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài.
D. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường xã hội chủ nghĩa.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của
A. các nước đế quốc châu Âu.
B. các nước đế quốc châu Mĩ.
C. các nước đế quốc Âu – Mĩ.
D. phát xít Nhật.
Câu 2. Những nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là
A. Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
B. Thái Lan. Việt Nam, Lào.
C. Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. Việt Nam, Inđônêxia, Mianma.
Câu 3. Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là
A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo.
B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo.
C. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia.
D. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây.
Câu 4. Ngày 26/1/1950 đánh dấu sự kiện gì ở Ấn Độ?
A. M.Ganđi, lãnh tụ của Đảng Quốc đại bị ám sát.
B. Thành lập hai nhà nước tự trị ở Ấn Độ.
C. Thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobattơn”.
D. Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa.
Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
A. Các quốc gia cần hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập.
B. Nhu cầu hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
C. Xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế có hiệu quả.
D. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc.
Câu 6. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội nhằm mục tiêu
A. xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B. xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
C. nâng cao đời sống nhân dân và chất lượng nguồn lao động.
D. xây dựng nền kinh tế có năng lực khẩu mạnh mẽ.
Câu 7. “Phương án Maobattơn” mà thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ có nội dung như cơ bản là
A. chia Ấn Độ thành hai quốc gia độc lập trên cơ sở tôn giáo.
B. chia Ấn Độ thành ba quốc gia độc lập.
C. chia Ấn Độ thành ba quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo.
D. chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo.
Câu 8. Từ năm 1954 đến 1970, Chính phủ Xihanuc ở Campuchia thực hiện đường lối
A. chỉ liên kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
B. liên minh với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. hòa bình, trung lập.
D. liên minh với các nước Đông Dương.
Câu 9. Chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN
A. lấy phát triển sản xuất làm chỗ dựa.
B. lấy thị trường ngoài nước làm chỗ dựa.
C. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa.
D. lấy nguồn vốn trong nước làm chỗ dựa.
Câu 10. Ngày 2 -12- 1975, ở Lào diễn ra sự kiện
A. nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi.
B. hoàn thành việc giành chính quyền trong cả nước.
C. chính thức thành lập nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
D. Mĩ kí Hiệp định Viêng Chăn công nhận nền độc lập ở Lào.
Câu 11. Do hoạt động ngoại giao của Quốc vương N. Xihanuc, ngày 9/11/1953 Pháp đã kí hiệp ước
A. trao trả độc lập hoàn toàn cho Campuchia.
B. trao trả độc lập cho Campuchia nhưng Pháp vẫn chiếm đóng đất nước này.
C. trao quyền tự trị cho Campuchia.
D. tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
Câu 12. Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á tiến hành chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu gồm
A.Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan.
B. nhóm 5 nước sáng lập ASEAN.
C. Malaixia, Philippin, Xingapo.
D. ba nước Đông Dương.
Câu 13. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, ở khu vực Đông Nam Á diễn ra tình hình nổi bật là
A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập.
B. hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập.
C. các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
D. các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO).
Câu 14. Ý nào dưới đây không đúng về quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX?
A. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN đã được cải thiện tích cực.
B. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. Các nước ASEAN chống lại sự hình thành trật tự “đa cực” sau Chiến tranh lạnh kết thúc.
D. Các nước ASEAN thực hiện hợp tác, phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Bali.
Câu 15. Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì
A. thực dân Pháp xâm lược trở lại.
B. quân phiệt Nhật Bản xâm lược trở lại.
C. Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.
D. thực dân Âu - Mĩ trở lại xâm lược.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Milatinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai).
B. Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trên thế giới.
C. Làm căng thẳng thêm cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ.
D. Làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Câu 2. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một Hội nghị quốc tế ghi nhận là
A. Hội nghị Pốtxđam năm 1945.
B. Hội nghị Ianta năm 1945.
C. Hội nghị Giơnevơ năm 1954.
D. Hội nghị Pari năm 1973.
Câu 3. Nguyên nhân quyết định đưa đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945 là
A. có thời cơ thuận lợi – Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
B. tình đoàn kết của nhân dân hai nước.
C. truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của các dân tộc.
D. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 4. Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi năm 1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia tuyên bố độc lập là do
A. ba nước này chớp được thời cơ Nhật đầu hàng Đồng Minh.
B. ba nước này đề có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. ba nước này có quá trình chuẩn bị cho khởi nghĩa chu đáo, kỹ lưỡng.
D. kẻ thù thống trị ở ba nước này thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 5. Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên đều
A. có nền kinh tế phát triển.
B. đã giành được độc lập.
C. có chế độ chính trị tương đồng.
D. có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.
Câu 6. Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976).
B. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995).
C. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999).
D. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007).
Câu 7. Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trở thành các quốc gia độc lập.
B. trở thành khu vực năng động và phát triển.
C. trở thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
D. thành lập tổ chức ASEAN, đẩy mạnh hợp tác trong khu vực.
Câu 8. Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1945 -1975?
A. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào và Camphuchia góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.
B. Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.
C. Có những giai đoạn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập và đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng.
D. Sự đoàn kết của ba dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Câu 9. Cơ hội của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN là
A. hội nhập, giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt.
B. tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
C. có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển.
D. có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý kinh tế của các nước phát triển trên thế giới.
Câu 10. Những nước nào ở khu vực Đông Nam Á tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Việt Nam, Lào, Xingapo.
C. Việt Nam, Lào, Inđônêxia.
D. Việt Nam, Inđônêxia, Campuchia.
Câu 11. Nét giống nhau trong của cách mạng ở Lào và Campuchia từ năm 1969-1973 là
A. do sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
B. chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
C. chống lại chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.
D. chống lại sự xâm lược của Pháp - Mĩ.
Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Đông Nam Á có cơ hội thuận lợi nào trong cuộc đấu tranh giành độc lập?
A. Liên Xô giúp đỡ phong trào đấu tranh của các nước Đông Nam Á.
B. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á.
D. Quân Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản.
Câu 13. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và Trung Quốc ?
A. Đẩy mạnh cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo.
B. Đẩy mạnh cuộc “Cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm.
C. Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật trong xây dựng đất nước.
D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên.
Câu 14. Bài học rút ra từ sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là gì?
A. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. Chớp thời cơ phát lệnh khởi nghĩa.
C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin.
D. Có quá trình chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng, chớp thời cơ.
Câu 15. Việc thực dân Anh đưa ra phương án Maobattơn đã chứng tỏ
A. thực dân Anh đã chấm dứt việc cai trị và bóc lột Ấn Độ.
B. thực dân Anh đã nhượng bộ trong quá trình cai trị ở Ấn Độ
C. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.
D. thực dân Anh muốn thay đổi phương án cai trị để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT BC Cần Giuộc. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hà Trung
- Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Gia Tự
Chúc các em học tập tốt !