Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THCS&THPT Bình Phong Thạnh

TRƯỜNG THCS&THPT BÌNH PHONG THẠNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự chuyển biến như thế nào?

A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

B. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.

C. Từ hợp tác với nhau trong chiến tranh chuyển sang đối đầu.

D. Từng là đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh.

Câu 2. Chiến tranh lạnh là

A. cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô trên tất cả mọi lĩnh vực.

B. chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa hai phe - phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

C. sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.

D. cuộc chạy đua vũ trang giữa hai phe – phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Sự kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc “Chiến tranh lạnh” là sự ra đời của

A. “Học thuyết Truman”.                                    

B. “Kế hoạch Mácsan”.

C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.          

D. chiến lược “Cam kết và mở rộng”.

Câu 4.  “Kế hoạch Mácsan” (6/1947) của Mĩ còn có tên gọi khác là

A. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”.                   

B. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”.

C. “Kế hoạch phát triển châu Âu”.                    

D. “Kế hoạch tái thiết châu Âu”.

Câu 5. Một trong những mục đích của Mĩ khi đề ra “Kế hoạch Mácsan” (1947) là tập hợp các nước Tây Âu vào

A. liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa.

B. liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

C. liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

D. tổ chức chính trị-quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa. 

Câu 6. Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” đã tác động như thế nào đến đến mối quan hệ giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa?

A. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.

B. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và quân sự.

C.Tạo nên sự phân chia đối lập về chính trị.

D. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế.

Câu 7. Tổ chức nào dưới đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu?

A. SEATO.                          

B. NATO.                            

C. CENTO.                     

D. ANZUS.

Câu 8. Tổ chức Hiệp ước Vácsava là tổ chức liên minh

A. quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

B. kinh tế - quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

C. chính trị - quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

D. kinh tế - chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Câu 9. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu.

B. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

C. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới.

D. Khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa hai phe – phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Câu 10. Định ước Henxinki (8/1975), được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề

A. chống khủng bố ở châu Âu.                                            

B. liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.

C. tranh chấp bằng biện pháp hòa bình ở châu Âu.               

D. bảo vệ môi trường ở châu Âu.

Câu 11. Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện chấm dứt cuộc “Chiến tranh lạnh”?

A. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972).

B. Định ước Henxinki được kí kết (1975).                                              

C. Liên Xô và Mĩ kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (1972). 

D. Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa M.Góocbachốp và G. Busơ (cha) (1989).

Câu 12. Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung trong quan hệ quốc tế là

A. tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự. 

B. hòa bình, hợp tác và phát triển.

C. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.                                

D. cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu hiện nay?

A. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.

B. Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước tư bản.

C. Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước khu vực Mĩlatinh.

D. Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước Đông Âu.

Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau những năm 50 đến năm 2000 là

A. đều là trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.

B. đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.

C. đều là siêu cường kinh tế của thế giới.                                       

D. đều chịu sự cạnh tranh các nước XHCN.

Câu 3. Việt Nam có thể học tập được gì từ bài học phát triển kinh tế của Tây Âu?

A. Vay mượn vốn đầu từ từ bên ngoài.                           

B. Quan hệ mật thiết với Mỹ để nhận viện trợ.

C. Tranh thủ mua nguyên liệu giá rẻ từ Châu Âu.          

D. Áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất.

Câu 4. Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?

A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.

B. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương được trở nên hòa dịu.

C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 5. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. Anh.                                        

B. Mỹ.                                 

C. Pháp.              

D. Nhật.

Câu 6: Đặc trưng cơ bản của cách mạng kỉ thuật là gì?

A. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.

B. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc…) .

C. Cải tiến việc quản lí sản xuất.

D. Cải tiến việc phân công lao động.

Câu 7. Sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh với Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự.

B. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng.

C. gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.

D. diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại.

Câu 8. Điểm chung của Hiệp ước Bali (của tổ chức ASEAN) và Định ước Henxinki (của Mĩ, Canada và 33 nước châu Âu) là

A. xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

B. khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia.

C. hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

D. tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật.

Câu 9. Sự “đối đầu” giữa hai cực Xô – Mĩ trong gian Chiến tranh lạnh được biểu hiện rõ nét nhất qua

A. cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp.

B. cuộc chiến tranh Triều Tiên.

C. cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

D. các cuộc chiến tranh ở Trung Đông.

Câu 10. Ý không phản ánh đúng hậu quả do Chiến tranh lạnh để lại là

A. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới.

B. cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đều thu được những nguồn lợi khổng lồ.

C. các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông….

D. các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đua vũ trang.

Câu 11. Để ngăn chặn sự làn tràn của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á, Mĩ đã thành lập tổ chức quân sự

A. NATO.                      

B. CENTO.                    

C. ANZUS.                         

D. SEATO.

Câu 12. Sau chiến tranh lạnh, nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ là

A. vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược toàn cầu.

B. tăng cường hơn nửa mối quan hệ với các nước Mĩ Latinh.

C. tiếp tục tìm cách chi phối các nước đồng minh.

D. cải thiện quan hệ với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa 2 giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là gì?

A.Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kĩ thuật phát triển.

B. Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kĩ thuật.

C.Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.

D. Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.

Câu 2Điểm khác nhau cơ bản của khoa học khác với kĩ thuật là gì ?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. .Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật.

C.  Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các vĩnh vực Toán , Lý, Hóa ,Sinh.

D. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.

Câu 3: Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là gì?

A. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

C. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố.

D. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Câu 4: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay có gì khác so với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII?

A.Khoa học kĩ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B.Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

C.Kĩ thuật  trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D.Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Câu 5: Sự kiện ngày 11/9/2001 đã dẫn đến hệ quả như thế nào đối với thế giới hiện nay?

A. Các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển.

B. Đặt các quốc gia, các dân tộc trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.

C.Gây ra những tác động phức tập trong quan hệ quốc tế.

D. Đó là tổn thất to lớn của nước Mỹ.

Câu 6 : Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào tìm ra trong các vật liệu dưới đây?

A. Bê tông.                                 

B. Polime.                              

C. Sắt,thép.                        

D. Hợp kim.                                                        

Câu 7: Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là?

A. Sử dựng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.

B. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.

C. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.

D. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

Câu 8: Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật hiện đại là?

A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.                 

B. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.

C. Đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ.                          

D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.

Câu 9: Những yếu tố nào đã trở thành nguồn gốc sâu xa dẩn đến cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay?

A. Yêu cầu của kĩ thuật và đời sống xã hội.            

B. Yêu cầu của chiến tranh và sự gia tăng dân số.

C. Yêu cầu của sự văn minh nhân loại.                   

D. Yêu cầu của kĩ thuật và sản xuất.

Câu 10:  Khi dân số bùng nổ,tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt,nhân loại đang cần đến những yếu tố nào?

A. Dựa vào bản thân sức lao động của mình.              

B. Tìm cách để không ngừng cải tiến kĩ thuật.

C. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại.                  

D. Những công cụ sản xuất mới,có kĩ thuật cao.

Câu 11: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thư hai đã gây ra những hậu quả tiêu cực đến đời sông con người như thế nào?

A. Tài nguyên cạn kiệt,môi trường ô nhiễm nặng.         

B. Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp.

C. Cơ cấu dân cư thay đổi.                                              

D. Lao động dịch vụ và trí óc tăng lên.

Câu 12: Kĩ thuật muốn tiến bộ trước hết phải dựa vào

A. Sự phát triển của khoa học cơ bản.                             

B. Sự văn minh của nhân loại.

C. Sự phát triển của văn hóa.                                           

D.Sự phát minh và cải tiến công cụ sản xuất.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THCS&THPT Bình Phong Thạnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?