Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Trường Long Tây

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG LONG TÂY

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là

A. thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.

B. giải quyết tốt mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.

C. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

D. không ngừng củng cố khối liên minh công - nông.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh bước phát triển của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947?

A. Ta chủ động mở chiến dịch.

B. Phương thức tác chiến đa dạng, chủ yếu là quân chủ lực.

C. Ta buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

D. Ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.

Câu 3: Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?

A. Tập trung chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.

B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Tập trung chủ đạo vào sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với hội nhập quốc tế.

Câu 4: Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất, có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tiến lên và chứng tỏ tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam ?

A. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (5-1952).

B. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951).

C. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (3-1951).

D. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3-1951)

Câu 5: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 là

A. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.                  

B. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. kháng chiến và kiến quốc                                       

D. chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 6: Tháng 8-1945 điều kiện khách quan rất thuận lợi, tạo thời cơ cho dân ta vùng lên giành độc lập, đó là :

A. Sự đầu hàng của phát xít Italia và phát xít Đức .

B. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật .

C. Sự thất bại của phe phát xít Đức ở chiến trường Châu Âu .

D. Sự thắng lợi của phe Đồng minh.

Câu 7: Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ-Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước năm 1930 là gì?

A. Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể.

B. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.

C. Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.

D. Những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.

Câu 8: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã tạo bước ngoặt căn bản cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì

A. giáng một đồn mạnh vào chính quyền Sài gòn, khả năng can thiệp của Mĩ bị hạn chế.

B. buộc Mĩ phải đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

C. buộc mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố " phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược.

Câu 9: Bài học kinh nghiệm quý báu nào luôn được nhân dân ta phát huy và vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ  và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.

B. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.

C. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.

D. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ?

A. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.

B. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

C. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

D. Thể hiện sự của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.

Câu 11: Điều gì chứng tỏ Cương lĩnh đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là đúng đắn, sáng tạo, thấm đượm tính dân tộc và nhân văn?

A. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.

B. Nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu.

C. Thấy được khả năng liên minh có điều kiện với giai cấp tư sản dân tộc, lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Đặt ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

C

11

D

21

C

2

C

12

C

22

A

3

D

13

A

23

C

4

B

14

C

24

A

5

C

15

B

25

B

6

B

16

B

26

C

7

C

17

B

27

D

8

B

18

D

28

B

9

B

19

B

29

A

10

B

20

B

30

B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đi từ lập trường một người yêu nước chuyển sang lập trường một người cộng sản là

A. bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản (12.1920)

B. đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai (1919)

C. đọc sơ thảo luận cương của LêNin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. (7. 1920)

D. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 2: Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

A. Lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công.

B. Kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc.

C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.

D. Kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang.

Câu 3: Sự kiện nào sau đây được sách giáo khoa Lịch sử 12 hiện hành (năm 2018), chương trình cơ bản, NXB giáo dục nhận định "mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam là một trong những ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc"?

A. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava

B. Ngày 25 - 8 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng từ Tân Trào về đến Hà Nội

C. Ngày 2 - 9 - 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

D. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, mở ra bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam từ 1919-1930 là

A. sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác

B. sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản.

C. sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác -Lênin.

D. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản.

Câu 5: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là

A. hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

B. sự lãnh sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.

D. tình đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương.

Câu 6: Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam có những thời cơ gì?

A. Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới.

B. Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, tăng cường mở rộng thị trường.

C. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật.

Câu 7: Nét tương đồng về sự hình  thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì ?

A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập,tự chủ, có nhu cầu liên minh hợp tác.

B. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có 6 nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.

C. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.

D. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh kinh tế, văn hóa, chính trị để thoát khỏi sự chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.

Câu 8: Bài học nào từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

A. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

B. Đoàn kết toàn dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất.

C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

D. Kiên trì và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 9: Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận nào?

A. Chính trị.                        

B. Kinh tế.                      

C. Văn hóa.                    

D. Quân sự.

Câu 10: Nội dung nào phản ánh đúng và đầy đủ tính chất các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt nam chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945-1954 )?

A. Giải phóng và giữ nước.                                       

B. Giữ nước và dựng nước.

C. Bảo vệ Tổ quốc.                                                    

D. Giải phóng dân tộc.

Câu 11: Việc vận dùng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1930 - 1945 được thể hiện qua luận điểm nào ?

A. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

B. Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

C. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

Câu 12: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?

A. Tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam

B. Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn

C. Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam

D. Giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

B

21

B

2

A

12

C

22

A

3

C

13

A

23

B

4

D

14

D

24

D

5

B

15

D

25

D

6

D

16

D

26

A

7

D

17

D

27

D

8

C

18

B

28

D

9

D

19

A

29

A

10

D

20

D

30

A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười".

Câu 2: Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lênin.                                   

B.Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

C.Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội.   

D.Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai.

Câu 3: Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ

A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.

B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.

C. giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản.

D. giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.

Câu 4: Điểm tương đồng giữa nội dung đổi mới ở Việt Nam (từ 12/1986) với chính sách kinh tế mới(NEP -1921) ở nước Nga Xô Viết là

A. thực hiện chế độ chưng thu lương thực thừa.

B. xây dựng kinh tế nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước.

C. xây dựng nhà nước XHCN của dân - do dân - vì dân.

D. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.

Câu 5: Sự kiện nào chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam thời kì 1930- 1945?

A. Hội nghị Trung ương lần 8 (tháng 5/1941).           

B. Đại hội quốc dân Tân Trào (16-18/8/1945).

C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (14-15/8/1945).       

D. Hội nghị Trung ương tháng 11/1939).

Câu 6: Thời cơ ngàn năm có một trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến  khi quân Đồng Minh vào Đông Dương.

B. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương.

C. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương.

D. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng Minh vào Đông Dương.

Câu 7: Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu bầu Quốc hội năm 1946 và 1976?

A. Tình hình đất nước có những điều kiện về kinh tế - xã hội.

B. Được sự giúp đỡ của các nước XHCN và nhân dân tiến bộ thế giới.

C. Đối diện với những nguy cơ đe dọa của thù trong, giặc ngoài.

D. Được tiến hành ngay sau thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Câu 8: Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". Đoạn trích trên  khẳng định

A. chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn.

B. quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

C. quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam.

D. quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Câu 9: "Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập lự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được." Nội dung trên được trích trong văn kiện của hội nghị nào?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1940.

B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.

Câu 10: Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

A. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

B. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.

C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.

D. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.

Câu 11: Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà Nguyễn sau khi kí kết các Hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884 ?

A. Triều đình Huế có lý do để ký các Hiệp ước, việc mất nước Việt Nam vào tay Pháp là do khách quan.

B. Triều đình Huế đã làm hết sức có thể để bảo vệ độc lập.

C. Triều đình Huế thiển cận chỉ mưu lợi ích dòng họ riêng không quan tâm đến lợi ích dân tộc.

D. Triều đình Huế nhu nhược phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để mất nước Việt Nam vào tay thực dân Pháp ở thế kỉ XIX.

Câu 12: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp vì

A. Buộc Pháp phải kí Hiệp định Gionever về Đông Dương

B. Đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava

C. Làm thất bại âm mưu của Mĩ muốn quốc tế hoá chiến tranh Đông Dương

D. Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

11

D

21

D

2

A

12

A

22

B

3

D

13

D

23

A

4

B

14

C

24

C

5

A

15

B

25

A

6

B

16

C

26

D

7

D

17

A

27

C

8

A

18

C

28

B

9

C

19

B

29

A

10

B

20

A

30

B

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trường Long Tây. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?