Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Tân Lạc

TRƯỜNG THPT TÂN LẠC

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Từ năm 1945 đến đầu những năm 70, chính sách đối nội nhất quán của chính quyền Mĩ là

A. phân biệt, đối xử với người nước ngoài đến Mĩ nhập cư.

B. ngăn chặn các tổ chức độc quyền lũng đoạn kinh tế Mĩ.

C. cấm nhân dân biểu tình chống chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam.

D. ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.

Câu 2: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

B. chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới

C. can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược

D. triển khai kế hoạch toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực với tham vọng làm bá chủ thế giới

Câu 3: Tổng thống thứ 45 của nước Mĩ là ai?

A. Ru-dơ-ven                    

B. Clin-tơn.                     

C. Ô-ba-ma.              

D. Donald Trump.

Câu 4: Chiến lược “ ngăn chặn” do ai đề ra ?

A. Tổng thống Rudơven.                                            

B. Tổng thống Truman.

C. Tổng thống Bill Clintơn                                        

D. Tổng thống Níchxơn

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu

B. các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại

C. xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ 2 dâng cao

D. sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ

Câu 6: Cho các sự kiện sau:

1. Sáu nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than thép Châu Âu”

2. Thành lập “Cộng đồng châu Âu” (EC)

3. Thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu”

Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian

A. 2,3,1                           B. 1,2,3                               C. 1,3,2                          D. 3,2,1

Câu 7: “Kế hoạch Macsan" mà Mĩ thực hiện ở Tây Âu năm 1947 còn được gọi là

A. kế hoạch khôi phục kinh tế

B. kế hoạch chinh phục Châu Âu

C. kế hoạch phục hưng Châu Âu

D. kế hoạch phục hưng liên minh Châu Âu

Câu 8: Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.

B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.

C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.

D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.

Câu 9: Đến năm 2007 EU có bao nhiêu nước thành viên?

A. 10 nước                       B. 25 nước                        C. 27 nước                       D. 29 nước

Câu 10: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì ?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới.

D. Liên minh với Mĩ và Liên Xô.

Câu 11: Nội dung nào sau đây thể hiện sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1991 – 2000 so với các giai đoạn trước

A. thận trọng đặt quan hệ với các nước Đông Nam Á

B. coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu

C. coi trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á

D. liên minh chặt chẽ với Mĩ

Câu 12: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản giai đoạn từ 1960 đến 1973 là

A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

B. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.

C. Con người được coi là vốn quý nhất.

D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1-C

2-D

3-D

4-B

5-D

6-C

7-C

8-B

9-C

10-A

11-B

12-C

13-B

14-D

15-C

16-D

17-A

18-A

19-A

20-B

21-A

22-C

23-D

24-B

25-C

26-D

27-C

28-B

29-D

30-A

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Thành công của Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế – xã hội 1945 – 1950 là ?

A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu.

B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.

C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối kinh tế Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

Câu 2: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có biểu hiện như thế nào?

A. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

B. bị canh tranh gay gắt bới các nước có nền công nghiệp mới.

C. lâm vào tình trạng suy thoái .

D. là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

Câu 3: Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Chế tạo công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.

B. thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

C. chinh phục vũ trụ, đưa người lên mặt trăng.

D. sản xuất được những vũ khí hiện đại.

Câu 4: Từ thập kỉ 9 trở đi, Mĩ chi phối hầu hết các tô chức kinh tế – tài chính quốc tế như

A. Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB).

B. Liên hợp quốc (UN), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

C. Liên hợp quốc (UN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Ngân hàng thế giới (WB).

Câu 5: Sau Chiến tranh lạnh Mĩ có âm mưu gì?

A. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới để tạo sức ảnh hưởng trên thế giới.

B. Vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

C. Dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.

Câu 6: Sau thất bại ở Việt Nam năm 1975, các chính quyền Mĩ

A. vẫn tiếp tục “Chiến lược toàn cầu” và theo đuổi Chiến tranh lạnh.

B. từ bỏ “Chiến lược toàn cầu”.

C. chỉ theo đuổi Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. từ bỏ Chiến tranh lạnh.

Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước

A. bị thiệt hại nặng nề.

B. thu nhiều lợi nhuận nhất.

C. không bị thiệt hại, cùng không thu được lợi nhuận gì.

D. cân bằng trạng thái trước chiến tranh.

Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng nông nghiệp.

B. Cách mạng công nghiệp.

C. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

D. Cách mạng công nghệ thông tin.

Câu 9: Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với

A. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 4 lần Mĩ, gấp 2 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.

B. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 3 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.

C. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.

D. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 5 lần mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.

Câu 10: Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì nổi bật?

A. Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề.

B. Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

C. Nhân dân Nhật Bản nổi dậy nhiều nơi.

D. Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau.

Câu 11: Để đẩy mạnh sự phát triển của đất nước, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào?

A. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật                           

B. Đầu tư ra nước ngoài.

C. Bán các bằng phát minh, sáng chế.                       

D. hu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Câu 12: Học thuyết Phucưđa (1977) chủ trương củng cố mối quan hệ của Nhật Bản với các nước ở khu vực nào?

A. Đông Nam Á.               

B. Mĩ Latinh.                   

C. Tây Âu.                  

D. Châu Á.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1–C

2–C

3–A

4–A

5–B

6–A

7–B

8–C

9–C

10–A

11–A

12–A

13–C

14–D

15–A

16–A

17–C

18–A

19–C

20–C

21–A

22–A

23–C

24–A

25–D

26–A

27–B

28–A

29–A

30–D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một trong những thành tựu của kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh ờ Liên Xô (1945 - 1950) ?

A. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp năm 1950 đạt mức sản lượng năm 1940.

B. Sản lượng nông nghiệp, công nghiệp đểu vượt mức sản lượng năm 1940.

C. Sản lượng cổng nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chỉến tranh (năm 1940).

D. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đều tăng 73%.

Câu 2: Năm 1949 dã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

B. Liên Xô chế tạo thành công bom hạt nhân

C. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ.

D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 3: Vị trí của nền kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 ?

A. Liên Xô là siêu cường kinh tế duy nhất.

B. Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai ờ châu Âu.

C. Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới.

D. Liên Xô là một nước có nển nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.

Câu 4: I-u-ri Ga-ga-rin là ai ?

A. Là người đầu tiên thám hiểm Mặt Trăng.

B. Là nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất

C. Là người đầu tiên thám hiểm sao Hỏa.

D. Là người đã thiết kế - chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo Spút-ních.

Câu 5: Từ năm 1946 - 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc khôi phục kinh tế?

A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước 9 tháng.

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên cùa Trái đất

C. Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

D. Thành lập Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Câu 6: Chính sách đối ngoại cùa Liên Xô từ nãm 1945 đến nừa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.

B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.

C. Tích cực ủng hộ hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.

D. Chỉ làm bạn với các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 7: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành

A. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.

B. quốc gia kế tục Liên Xô.

C. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.

D. quốc gia Liên bang Xô viết.

Câu 8: Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn đến Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

A. Do đường lối lãnh đạo manh tính chủ quan duy ý trí, cùng với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp.

B. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

C. Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm về nhiều mặt, làm cho khủng hoảng trầm trọng.

D. Không bắt kịp bước phát triển của Khoa học – kĩ thuật tiên tiến.

Câu 9: Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định nước Nga theo chế độ nào?

A. Dân chủ đại nghị.                                        

B. Thể chế quân chủ chuyên chế.

C. Thể chế quân chủ Lập Hiến.                       

D. Thể chế Tổng Thống Liên Bang.

Câu 10: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

C. tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.

D. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

Câu 11: Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm

A. Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.

C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

Câu 12: Chính sách đối ngoại vủa Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả về phương Tây, vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước

A. Châu Phi         

B. trong nhóm G7            

C. khu vực Mĩ Latinh             

D. châu Á

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1-C

2-D

3-C

4-B

5-A

6-C

7-B

8-B

9-D

10-B

11-D

12-D

13-D

14-A

15-B

16-D

17-B

18-A

19-C

20-C

21-D

22-D

23-A

24-A

25-B

26-A

27-D

28-A

29-A

30-B

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Tân Lạc. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?