TRƯỜNG THPT MAI CHÂU A | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Từ công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc, sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đòi hỏi Việt Nam cần phải
A. Định hướng lại thể chế chính trị
B. Dập khuôn theo mô hình cải cách- mở cửa của Trung Quốc
C. Định hướng lại mô hình phát triển kinh tế
D. Đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực.
Câu 2: Đối với Việt Nam, sự ra đời của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa là
A. Cách mạng nước ta thoát khỏi thế bị bao vây, ta có thể liên lạc nối liền với phe xã hội chủ nghĩa và thế giới dân chủ
B. Cuộc kháng chiến của ta bước sang giai đoạn mới, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
C. Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa sẽ trực tiếp đưa quân sang giúp ta đánh Pháp
D. Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng sang vùng Đông bắc Trung Quốc .
Câu 3: Đặc điểm chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế thứ hai là:
A. Đi từ phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành độc lập
B. Phong trào đấu tranh vũ trang
C. Phong trào đấu tranh chính trị
D. Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
Câu 4: Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa gì?
A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
B. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị.
C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.
D. Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng - chính trị - quân sự.
Câu 5: So với chiến lược kinh tế hướng nội, chiến lược kinh tế hướng ngoại của các nước tham gia sáng lập ASEAN có gì khác?
A. Phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay hàng nhập khẩu.
B. Chú trọng sản xuất hàng nội địa và xuất khẩu.
C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa.
D. Lấy xuất khẩu làm chủ đạo, mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư.
Câu 6: Một vụ tranh chấp, xung đột ở khu vực Đông Nam Á được Liên hợp quốc tham gia giải quyết có hiệu quả vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX là
A. Vấn đề chiến tranh vùng Vịnh.
B. "Vấn đề Campuchia".
C. Tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia.
D. Mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nổi bật của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975 ?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành khởi nghĩa, tuyên bố độc lập.
B. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
C. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại.
D. Gia nhập tổ chức ASEAN.
Câu 8: Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách – mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra bài học gì cho quá trình đổi mới đất nước ?
A. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo.
B. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm.
C. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật trong xây dựng và phát triển đất nước
D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên.
Câu 9: Cho các dữ liệu sau:
1. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
2. Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.
3. Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai chính thức bị xóa bỏ.
4. Tuynidi, Marốc và Xu đăng giành độc lập.
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
A. 3, 4, 1, 2.
B. 3, 1, 4, 2.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 4, 1, 2, 3
Câu 10: Hình thức đấu tranh chủ yếu của của các nước Mĩ Latinh sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 là
A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh kinh tế.
B. đấu tranh nghị trường.
C. đấu tranh vũ trang.
D. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1-D | 2-A | 3-A | 4-A | 5-D | 6-B | 7-D | 8-C | 9-D | 10-C |
11-A | 12-D | 13-D | 14-A | 15-D | 16-B | 17-C | 18-B | 19-A | 20-A |
21-B | 22-A | 23-D | 24-C | 25-A | 26-D | 27-C | 28-A | 29-A | 30-A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những thành tựu mà Mĩ đạt được trong lĩnh vực kinh tế là gì?
A. Chiếm hơn 45% tổng sản phẩm kinh tế thế giới
B. Chiếm 2/3 dự trữ vàng của thế giới
C. Sản lượng nông nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng nông nghiệp thế giới
D. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới
Câu 2: Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại của Mĩ là
A. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo
B. Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố
C. Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
D. Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới.
Câu 3: Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Phục hồi và phát triển trở lại.
B. Phát triển không ổn định.
C. Phát triển nhanh chóng.
D. Khủng hoảng suy thoái
Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng
A. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ.
B. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở Mĩ Latinh, châu Á – Thái Bình Dương.
C. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở trên khắp toàn cầu.
D. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu
Câu 5: Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ vào thời gian
A. Tháng 7/1973
B. Tháng 12/1989
C. Tháng 7/1995
D. Tháng 7/1997
Câu 6: Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giữ vai trò như thế nào trên trường quốc tế?
A. Trung tâm công nghiệp của thế giới.
B. Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
C. Trung tâm nông nghiệp của thế giới.
D. Trung tâm kinh tế của thế giới.
Câu 7: Sự kiện nào diễn ra ngày 11/09/2001 khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI?
A. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố
B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới
C. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
Câu 8: Sau chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào
A. Trở thành đối trọng vỡi Mĩ
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
C. Liên minh với Liên Bang Nga
D. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 9: Cộng đồng châu Âu (EC) là sự hợp nhất của các tổ chức nào
A. Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu
B. Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu
C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu và Cộng đồng kinh tế Châu Âu
D. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu
Câu 10: Mục tiêu của liên minh châu Âu EU là
A. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ
B. hợp tác liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại
C. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung
D. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, quân sự
Câu 11: Tổ chức nào ra đời ở Châu Âu năm 1951
A. Cộng đồng năng lượng và nguyên tử Châu Âu
B. Cộng đồng Châu Âu
C. Cộng đồng kinh tế Châu Âu
Đ. Cộng đồng than – thép Châu Âu
Câu 12: Tổ chức liên kết kinh tế– chính trị lớn nhất thế giới hiện nay là
A. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
D. Liên minh Châu Âu.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1–D | 2–A | 3–A | 4–C | 5–C | 6–B | 7–A | 8–D | 9–B | 10–C |
11–D | 12–D | 13–B | 14–C | 15–B | 16–B | 17–B | 18–C | 19–A | 20–C |
21–D | 22–C | 23–D | 24–D | 25–A | 26–C | 27–D | 28–C | 29–D | 30–C |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?
A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh
B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới
D. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác
Câu 2: Yếu tố nào dẫn tới sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?
A. Chủ nghĩa khủng bố.
B. Chiến tranh I-ran.
C. Mĩ thất bại tại Việt Nam.
D. Liên Xô tan rã.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển?
A. Lợi dụng chiến tranh làm giàu
B. Áp dung Khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng
C. Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam
D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú
Câu 4: Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn.
B. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.
C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
D. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.
Câu 5: Tại sao đầu những năm 70 của thế kỉ XX Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với Liên Xô và Trung Quốc
A. mở ra mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi với các nước xã hội chủ nghĩa
B. ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
C. chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới
D. đe doạ các đồng minh truyền thống của Mĩ
Câu 6: Mĩ đã thực hiện biện pháp cơ bản nào để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?
A. hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới.
B. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho mọi đối tượng học sinh.
C. đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học.
D. có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học
Câu 7: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi và thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật,
B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao, quân sự hoá nền kinh tế
C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
D. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động
Câu 8: Nội dung nào không nằm trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ là
A. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao
B. tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế của Mĩ
C. sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác
D. tăng cường phát triển khoa học, kĩ thuật, quân sự bảo đảm tính hiện đại về vũ trang
Câu 9: Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế.
B. mâu thuẫn với Mĩ và là đối trọng của của các nước XHCN Đông Âu.
C. thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá với bên ngoài
D. quan hệ mật thiết với Mĩ và Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 10: Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?
A. Từ năm 1991 đến nay
B. Từ năm 1945 đến năm 1950
C. Từ năm 1950 đến năm 1973
D. Từ năm 1973 đến năm 1991
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1-D | 2-A | 3-C | 4-A | 5-C | 6-C | 7-D | 8-D | 9-A | 10-C |
11-C | 12-A | 13-B | 14-B | 15-B | 16-C | 17-B | 18-D | 19-C | 20-D |
21-C | 22-B | 23-C | 24-D | 25-D | 26-B | 27-C | 28-D | 29-B | 30-D |
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Mai Châu A. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hà Trung
- Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Gia Tự
Chúc các em học tập tốt !