TRƯỜNG THPT MẠC ĐỈNH CHI | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Sách lược của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1945 là
A. Kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc
B. Kháng chiến chống Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc, hoà hoãn với Pháp ở miền Nam
C. Kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc
D. Hoà hoãn với Pháp ở miền Nam và Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định Sơ bộ?
A. Nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
B. Ngừng bắn ở Nam Bộ chuẩn bị đi đến kí kết một hiệp ước chính thức
C. Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.
D. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng, số quân này sẽ rút dần trong 5 năm.
Câu 3: Sau Cách mạng tháng Tám khó khăn lớn nhất đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là
A. Khó khăn về kinh tế.
B. Khó khăn về tài chính.
C. Khó khăn về thù trong.
D. Khó khăn về giặc ngoại xâm.
Câu 4: “Gấp rút tập trung quân Âu – Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát trển ngụy quân”. Đó là một trong bốn nội dung của kế hoạch nào?
A. Đờ Cát Tơ-ri.
B. Na-va
C. Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.
D. Đờ Cát
Câu 5: Ké thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Trung Hoa Dân quốc
B. Thực dân Pháp
C. Thực dân Anh.
D. Phát xít Nhật.
Câu 6: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là
A. Nhân dân ta đã giành quyền làm chủ.
B. Phong trào cách mạng thế giới phát triển.
C. Đất nước được độc lập tự do.
D. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
Câu 7: Trọng tâm của kế hoạch Đờlát đờ Tátxinhi là
A. Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm.
B. Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, gián điêp, thổ phỉ.
C. Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt và vành đai trắng bao quanh trung du đồng bằng Bắc Bộ.
D. Gấp rút tập trung quân Âu – Phi nhằm xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
Câu 8: Biểu hiện nào chứng tỏ Mỹ ngày càng lấn sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương?
A. Mỹ đưa người Việt sang học tại Mỹ.
B. Mĩ đồng ý với kế hoạch Rơve của Pháp.
C. Cố vấn quân sự Mĩ đến Việt Nam ngày càng nhiều.
D. Mỹ kí với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mỹ”.
Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
A. Thù trong, giặc ngoài: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính và nguy cơ ngoại xâm,…
B. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán và lũ lụt.
C. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách.
D. Quân Pháp tấn công Nam Bộ.
Câu 10: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946), động thái của thực dân Pháp ra sao?
A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã kí kết.
B. Đưa quân ra Bắc và đóng ở những địa điểm quy định.
C. Vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa
D. Chủ trương tiếp tục đàm phán với ta để đòi thêm quyền lợi ở Việt Nam.
Câu 11: Các thế lực ngoại xâm và nội phản gây khó khăn cho ta sau cách mạng tháng Tám nhằm
A. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim
B. hậu thuẫn cho thực dân Pháp
C. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam
D. chống phá chính quyền cách mạng vừa mới thành lập
Câu 12: Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc là vì
A. Tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
B. Đất nước còn nhiều khó khăn, đang rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
C. Tránh trường hợp một mình giải quyết nhiều khó khăn cùng một lúc.
D. Lo sợ sự uy hiếp của quân Trung Hoa dân quốc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1-C | 2-A | 3-D | 4-C | 5-B | 6-A | 7-C | 8-C | 9-A | 10-C |
11-D | 12-A | 13-D | 14-D | 15-C | 16-B | 17-C | 18-C | 19-A | 20-B |
21-B | 22-D | 23-A | 24-A | 25-A | 26-C | 27-B | 28-C | 29-D | 30-A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
A. Tự do.
B. Tự trị.
C. Tự chủ
D. Độc lập.
Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân làm gì để giải quyết nạn đói trước mắt trong những năm 1945 – 1946?
A. Tăng gia sản xuất.
B. Bãi bỏ thuế thân.
C. Nhường cơm sẻ áo.
D. Giảm tô 25%.
Câu 3: Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về
A. Kinh tế - văn hoá.
B. Kinh tế - quân sự.
C. Kinh tế - chính trị.
D. Chính trị - quân sự.
Câu 4: Từ ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược gì?
A. Hòa hoãn với cả hai thế lực ngoại xâm để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng.
B. Chống lại cả hai thế lực ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
C. Hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ.
D. Hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta.
Câu 5: Từ năm 1951 Đảng đã ra hoạt động công khai với tên gọi
A. Đảng Lao động Việt Nam
B. Đảng cộng sản Đông Dương
C. Đảng cộng sản Việt Nam
D. Chủ nghĩa cộng sản Đảng
Câu 6: Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam được giao cho quân đội nước nào?
A. Quân đội Anh và quân đội Mĩ.
B. Quân đội Anh và quân đội Pháp.
C. Quân đội Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc.
D. Quân đội Pháp và quân Trung Hoa Dân Quốc
Câu 7: Ta đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946) được kí kết?
A. “Hòa để tiến”.
B. Hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc.
C. Cầm súng đánh Pháp.
D. Đánh Pháp và Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 8: Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã phải kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ vào thời gian nào?
A. Ngày 2/9/1945
B. Ngày 6 /9/1945
C. Ngày 23/9/1945
D. Ngày 5/10/1945
Câu 9: Nội dung nào sau đây được đề cập đến trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946?
A. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự trị
B. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia độc lập
C. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia thống nhất
D. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên Hiệp Pháp
Câu 10: Từ ngày 6-3-1946 Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương “hoà để tiến“ với thế lực ngoại xâm nào
A. Quân Trung Hoa Dân quốc
B. Quân Pháp
C. Quân Nhật
D. Quân Anh.
Câu 11: Để bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 6-1-1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tổ chức
A. Cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
B. Thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
C. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
D. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp
Câu 12: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào “Tuần lễ vàng’, “quỹ độc lập” nhằm
A. Phát triển kinh tế nông nghiệp
B. Hỗ trợ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ
C. Giải quyết căn bản nạn đói
D. Giải quyết khó khăn về vấn đề tài chính
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1-A | 2-C | 3-A | 4-D | 5-A | 6-C | 7-A | 8-C | 9-D | 10-B |
11-C | 12-D | 13-D | 14-C | 15-C | 16-A | 17-D | 18-D | 19-C | 20-A |
21-C | 22-A | 23-C | 24-D | 25-A | 26-A | 27-B | 28-D | 29-D | 30-C |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Sau cuộc bầu cử Quốc hội, hội đổng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp đã được thành lập ở khu vực nào?
A. Bắc Bộ, Nam Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Bắc Bộ, Trung Bộ.
D. Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.
Câu 2: Chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói?
A. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.
B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ.
C. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hộ thống đê diều.
D. Điều tiết lượng thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm cấm nạn đầu cơ lương thực.
Câu 3: Bầu cử Quốc hội khoá I được tiến hành trong thời gian nào? Có bao nhiêu đại biểu được bầu vào Quốc hội?
A. 6/ 1/1946, 233 đại biểu.
B. 1/6/1946, 290 đại biểu.
C. 6/1/1946, 333 đại biểu.
D. 16/1/1946, 280 đại biểu.
Câu 4: Tại đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất, tổng kết và biểu dương thành tích của phong trào thi đua ái quốc đã chọn được
A. 7 anh hùng
B. 5 anh hùng
C. 8 anh hùng
D. 4 anh hùng.
Câu 5: Để góp phần bồi dưỡng sức dân, tăng cường xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định gì vào đầu năm 1953?
A. Tiếp tục cải cách giáo dục, đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh.
B. Chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
C. Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
D. Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
Câu 6: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theo
A. Vĩ tuyến 15.
B. Vĩ tuyến 16.
C. Vĩ tuyến 17.
D. Vĩ tuyến 18
Câu 7: Với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành một thắng lợi quân sự quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự", thực dân Pháp đã đề ra và thực hiện
A. Kế hoạch Bôlae.
B. Kế hoạch Rơve.
C. Kế hoạch Nava.
D. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
Câu 8: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc vào thời gian nào?
A. Ngày 01/05/1954
B. Ngày 07/05/1954
C. Ngày 05/07/1954
D. Ngày 08/05/1954
Câu 9: Địa điểm trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của thực dân Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ là
A. Xê nô
B. Mường Sài và Luôngphabang
C. Plâyku
D. Điện Biên Phủ
Câu 10: Hiệp định Gionever năm 1954 về Đông Dương quy định việc thống nhất đất nước Việt Nam được tiến hành bằng hình thức
A. sáp nhập miền Bắc vào miền Nam
B. sáp nhập miền Nam vào miền Bắc
C. tổng tuyển cử tự do trong cả nước
D. trưng cầu dân ý ở cả hai miền
Câu 11: Bước vào đông-xuân 1953-1954, âm mưu của Pháp-Mỹ là
A. Giành thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”
B. Giành lại quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ
C. Giành thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. Giành thắng lợi để tranh thử ủng hộ của thế giới trong chiến tranh Việt Nam
Câu 12: Trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương được Pháp và các nước tham dự Hội nghị công nhận gồm
A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và phát triển.
C. Độc lập, tự do, chủ quyền và mưu cầu hạnh phúc.
D. Độc lập, tự do, chủ quyền và thống nhất lãnh thổ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1-C | 2-D | 3-C | 4-A | 5-D | 6-C | 7-C | 8-B | 9-D | 10-C |
11-A | 12-A | 13-A | 14-D | 15-D | 16-C | 17-C | 18-B | 19-A | 20-C |
21-B | 22-A | 23-C | 24-B | 25-C | 26-C | 27-B | 28-C | 29-A | 30-A |
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Mạc Đỉnh Chi. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hà Trung
- Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Gia Tự
Chúc các em học tập tốt !