TRƯỜNG THPT LƯU VĂN LIỆT | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là
A. Bắc Sơn – Võ Nhai.
B. Thanh – Nghệ – Tĩnh.
C. Liên khu V.
D. Cao Bằng.
Câu 2: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức
A. Đội cứu quốc dân.
B. Việt Nam độc lập Đồng minh.
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 3: Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân giành được là
A. Vũ Lăng – Đình Bảng.
B. Bắc Sơn – Võ Nhai.
C. Phay Khắt – Nà Ngần.
D. Chợ Rạng – Đô Lương.
Câu 4: Từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945, ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh nhất
A. Kiên Giang – Đồng Tháp.
B. Mỹ Tho – Hậu Giang.
C. Cần Thơ – Cà Mau.
D. Tây Ninh – Long An.
Câu 5: Chiều ngày 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng
A. thị xã Cao Bằng.
B. thị xã Thái Nguyên.
C. thị xã Tuyên Quang.
D. thị xã Lào Cai.
Câu 6: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có nội dung cơ bản là
A. kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.
B. kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa.
C. phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”.
D. phát động khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 7: Ngay khi nhận được tin về việc Phát xít Nhật đầu hàng thì Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã
A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Câu 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra và thành công nhanh chóng chỉ trong vòng
A. 10 ngày.
B. 15 ngày.
C. 20 ngày.
D. 30 ngày.
Câu 9: Thực hiện chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhân dân ta phải làm gì?
A. Chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
B. Đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật.
C. Thực hiện một cao trào “kháng Nhật cứu nước”.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
Câu 10: Sau 30 năm xa Tổ quốc, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong hội nghị nào?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
D. Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
Câu 11: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố tại
A. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (3-1945).
B. Hội nghị quân sự Bắc Kì (4-1945).
C. Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào (từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945).
D. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (8-1945).
Câu 12: Vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam là
A. Tự Đức.
B. Hàm Nghi.
C. Duy Tân.
D. Bảo Đại.
Câu 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập ở
A. 90 Thợ Nhuộm.
B. 312 Khâm Thiên.
C. 48 Hàng Ngang.
D. 5D Hàm Long.
Câu 13: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là
A. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
B. đánh đổ Nhật – Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
C. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
D. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.
Câu 14: Hình thức đấu tranh cách mạng trong thời kì 1939 – 1945 là
A. hợp pháp, công khai.
B. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
C. bí mật, bạo động vũ trang.
D. bất hợp pháp, bán công khai.
Câu 15: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của
A. Tổng bộ Việt Minh
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, Đảng ta được tôi luyện và có lãnh tụ thiên tài.
B. Chủ nghĩa xã hội dần trở thành hệ thống thế giới.
C. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước phát triển.
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc lên cao.
Câu 2: Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào?
A. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng.
C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối.
D. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật.
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Đồng Minh?
A. Quân Anh, quân Mĩ.
B. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc.
C. Quân Anh, quân Pháp.
D. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh.
Câu 4: Sau Cách mạng tháng Tám, cuộc đấu tranh của Đảng và Chính phủ ta để thực hiện
A. độc lập- chủ quyền- thống nhất.
B. thống nhất – độc lập – chủ quyền.
C. giải phóng dân tộc.
D. hòa bình- thống nhất tổ quốc.
Câu 5: Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập
A. hũ gạo cứu đói.
B. ty bình dân học vụ.
C. nha bình dân học vụ.
D. cơ quan Giáo dục quốc gia.
Câu 6: Theo quyết định của Đồng Minh, quân Anh sẽ giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương từ
A. phía bắc Vĩ tuyến 16.
B. phía nam Vĩ tuyến 16.
C. phía bắc Vĩ tuyến 17.
D. phía nam Vĩ tuyến 17.
Câu 7: Nước nào đã giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai vào 9-1945 ?
A. Anh .
B. Tây Ban Nha.
C. Trung Quốc .
D. Bồ Đào Nha.
Câu 8: Quân dân ta mở đầu cho đấu tranh chống Pháp trở lại xâm lược 1945 ở đâu ?
A. Tây Nguyên.
B. Nam trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Sài Gòn – Chợ Lớn.
Câu 9. Với danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, quân Trung Hoa Dân quốc không dám.........., mà dùng bọn tay sai phá hoại cách mạng nước ta từ bên trong.
A. ra mặt công khai.
B. dùng vũ lực.
C. mạnh tay với ta.
D. hợp tác với Pháp.
Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai ?
A. Ngày 2 - 9 -1945, khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và nhiều người bị thương.
B. Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
C. Ngày 17- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
D. Ngày 18 - 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng.
Câu 11: Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi trên lĩnh vực nào nào?
A. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
B. Châp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc
C. Một số quyền lợi về chính trị, quân sự.
D. Một số quyền lợi về kinh tế và quán sự.
Câu 12. Nội dung thứ hai của Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 mà Chính phủ ta kí với Pháp là gì?
A. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
B. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật , và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
C. Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam.
D. Tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức.
Câu 13: Nội dung nào phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán, lũ lụt.
B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách.
C. Quân Pháp tấn công ở Nam Bộ.
D. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài.
Câu 14: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. thành lập “Nha bình dân học vụ”.
B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”.
C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”.
D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước.
Câu 15: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?
A. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương.
B. Ta không in được tiển riêng nên buộc phải chấp nhận đồng tiền mất giá “quan kim”, “quốc tệ” của Trung Hoa Dân quốc.
C. Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới.
D. Ta chưa in được tiền mới, không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương và buộc phải chấp nhận đồng tiền mất giá “quan kim”, “quốc tệ” của Trung Hoa Dân quốc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 ngả về phương Tây khôi phục và phát triển quan hệ với
A. các nước ASEAN.
B. các nước châu Á.
C. Nhật Bản.
D. Trung Quốc.
Câu 2. Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Pháp.
D. Anh.
Câu 3. Mục đích chính trị của kế hoạch Macsan (1974) do Mĩ thực hiện
A. Tấn công Liên Xô và Đông Âu từ phía Tây.
B. Chia cắt Châu Âu làm hai phe đối nhau.
C. Giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.
D. Lôi kéo và khống chế các nước Tây Âu là đồng minh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Học thuyết đánh dấu sự “trở về” Châu Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là:
A. Học thuyết Myadaoa.
B. Học thuyết Hasimato.
C. Học thuyết Kaiphu.
D. Học thuyết Phucuda.
Câu 5. Quá trình liên kết ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì
A. Tây Âu muốn thoát khỏi sự khống chế của Mĩ.
B. Tây Âu bị cạnh tranh khốc liệt bởi Mĩ và Nhật Bản.
C. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa liên kết chặt chẽ cạnh tranh với Tây Âu
D. Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa
Câu 6. Biểu hiện rõ nhất sự phát triển “Thần kì” của Nhật Bản trong những năm 1960 – 1973 là:
A. Thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
B. Vươn lên hàng thứ 2 thế giới tư bản (sau Mĩ).
C. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật cao nhất thế giới.
D. Tỉ lệ mù chữ và thất nghiệp thấp nhất thế giới.
Câu 7. Sau 1945 thế giới như bị phân đôi
A. Do Liên Xô muốn chống lại âm mưu chống phá phong trào cách mạng thế giới của Mĩ.
B. Do sự xung đột chính trị giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
C. Do xu thế muốn vươn lên làm bá chủ thế giới của các siêu cường kinh tế.
D. Do sự tranh giành quyền lợi giữa các nước thắng trận trong phe đồng minh, nổi bật là Liên Xô và Mĩ.
Câu 8. Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” và những cuộc chiến tranh thế giới đã qua
A. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
B. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ.
C. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự nhưng không xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
D. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại.
Câu 9. Sự kiện nào có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí người Mĩ trong nửa sau thế kỉ XX là
A. Những cuộc đấu tranh của người da đen và người da đỏ chống chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Vụ khủng bố 11/9 tại trung tâm thương mại Mĩ.
C. Sự thất bại của quân đội Mĩ trên chiến trường Irac.
D. Sự thất bại của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam.
Câu 10. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh
A. Gặp nhiều khó khăn vì Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nền nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Có thuận lợi song Liên Xô cũng gặp nhiều khó khăn do phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và bị các nước đế quốc bao vây chống phá.
C. Rất thuận lợi vì Liên Xô là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ hai nên có nhiều thuận lợi.
D. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 11. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vì
A. Ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô trên thế giới bị thu hẹp.
B. Liên Hợp quốc đã lấy lại được vị trí của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
C. Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã.
D. Mĩ và Liên Xô đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
Câu 12. Cuộc xung đột thể hiện rõ nhất sự cân bằng lực lượng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa
A. Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954).
B. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).
C. Cuộc chiến tranh chống Mĩ xâm lược (1954 -1975).
D. Sưu phong tỏa, cấm vận Cu Ba của Mĩ.
Câu 13. Để thoát khỏi tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe Tư bản Chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, Châu Âu đã
A. Thành lập cộng đồng châu Âu (EC).
B. Giúp đỡ Đông Âu phát triển kinh tế.
C. Rút khỏi các khối quân sự do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.
D. Kí hiệp định Henxinki, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh khu vực.
Câu 14. Sự kiện phát xít đầu hàng đồng minh (8/1945) đã tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Nam Á
A. Đứng lên đấu tranh và nhiều nước giành được độc lập dân tộc.
B. Làm cách mạng thành công và thành lập các nước cộng hòa.
C. Đứng lên đấu tranh và tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập dân tộc.
D. Tự tuyên bố là các quốc gia độc lập.
Câu 15. Điểm khác nhau căn bản của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi?
A. Mĩ Latinh đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ, thành lập chính phủ dân tộc dân chủ. Qua đó giành độc lập chủ quyền của dân tộc.
B. Mĩ La tinh đấu tranh giành độc chủ quyền của dân tộc.
C. Hình thành tổ chức thống nhất chung sự đấu tranh.
D. Mĩ La tinh đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và bọn tay sai để giải phóng dân tộc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Lưu Văn Liệt. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hà Trung
- Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Gia Tự
Chúc các em học tập tốt !