TRƯỜNG THPT LONG MỸ | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra trong bối cảnh nào của chiến tranh thế giới thứ hai?
A. hoàn toàn kết thúc.
B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. đang diễn ra vô cùng ác liệt.
D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
Câu 2: Đâu là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc
A. giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
D. thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị.
Câu 3: Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là
A. các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước.
B. nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.
C. mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
D. những tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều.
Câu 4: Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế đã có chuyển biến gì?
A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
B. Tiếp tục đối đầu căng thẳng.
C. Xu hướng hòa hoãn xuất hiện.
D. Thiết lập quan hệ đồng minh.
Câu 5: Nguyên nhân nào dưới đây không dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giơi thứ hai?
A. Tận dụng tối đa viện trợ bên ngoài.
B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
C. Con nguời năng động,sáng tạo.
D. Chi phí quốc phòng thấp.
Câu 6: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phát xít Nhật Bản.
B. giữa giai cấp công nhân với tư sản và giữa giai cấp nông dân với địa chủ.
C. giữa giai cấp tư sản mại bản với tư sản dân tộc, công nhân với Pháp.
D. giữa toàn thể nhân dân với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Câu 7: Đầu năm 1929 Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?
A. An Nam Cộng sản Đảng và Tân Việt cách mạng Đảng.
B. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
C. Đông Dương Cộng sản Đảng và nhóm Cộng sản đoàn.
D. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông sản Dương Cộng liên đoàn.
Câu 8: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta trong kháng chiến chống Pháp là
A. Liên khu V.
B. Cao Bằng.
C. Thanh - Nghệ - Tĩnh.
D. Bắc Sơn - Võ Nhai.
Câu 9: Mặt trận Việt Minh (1941) ở Việt Nam là tên gọi tắt của tổ chức
A. Việt Nam độc lập Đồng minh.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Đội cứu quốc dân.
D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 10: Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào?
A. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật.
B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng.
C. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
D. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối.
Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Đồng minh?
A. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc.
B. Quân Anh, quân Mĩ.
C. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh.
D. Quân Anh, quân Pháp.
Câu 12: "Chiến tranh đặc biệt"1961-1965" ở Miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng
A. quân viễn chinh Mỹ, và quân đồng minh, vũ khí hiện đại của Mĩ.
B. quân đội Sài Gòn kết hợp với quân Mỹ, trong đó quân đội Sài Gòn là chính.
C. quân đội Sài Gòn kêt hợp với quân Mỹ, trong đó quân Mỹ là chính.
D. quân đội Sài Gòn do Mỹ trang bị và chỉ huy.
Câu 13: Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc sau năm 1954 là
A. hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế.
B. phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
C. hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo quan hệ sản xuất.
D. đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế.
Câu 14: Nguyên nhân sâu xa của phong trào "Đồng khởi" (1959-1960) là
A. chính quyền Mỹ-Diệm đã suy yếu.
B. mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với Mỹ-Diệm gay gắt hơn bao giờ hết.
C. Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) quyết định dùng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm.
D. lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh.
Câu 15: Hình thức đấu tranh của phong trào "Đồng khởi" (1959-1960) là
A. đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.ss
B. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
C. đấu tranh chính trị , kết hợp với thương lượng .
D. đấu tranh chính trị khởi nghĩa giành chính quyền.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Sự kiện đánh dấu tình trạng đối đầu giữa hai khối nước TBCN và XHCN chấm dứt ở châu Âu là
A. cuộc gặp gỡ giữa M. Goócbachớp và G. Busợ trên đảo Manta(1989).
B. hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa giữa Mỹ và Liên Xô (1972).
C. Mĩ, Canada và 33 nước Châu Âu kí định ước Henxinki (1975).
D. hiệp ước về cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức(1972).
Câu 2: Khoảng năm 1950 là thời điểm
A. Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, do tác động của kế hoạch Mac-san.
B. kinh tế Tây Âu đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế-tài chính thứ ba thế giới.
C. nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng, vượt qua cả Nhật Bản.
D. nền kinh tế các nước Tây Âu về cơ bản đã phục hồi và đạt mức trước chiến tranh.
Câu 3: Sự kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ là
A. sự phân chia phạm vi đóng quân giữa Liên Xô và Mĩ tại Hội nghị Ianta (2-1945).
B. sự ra đời của chủ nghĩa Truman và Chiến tranh lạnh (3-1947).
C. việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
D. sự ra đời của khối NATO (1949)
Câu 4: Cơ quan nào dưới đây không trực thuộc Liên hợp quốc?
A. Ban thư kí.
B. Hội đồng bảo an.
C. Ủy ban châu Âu.
D. Tòa án quốc tế.
Câu 5: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?
A. Ianta.
B. Pốtxđam.
C. Xan Phranxixcô.
D. Vécxai.
Câu 6: Giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?
A. Giao thông vận tải.
B. Kỹ thuật.
C. Thông tin liên lạc.
D. Công nghệ.
Câu 7: Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành
A. chiến lược kinh tế hướng ngoại.
B. mở cửa nền kinh tế.
C. xây dựng nền kinh tế tự chủ.
D. chiếnlược kinh tế hướng nội
Câu 8: Yêu cầu số một của giai cấp nông dân Việt Nam thời thuộc địa là
A. hòa bình, tự do.
B. độc lập dân tộc.
C. giảm tô, thuế.
D. ruộng đất.
Câu 9: Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra
A. cuộc cách mạng 4.0.
B. xu thế toàn cầu hóa.
C. những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư.
D. cuộc cách mạng chất xám.
Câu 10: Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là
A. Việt Nam, Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia.
B. Malaixia, Singapo, Mianma, Thái Lan, Inđônêxia
C. Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia, Brunây.
D. Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia.
Câu 11: Ý nào sau đây không phải là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Xây dựng và tổ chức các cơ sở ở trong nước.
B. Ra sách báo tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội.
C. Tổ chức các cuộc ám sát những tên trùm thực dân và phản động tay sai.
D. Thực hiện chủ trương "vô sản hóa" cho cán bộ Hội.
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế các nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái trong những năm 1973 - 1991 là gì?
A. Các nước Tây Âu mất hết thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh.
B. Bị bao vây bởi hệ thống XHCN lớn mạnh trên thế giới.
C. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới bắt đầu từ năm 1973.
D. Tác động từ cuộc khủng hoảng của nước Mỹ và Nhật.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ?
A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp
B. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho quân Tưởng.
C. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
D. Hai bên cùng ngừng bắn ở Nam Bộ.
Câu 2: Khi mới thành lập Đảng ta lấy tên là gì?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương
B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Đảng Lao động Việt Nam
D. Đông Dương Cộng sản Đảng
Câu 3: Xô viết Nghệ-Tĩnh thực sự là chính quyền
A. Của dân, do dân, vì dân
B. Của giai cấp vô sản được thiết lập trong cả nước
C. Phong kiến
D. Đế quốc
Câu 4: Trong nội dung Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo có một số điểm gì hạn chế?
A. Nhược điểm mang tính chất “hữu khuynh” giáo đều
B. Nặng về đấu tranh giai cấp, đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trng – tiểu địa chủ
C. Chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam
D. Chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu
Câu 5: Các tỉnh giành được chính quyền sớm nhất cả nước trong cách mạng tháng 8/1945 là:
A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Nam
D. Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi
Câu 6: nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945
A. Nhật đảo chính Pháp
B. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật
C. Chiến thắng của quân Đồng minh buộc Nhật phải đầu hàng 15/8/1945
D. Đảng lãnh đạo
Câu 7: nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt mà Đảng đề ra trong Hội nghị Trung ương tháng 7/1936 là
A. Chống đế quốc giành độc lập, phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
B. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình
C. Chống phát xit, chống đế quốc, phong kiến
D. Chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
Câu 8: chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, ta ở thế
A. Chủ động
B. Bị động đối phó
C. Bị động giai đoạn đầu và chủ động ở giai đoạn sau
D. Cầm cự
Câu 9: Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (ngày 14,15 tháng 8/1945) đã thông qua
A. Kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi dành được chính quyền
B. Thành lập ủy ban dân tộc giải phóng
C. Ban hành 10 chính sách lớn của Việt Minh
D. Thành lập Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa
Câu 10: thời cơ của cách mạng tháng 8/1945 được khẳng định là
A. Mười năm có một
B. Trăm năm có một
C. Ngàn năm có một
D. Triệu năm có một
Câu 11: trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hau ở Việt Nam, Pháp đầu tư vào ngành công nghiệp chủ yếu:
A. Chế biến
B. Máy móc
C. Khai thác than
D. Dệt
Câu 12: mục tiêu nổi bật của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là:
A. Vơ vét bóc lột về nguyên liệu, sức người, sức của
B. Vốn dầy tư it, quy mô nhỏ
C. Chỉ đầy tư vốn vào công nghiệp và nông nghiệp
D. Chủ yếu đầy tư côn cho ngành thương nghiệp
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Long Mỹ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hà Trung
- Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Gia Tự
Chúc các em học tập tốt !