Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Lạc Sơn

TRƯỜNG THPT LẠC SƠN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới:

A. Đa cực.

B. Đơn cực.             

C. Đa cực nhiều trungtâm.                  

D. Một cực nhiều trungtâm.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học hiện đại ngày nay là do

A. bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt thiên nhiên.                                                              

B. kế thừa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII.

C. yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì "chiến tranh lạnh".

D. đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.

Câu 3: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ là

A. Mĩ.                                      

B. Liên Xô                              

C. Nhật Bản.                       

D. Trung Quốc.

Câu 4: Đặc điểm cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D.Diễn ra trên nhiều  lĩnh vực với  qui mô lớn với tốc độ nhanh.

Câu 5: Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Gây ra tai nạn lao động , tai nạn giao thông.

B. Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.

C. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.

D. Gây ra ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới, vũ khí hủy diệt loài người.

Câu 6: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Bắc Á đều bị

A. Anh- Pháp chiếm làm thuộc địa.                                      

B. chủ nghĩa thực dân nô dịch.

C. chủ nghĩa đế quốc xâm lược.                                             

D. Liên Xô- Trung Quốc chiếm đóng.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không thuộc đường lối đổi mới của Trung Quốc từ 1978?

A. Tiến hành cải cách và mở cửa.

B. Lấy phát triển kinh làm trung tâm.

C. Thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”

D. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là:

A. Cục diện “Chiến tranh lạnh”.

B. Xu thế toàn cầu hóa.

C. Sự hình thành các liên minh kinh tế.

D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây khẳng định mục đích quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B.Ngăn chặn và thủ tiêu mọi sự đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới.

C.Áp dụng những biện pháp để trừng trị các hoạt động xâm lược phá hoại hòa bình.

D.Duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ.

Câu 10: Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị Ianta?

A. Nhanh chóng tiêu diệt chủ Nghĩa phát xít Đức và chủ Nghĩa quân phiệt Nhật.

B. Thành lập Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.

C. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á.

D.Các nước Đồng minh liên kết với nhau để chống phát xít.

Câu 11. Một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là?

A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.

C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

D. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á.

Câu 12. Sự kiện nào sau đây không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau năm1945?

A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

B. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.

C. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.

D. Một số nước đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

B

11

C

21

D

2

D

12

A

22

D

3

A

13

A

23

D

4

A

14

A

24

A

5

D

15

A

25

A

6

B

16

B

26

A

7

C

17

C

27

A

8

A

18

C

28

B

9

C

19

C

29

C

10

D

20

C

30

A

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hội nghị Ianta (2.1945) diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.                        

B. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn cuối.  

D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.

Câu 2: Những nước tham dự hội nghị Ianta là

A. Mỹ, Anh, Pháp.              

B. Mỹ, Anh, Liên Xô.         

C. Anh, Pháp, Liên Xô.       

D. Mỹ, Pháp, Liên Xô.

Câu 3:  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không dựa vào lý do nào

A. Các nước Đông Nam Á muốn  đấu tranh với chủ nghĩa thực dân.

B. Nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập.

C. Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.

D. Xu thế khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả.

Câu 4: Mục tiêu của tổ chức ASEAN là phát triển về:

A. Chính trị và kinh tế.         

B. Kinh tế và văn hóa.

D. Văn hóa và xã hội.

Câu 5: Sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN được đánh dấu từ sự kiện nào?

A. Hiệp ước Bali được kí kết (1976).

B. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995).

C. Hiến chương ASEAN được kí kết (2007).

D. Vấn đề Campuchia được giải quyết (1989).

Câu 6: Quốc gia nào thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

A. Campuchia.                    

B. Ấn Độ.                        

C. Nhật Bản.                         

D. Hàn Quốc.

Câu 7: Địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng nâng cao là kết quả của thời kỳ nào?

A. Nội chiến 1946-1949

B. Công cuộc cải cách và mở cửa từ 1978 -2000

C. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959

D. Trung Quốc những năm không ổn định 1959-1978

Câu 8: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là:

A. Cục diện “Chiến tranhlạnh”.B. Xu thế toàn cầuhóa.

C. Sự hình thành các liên minh kinhtế.D. Sự ra đời các khối quân sự đốilập.

Câu 9: Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2?

A. Liên Xô                               

B. Anh                          

C. Mĩ                             

D. Nhật Bản

Câu 10: Mĩ phát động "chiến tranh lạnh" nhằm mục đích:

A. Chống Liên Xô và các nước XHCN.                          

B. Chống Liên Xô và các nước TBCN.

C. Chống các nước TBCN trên thế giới.                       

D. Chống các nước TBCN phương Tây đang lớn mạnh.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.

C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau.

D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Câu12. Một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là?

A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.

C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

D. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á.

Câu 13. Những yếu tố dưới đây yếu tố nào không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?

A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.

B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.

C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới.

Câu 14. Vì sao từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?

A. Chiến lược kinh tế hướng nội không còn phù hợp nữa, bộc lộ nhiều hạn chế.

B. Không muốn phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.

C. Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

D. Cần cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

C

21

D

2

B

12

C

22

A

3

A

13

B

23

A

4

B

14

A

24

A

5

A

15

D

25

C

6

B

16

D

26

A

7

B

17

D

27

A

8

A

18

C

28

A

9

C

19

C

29

A

10

A

20

A

30

B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Hội nghị XanPhranxico (từ tháng 4/1945 đến tháng 6/1945)  giải quyết vấn đề gì?

A. Thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.

B. Tuyên bố tổ chức Liên hợp quốc chính thức đi vào hoạt động.

C. Là phiên họp đầu tiên của Liên hợp quốc.

D. Họp bàn về việc thành lập các cơ quan của Liên hợp quốc.

Câu 2: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là

A. tiêu diệt tận gốc chủ Nghĩa phát xít.                

B. Duy trì hòa  bình và an ninh thế giới.

C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.        

D. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.

Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, đối tượng và mục tiêu chính trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là:

B.chống thực dân Anh, đòi thành lập Liên Minh hồi giáo.

C.chống thực dân Anh, đòi độc lập, tự do.

D.chống thực dân Anh, đòi quy.ền tự trị.

Câu 4. Theo trật tự hai cực Ianta, những nước nào có ảnh hưởng và chi phối quan hệ quốc tế?

A. Mỹ, Anh.                      

B. Mỹ, Liên Xô.                             

C. Mỹ, Nhật.                         

D. Mỹ, Đức.

Câu 5: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN gồm:

A.  Xingapo,Philíppin,Thái Lan,Inđônêxia,Malaixia            

B.  Inđônêxia,Malaixia,Mianma,Thái Lan,Xingapo

C. Inđônêxia,Mianma,Malaixia,Philíppin,Xingapo             

D. Inđônêxia,Malaixia,Việt Nam, Thái Lan,Xingapo

Câu 6: Đến đầu thập kỷ 70,các nước Tây Âu đã trở thành:

A. Một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới 

B. Khối kinh tế tư bản,đứng thứ hai thế giới

C.Tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh       

D.Trung tâm công nghiệp quốc phòng lớn nhất thế giới

Câu 7: Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất vì?

A. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

B. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc.

C. Nêu rõ mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. Hiến chương quy định tổ chức bộ máy của Liên hợp quốc.

Câu 8: Lĩnh vực Nhật Bản tập trung sản xuất là:

A.  Công nghiệp dân dụng                                       

B. Công nghiệp hàng không vũ trụ

C. Công nghiệp phần mềm                                      

D. Công nghiệp xây dựng

Câu 9: Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất?

A. Hợp tác với các nước khác                                   

B. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học

C. Mua bằng phát minh sáng chế                             

D. Hợp tác với nước Mĩ

Câu 10. Một trong những mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là

A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.                          

B. khắc phục hậu quả sau chiến tranh.

C. giúp đỡ các nước thành viên về kinh tế, văn hóa.      

D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 11. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay có bao nhiêu nước thành viên?

A. 5.                              

B. 7.                      

C. 10.                           

D. 15                                                 

Câu 12. Thành tựu nào được xem là quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn 1950 – 1973?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B.  Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới .

C.  Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

D.  Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

11

A

21

A

2

B

12

B

22

A

3

C

13

A

23

D

4

B

14

C

24

B

5

A

15

B

25

A

6

A

16

C

26

D

7

A

17

D

27

B

8

A

18

B

28

B

9

C

19

A

29

D

10

A

20

A

30

C

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Lạc Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?