TRƯỜNG THPT ĐẦM HÀ | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Hương Khê
B. Yên Bái.
C. Thái Nguyên.
D. Yên Thế.
Câu 2. Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới(NEP) ở nước Nga trong bối cảnh
A. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.
C.đã hoàn thành nhiệm vụ CNH.
D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng
Câu 3. Trước khi thực dân Pháp xâm lược(1958) Việt Nam là một quốc gia
A.độc lập trong Liên bang Đông Dương
B. tự do trong Liên bang Đông Dương
C. độc lập, có chủ quyền.
D.dân chủ, có chủ quyền.
Câu 4. Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế(1884-1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885-1896) là về
A. xuất thân của người lãnh đạo.
B. lực lượng chủ yếu
C. phương pháp đấu tranh .
D. kết quả đấu tranh.
Câu 5. Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng con đường biển là
A. C.Cô-lôm-bô.
B. Ph. Ma-gien-lan.
C. Va-xcô đơ Ga-ma
D. B.Đi-a-xơ.
Câu 6. Chùa hang ở Ấn Độ là công trình kiến trúc
A. Phật giáo.
B. Hồi giáo.
C. Ấn Độ giáo
D. Nho giáo.
Câu 7. Địa danh Bạch Đằng là nơi xảy ra những trận đánh lịch sử nào?
A. Chống Tống 980-981, chống Nam Hán 938, chống Mông Nguyên lần 3 1288
B. Chống quân Xiêm 1785, chống quân Thanh 1789, chống Pháp xâm lược 1858.
C. Chống quân Minh xâm lược 1407, chống quân Xiêm năm 1785
D. Ba lần chống quân xâm lược Mông Nguyên ở thế kỉ XIII.
Câu 8. Nho giáo chính thức nâng lên địa vị độc tôn dưới thời?
A. Nguyễn
B. Hồ
C. Lý
D. Lê sơ
Câu 9. Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi
C. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ. .
D. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Câu 10. Mục tiêu chiến lược của ta khi quyết định mở Chiến dịch Biên giới 1950 là nhằm
A. khai thông đường biên giới biên giới Việt - Trung.
B. để đánh bại kế hoạch tấn công lên Việt Bắc lần thứ nhất của thực dân Pháp
C. tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
D. tiêu diệt một bộ phận địch, khai thông biên giới Việt-Trung, củng cố căn cứ địa .
Câu 11. Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là
A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 12. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây ?
A. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
B. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.
C. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.
D. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | C | A | B | A | A | D | C | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | A | C | D | B | C | B | A | D | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | D | A | B | C | A | B | C | A | D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. các nước phương Tây.
D. các nước Đông Âu.
Câu 2: Nơi khởi đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đông Bắc Á.
B. Nam Á.
C. Tây Nam Á.
D. Đông Nam Á.
Câu 3: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. thúc đẩy quan hệ với Đông Nam Á.
C. mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới.
D. liên minh với Mĩ và Liên Xô.
Câu 4: Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới từ năm 1995?
A. “Cách mạng trắng”.
B. “Cách mạng nhung”.
C. “Cách mạng chất xám”.
D. “Cách mạng xanh”.
Câu 5: Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện chủ yếu của
A. cách mạng khoa học – kĩ thuật.
B. trật tự thế giới đa cực.
C. xu thế khu vực hóa.
D. xu thế toàn cầu hóa.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cả hai nước đều muốn bá chủ thế giới.
B. Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử.
C. ảnh hưởng lớn mạnh của Liên Xô trên thế giới.
D. sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
Câu 7: Sự khác biệt lớn nhất giữa Chiến tranh lạnh với các cuộc Chiến tranh thế giới đã qua là
A. diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
B. không có xung đột quân sự trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô.
C. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
D. diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
A. Tham gia khối quân sự ANZUS.
B. Tham gia khối quân sự NATO.
C. Tham gia Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
D. Thành lập Liên minh châu Âu (EU).
Câu 9: Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới với thắng lợi của
A. các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. cách mạng Cuba với sự thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959).
C. cách mạng Việt Nam với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
D. cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949).
Câu 10: Trong bối cảnh thế giới phân chia hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động có ý nghĩa thực tế nhất của Liên hợp quốc là
A. chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào.
Câu 11: Thách thức lớn nhất đối với hòa bình, an ninh thế giới nửa đầu thế kỉ XXI là
A. xung đột sắc tộc.
B. chủ nghĩa khủng bố.
C. chủ nghĩa li khai.
D. chủ nghĩa A-pác-thai.
Câu 12: Yếu tố làm thay đổi sâu sắc “bản đồ chính trị thế giới” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trật tự hai cực Ianta được hình thành.
B. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.
C. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
Câu 13: Chiến dịch nàođã mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
A. Huế - Đà Nẵng.
B. Tây Nguyên.
C. Hồ Chí Minh.
D. Quảng Trị.
Câu 14: Ngày 6/1/1946 đã diễn ra sự kiện trọng đại nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.
C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Câu 15: Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?
A. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945).
B. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976).
C. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976).
D. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Chủ trương cứu nước bằng biện pháp tiến hành cải cách ở nước ta đầu thế kỉ XX là của
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Phan Đình Phùng.
D. Tôn Thất Thuyết.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của chúng ở Châu Phi?
A. Năm 1960 “Năm Châu Phi”.
B. Ngày 11/11/1975 nước Cộng hòa Nhân dân Ăngola ra đời.
C. Năm 1962 Angieri được công nhận độc lập.
D. Năm 1974 thắng lợi của Cách mạng Êtiopia.
Câu 3: Chiến thắng nào sau đây được coi là “Ấp Bắc” đối với quân viễn chinh Mĩ?
A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. Núi Thành (Quảng Nam).
C. Trà Bồng (Quảng Ngãi).
D. Tây Ninh.
Câu 4: Lực lượng chủ yếu tham gia chiến đấu trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là
A. quân Mĩ.
B. quân đội Sài Gòn.
C. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ.
D. quân Mĩ, quân đội Sài Gòn
Câu 5: Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, nhân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng ra những địa bàn nào?
A. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Sầm Nưa.
B. Điện Biên Phủ, Thàkhẹt, Plâyku, Luôngphabang.
C. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luông Phabang.
D. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang.
Câu 6: Đâu không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc (1954 - 1965)?
A. Cải cách ruộng đất
B. Khôi phục kinh tế.
C. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
Câu 7: Hình thức đấu tranh chủ yếu chống Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau
Hiệp định Giơnevơ là
A. đấu tranh vũ trang.
B. đấu tranh chính trị hòa bình.
C. khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Dùng bạo lực cách mạng.
Câu 8: Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành khối Đồng minh chống phát xít?
A. Liên Xô bị Đức tấn công.
B. Mĩ bị tấn công ở Trân Châu Cảng.
C. Anh - Mĩ đã thay đổi thái độ với Liên Xô.
D. Hành động xâm lược của chủ nghĩa phát xít.
Câu 9: Lãnh đạo của phong trào Cần Vương thuộc tầng lớp nào?
A. Nông dân.
B. Thị dân.
C. Văn thân, sĩ phu.
D. Tiểu tư sản.
Câu 10: Với Hiệp ước Giáp Tuất kí năm 1874, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận
A. sáu tỉnh Nam Kì là thuộc Pháp.
B. ba tỉnh miền Đông Nam Kì là thuộc Pháp.
C. ba tỉnh Tây Nam Kì là thuộc Pháp.
D. sáu tỉnh Nam Kì và đảo Côn Lôn là thuộc Pháp.
Câu 11: Vấn đề nước Đức được thỏa thuận tại Hội nghị Ianta như thế nào?
A. Nước Đức phải chấp nhận tình trạng tồn tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
B. Nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. Nước Đức phải chấp nhận sự chiếm đóng lâu dài của quân đội các nước Đồng minh.
D. Nước Đức sẽ trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ và hòa bình.
Câu 12: Nguyên nhân khác biệt dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản so với Mĩ và Tây Âu sau Chiến
tranh thế giới thứ hai là
A. sự lãnh đạo, điều tiết hiệu quả của Nhà nước.
B. lao động có trình độ kĩ thuật cao.
C. tận dụng tốt điều kiện khách quan thuận lợi.
D. chi phí quốc phòng thấp.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1B | 2B | 3A | 4B | 5C | 6D | 7B | 8D | 9C | 10A |
11D | 12D | 13B | 14C | 15D | 16D | 17A | 18C | 19D | 20C |
21B | 22A | 23C | 24D | 25A | 26A | 27C | 28B | 29C | 30A |
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Đầm Hà. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hà Trung
- Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Gia Tự
Chúc các em học tập tốt !