TRƯỜNG THPT CHIÊM THÀNH TẤN | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Sự kiện đánh dấu Mĩ đã can thiệp sâu và từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương ?
A. Ngày 13/5/1950, Pháp thông qua kế hoạch Rơ-ve dưới sự đồng ý của Mĩ.
B. Ngày 7/2/1950, Mĩ chính thức công nhận Chính phủ Bảo Đại do Pháp lập nên.
C. Tháng 7/1950, Mĩ đặt phái đoàn cố vấn quân sự đặc biệt MAAG ở Việt Nam.
D. Ngày 23/12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
Câu 2: Trong chiến dịch Biên giới, trận đánh nào ác liệt và có ý nghĩa nhất?
A. Đông Khê.
B. Thất Khê.
C. Phục kích đánh địch trên đường số 4.
D. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy.
Câu 3: Để thực hiện bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, năm 1953 Đảng và Chính phủ có chủ trương gì?
A. Triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất.
B. Thực hiện khai hoang với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”.
C. Thực hành tiết kiệm.
D. Tất cả các chủ trương trên.
Câu 4: Đảng và chính phủ chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và ải cách ruộng đất vì nhiều lí do, lí do nào sau đây không đúng?
A. Xoá bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân.
B. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”,
C. Nông dân phấn khởi, ủng hộ cụôc kháng chiến.
D. Vì giai cấp địa chủ là trở lực cho cuộc kháng chiến.
Câu 5: Đến đầu năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi, thuận lợi nào có liên quan nhiều nhất đối với chiến dịch Biên giới?
A. Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.
B. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.
C. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp lên cao.
D. Cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia phát triển mạnh.
Câu 6: Tháng 11 - 1953, Hội nghị toàn quốc của Đảng thông qua vấn đề gì?
A. Cương lĩnh ruộng đất.
B. Luật cải cách ruộng đất.
C. Quyết định cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
D. Thực hiện giảm tô và đợt 1 cải cách ruộng đất.
Câu 7: Lúc nào Đảng ra hoạt động công khai?
A. 1936
B. 1939
C. 1945
D. 1951
Câu 8: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành:
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Cả A, B và C đều đúng:
Câu 9: Thành tựu của phong trào bình dân học vụ năm 1952 ?
A. Hoàn thành xóa mù cho 10 triệu dân.
B. Hoàn thành xóa mù cho 12 triệu dân.
C. Hoàn thành xóa mù cho 14 triệu dân.
D. Hoàn thành xóa mù cho 15 triệu dân.
Câu 10: "Hành lang Đông - Tây" do thực dân Pháp xây dựng không đi qua tỉnh nào dưới dây ?
A. Hà Nội.
B. Tỉnh Sơn La.
C. Tỉnh Quảng Ninh.
D. Tỉnh Hoà Bình.
Câu 11: Trong kháng chiến chống Pháp, trên mặt trận kinh tế Đảng và Chính phủ đã đề ra một cuộc vận động lớn về sản xuất và tiết kiệm được diễn ra trong thời gian nào?
A. 1951
B. 1952
C. 1953
D. 1954
Câu 12: Để động viên và bổi dưỡng sức dân, năm 1953, Đảng và Chính phủ đã quyết định gì?
A. Phát động giảm tô 25%, ban hành quy chế lĩnh canh của tá điền.
B. Phát động giảm tô 25%, tịch thu ruộng đất bỏ hoang, ruộng đất vắng chủ tạm cấp cho nông dân.
C. Phát động giảm tô 25%, ban hành sắc lệnh hoãn nợ, xóa nợ cho nông dân.
D. Phát dộng triệt để giảm tô, tiến hành cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến.
Câu 13: Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam trong Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ II là gì?
A. Đánh đồ đế quốc phong kiến, làm cách mạng dân tộc dân chủ.
B. Đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.
C. Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thê giới.
D. Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có để quốc Mĩ giúp sức.
Câu 14: Báo nhân dân trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam khi nào ?
A. Năm 1930
B. Năm 1931
C. Năm 1951
D. Năm 1952
Câu 15: “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mi, giành thống - nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”. Đó là nhiệm vụ được nêu ra trong văn kiện nào?
A. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày.
B. Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày.
C. Tuyên ngôn của Đảng.
D. Chính cương và Điều lệ mới của Đảng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | D | 11 | B | 21 | C |
2 | A | 12 | C | 22 | A |
3 | A | 13 | C | 23 | C |
4 | D | 14 | D | 24 | D |
5 | D | 15 | A | 25 | C |
6 | A | 16 | D | 26 | B |
7 | D | 17 | A | 27 | A |
8 | B | 18 | A | 28 | A |
9 | C | 19 | A | 29 | C |
10 | C | 20 | D | 30 | C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Đại đoàn quân chủ lực được thành lập đầu tiên của quân đội ta là đại đoàn nào ?
A. Đại đoàn 307.
B. Đại đoàn 308.
C. Đại đoàn 316.
D. Đại đoàn 325.
Câu 2: Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tự hào ân tộc, đó là nội dung của văn kiện nào ?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 – 12 - 1946).
B. Bản chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
C. Tác phẩm " Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Trường Chinh.
D. A và B đúng.
Câu 3: Chiến dịch Việt Bắc kết thúc ngày nào?
A. 17-12- 1947
B. 18- 12- 1947
C. 19- 12- 1947
D. 20- 12- 1947
Câu 4: Các "đại đội độc lập", "trung đội vũ trang tuyên truyền" ra đời và hoạt động trong thời gian nào ?
A. Những năm 1947 - 1948.
B. Những năm 1948 - 1949.
C. Những năm 1947 - 1949.
D. Những năm 1948 -1950.
Câu 5: Điền thêm những từ còn thiếu trong câu sau : "Chứng ta muốn ... , chúng ta ... nhân nhượng" (Hồ Chí Minh).
A. Độc lập, phải.
B. Tự do, đã.
C. Hoà bình, phải.
D. Thống nhất, đã.
Câu 6: Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?
A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân toàn diện.
D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.
Câu 7: Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là:
A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập “hành lang Đông Tây” (Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La).
B. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du.
C. Lập phòng tuyến “boong ke” và “vành đai trắng” xung quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
D. Tất cả đều sai.
Câu 8: Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
A. Trận đánh ở Cao Bằng.
B. Trận đánh ở Đông Khê.
C. Trận đánh ở Thất Khê.
D. Trận đánh ở Đình Lập.
Câu 9: Mục đích của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là
A. Để vây hãm địch, đàm bảo cho việc chuyền quân của ta.
B. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận lực địch.
C. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến cho kháng chiến lâu dài.
D. A và B đúng.
Câu 10: Chiến dịch Việt Bắc diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ ngày 7 - 11 đến 19 - 12 - 1947.
B. Từ ngày 7 - 10 đến 19 - 12 - 1947,
C. Từ ngày 7 - 10 đến 20 - 12 - 1947.
D. Từ ngày 16 - 8 đến 19 – 12 - 1947.
Câu 11: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là:
A. Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
B. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh.
C. Giải phóng dải biên giới Việt - Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập.
D. Bộ đội ta đã phát triển với ba thứ quân
Câu 12: Mục đích cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là gì?
A. Để vây hãm địch, đảm bảo cho việc chuyển quân của ta.
B. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
C. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến.
D. Câu A và B đúng.
Câu 13: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đa quy định đô tuổi được tham gia tuyển chọn vào các lực lượng chiến đấu (chống Pháp) là bao nhiêu ?
A. 18 tuổi dến 25 tuổi.
B. 17 tuổi đến 35 tuổi.
C. 18 tuổi đến 35 tuổi.
D. 18 tuổi dến 45 tuổi.
Câu 14: Trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, thành phố nào đã kìm được chân địch lâu nhất?
A. Hà Nội.
B. Nam Định.
C. Huế.
D. Đà Nẵng.
Câu 15: Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam?
A. Liên Xô
B. Trung Quốc
C. Lào
D. Cam-pu-chia
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | B | 11 | A | 21 | A |
2 | A | 12 | D | 22 | D |
3 | C | 13 | D | 23 | D |
4 | B | 14 | A | 24 | B |
5 | C | 15 | B | 25 | A |
6 | C | 16 | C | 26 | D |
7 | A | 17 | D | 27 | B |
8 | B | 18 | B | 28 | B |
9 | C | 19 | D | 29 | A |
10 | B | 20 | B | 30 | C |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Sau thắng lợi quân sự ở Việt Bắc (1947), thắng lợi tiếp theo có ý nghĩa
A. Thắng lợi về kinh tế - chính trị
B. Thắng lợi về chính trị - ngoại giao
C. Thắng lợi về ngoại giao - văn hoá giáo dục
D. Thăng lợi vê kinh tế - ngoại giao
Câu 2: Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội ngày nào?
A. 5 – 2 - 1947.
B. 16 – 2 - 1947.
C. 17 – 2 - 1947.
D. 18 - 2 - 1946.
Câu 3: Nơi nào hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên?
A. Hà Nội.
B. Nam Định.
C. Huế.
D. Sài Gòn.
Câu 4: “Ở hướng đông, quân ta phục kích chặn đánh địch nhiều trận trên đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích đường....”
A. Bản Sao, đèo Bông Lau
B. Chợ Mới, Chợ Đồn
C. Đoan Hùng, Khe Lau
D. Chiêm Hoá, Tuyên Quang
Câu 5: Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị, thành phố nào kìm chân địch lâu nhất?
A. Hải phòng, Đà Nẵng.
B. Hải Phòng, Huế, Nam Định.
C. Hà Nội.
D. Vinh.
Câu 6: Văn kiện nào trình bày đây đủ nhất đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi ” của Trường Chinh.
D. A và B đúng.
Câu 7: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Hồ Chủ Tịch dành cho
A. Đội Cứu quốc quân.
B. Trung đoàn Thủ Đô.
C. Việt Nam giải phóng quân.
D. Vệ Quốc Quân.
Câu 8: Cuộc biểu tình khổng lồ của 300.000 đồng bào ở Sài Gòn diễn ra vào thời gian nào?
A. 9-1- 1950.
B. 15- 2 - 1950
C. 19-3- 1950.
D. 16-8- 1950
Câu 9: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì?
A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Bộ đội của ta được trưởng thành lên trong chiến đấu.
C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch
D. Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang "đánh lâu dài” với ta.
Câu 10: Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta xác định là:
A. Toàn dân, toàn diện.
B. Toàn dân, toàn diện và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN.
C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
Câu 11: Điền các địa danh trong chiến dịch Việt Bắc vào chỗ trồng trong câu sau đây: “Trên sông Lô, quân và dân ta phục kích tại...............”
A. Khoan Bộ, Bông Lau.
B. Khoan Bộ, Đoan Hùng, Bông Lau.
C. Khoan Bộ, Đoan Hùng, Khe Lau.
D. Đoan Hùng, Bông Lau, Khe Lau.
Câu 12: Cánh quân đầu tiên Pháp tấn công lên Việt Bắc là cánh quân nào?
A. Một bộ phận nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn.
B. Một binh đoàn lính thủy từ Hà Nội dọc theo sông Hồng, sông Lô lên Thái Nguyên rồi vòng về Băc Cạn.
C. Một bộ phận từ Lạng Sơn lên Cao Bằng rồi vòng về Bắc Cạn.
D. Một bộ phận từ Thái Nguyên đánh lên Bắc Cạn.
Câu 13: Chính phủ ta tiến hành cải cách giáo dục vào thời gian nào ?
A. Tháng 7/1950.
B. Tháng 5/1950.
C. Tháng 9/1949.
D. Tháng 9/1950.
Câu 14: lừ lúc bùng nổ đến khi kết thúc chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, thời gian nào dưới đây là đúng?
A. Từ ngày 16 - 9 - 1950 đến 22 - 10 - 1950.
B. Từ ngày 16 - 8 - 1950 đến 20 - 10 - 1950.
C. Từ ngày 16 - 8 - 1950 đến 22 - 10 - 1950.
D. Từ ngày 18 - 9 - 1950 đến 20 - 10 - 1950.
Câu 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
A. Sáng ngày 19 – 12 - 1946
B. Trưa ngày 19 - 12 - 1946
C. Chiều ngày 19 – 12 - 1946
D. Tối ngày 19 – 12- 1946
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | B | 11 | C | 21 | D |
2 | C | 12 | A | 22 | A |
3 | A | 13 | A | 23 | C |
4 | A | 14 | A | 24 | D |
5 | C | 15 | D | 25 | A |
6 | C | 16 | B | 26 | A |
7 | B | 17 | C | 27 | C |
8 | C | 18 | C | 28 | A |
9 | D | 19 | D | 29 | B |
10 | C | 20 | B | 30 | C |
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Chiêm Thành Tấn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hà Trung
- Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Gia Tự
Chúc các em học tập tốt !