Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT BC Thủ Thừa

TRƯỜNG THPT BC THỦ THỪA

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Địa điểm và thời gian tổ chức Hội nghị Ianta

A. Tại Liên Xô vào ngày 4 đến 11/2/1945.               

B. Tại Mĩ vào ngày 14 đến 22/2/1945.

C. Tại Pháp vào ngày 24 đến 28/2/1945.                   

D. Tại Anh vào ngày 16 đến 24/2/1945. 

Câu 2. Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta là

A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.        

B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.           

D.Giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.

Câu 3. Theo thỏa thuận các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Liên Xô                                                          

B. Mĩ                              

C. Anh                                                                  

D. Các nước phương Tây

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta?

A. Thành lập tòa án quốc tế Nuyrambe để xét xử tội phạm chiến tranh.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

C. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.

D. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm gải giáp quân đội phát xít. 

Câu 5. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức của Liên hợp quốc?

A. WHO.                               

B. UNICEF.                          

C. UNESCO.                          

D. WTO.

Câu 6. Trụ sở của tổ chức Liên Hợp quốc được đặt ở đâu?

A. NewYork.                                     

B. Oasinhton.                         

C.California.              

D.Boston.  

Câu 7. Một trong những mục đích của tổ chức Liên Hơp quốc là

A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.        

B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.

C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.              

D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. 

Câu 8. Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực  vào ngày

A. 25/10/1945.                                   

B. 26/6/1945.                 

C. 24/9/1945.          

D. 24/10/1945.   

Câu 9. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là

A. Đại hội đồng.                                            

B. Hội đồng Bảo an.              

C. Hội đồng kinh tế - xã hội.                          

D. Ban Thư kí. 

Câu 10. Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là

A. 2 năm.                               

B. 3 năm.                                

C. 4 năm.                                            

D. 5 năm.  

Câu 11. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào và thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Tháng 7/ 1995, thành viên thứ 148.                                  

B. Tháng 9/ 1975, thành viên thứ 148.    

C. Tháng 9/ 1977, thành viên thứ 149.                                  

D. Tháng 9/ 1977, thành viên thứ 150.   

Câu 12. Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 

B. thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên thế giới.

C. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.

D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX có ý nghĩa

A. mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

B. thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trên mọi lĩnh vực.

C. đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới.

D. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển.

Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế trong điều kiện

A. thu được nhiều chiến phí.                                           

B. chiếm được nhiều thuộc địa.

C. bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh.

D. bán được nhiều vũ khí, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

Câu 3.Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực

A. công nghiệp nặng, chế tạo máy móc.                         

B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.     

D. công nghiệp quốc phòng.

Câu 4. Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập nhằm mục đích

A. tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.      

B. hỗ trợ các nước châu Âu phát triển kinh tế.

C. viện trợ cho các nước nghèo.                                              

D. đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học.

Câu 5. Ý nào không phải là khó khăn lớn nhất của Liên Xô khi bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. Mỹ và các nước tư bản phương Tây tiến hành Chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế, chạy đua vũ trang, buộc Liên Xô phải củng cố quốc phòng.

B. Liên Xô bị tổn thất nặng nề về người và của trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Đời sống của nhân dân khó khăn.

D. Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề

Câu 6. Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) dựa vào

A. sự giúp đỡ của các nước trên thế giới.              

B. tinh thần tự lực tự cường.

C. những tiến bộ khoa học-kỹ thuật.                     

D. sự giúp đỡ của các nước Đông Âu.

Câu 7. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp

A. đứng đầu thế giới.                                            

B. đứng thứ hai thế giới.

C. đứng thứ ba thế giới.                                        

D. đứng thứ tư thế giới.

Câu 8. Sau khi Liên Xô tan rã, “quốc gia kế tục” là Liên bang Nga, được kế thừa

A. toàn bộ những quyền lợi của Liên Xô.

B. tình trạng rối loạn về kinh tế, chính trị, xã hội.

C. toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ, thành tựu và hạn chế của Liên Xô trên các mặt.

D. địa vị pháp lý của Liên Xô.

Câu 9. Một trong những nguyên nhân làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu khủng hoảng và sụp đổ là do

A. không tiến hành cải tổ đất nước.     

B. hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

C. Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động.                   

D. tổ chức Hiệp ước Vacsava chấm dứt hoạt động.

Câu 10. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là

A. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. duy trì nền kinh tế bao cấp.                           

C. thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.

D. tập trung cải cách chính trị.

Câu 11. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989-1991) là

A.không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kỹ thuật tiên tiến.

B.đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.

C.sự chống phá của các thế lực thù địch.

D.không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kỹ thuật tiên tiến.

Câu 12 . Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.           

B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo           

D. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á?

A. Trung Quốc, Nhật Bản.                 

B. Hàn quốc, Đài Loan.

C. Triều Tiên, Nhật Bản.                     

D. Nêpan, Ápganixtan.

Câu 2. Tình hình chung của các nước Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là

A. Các nước Đông Bắc Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.

B. Các nước Đông Bắc Á bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu quan trọng.

C. Trừ Nhật Bản, Các nước Đông Bắc Á khác đều nằm trang tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị bất ổn định.

D. Trừ Nhật Bản, Các nước Đông Bắc Á khác đều lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đạt thành tựu to lớn.

Câu 3. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào

A. 1945-1949.                                            

B. 1946-1949.                         

C. 1947-1949.                                            

D. 1948-1949.

Câu 4. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc nổ ra là do

A. Đảng cộng sản phát động.

B. Quốc dân Đảng phát động có sự giúp đỡ của Mĩ.

C. Đế quốc Mĩ phát động.

D. Quốc Dân đảng cầu kết với bọn phản động quốc tế.

Câu 5. Sau khi bị thất bại ,tập đoàn Tuởng Giới Thạch đã chạy ra

A. Mĩ.                                 

B. Hồng Công.                          

C. Đài Loan.                      

D. Hải Nam.

Câu 6. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập vào

A. 1/10/1948.                     

B. 1/9/1949.

C. 1/10/1949.                     

D. 1/11/1949.

Câu 7. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nước CHNDTrung Hoa là

A. Làm cho chủ nghĩa xã hội lan rộng khắp toàn cầu.

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. Lật đổ chế độ phong kiến.

D. Hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, kỉ nguyên xây dựng chủ nghĩa cộng sản bắt đầu.

Câu 8. Người khởi xướng đường lối cải cách, mở của ở Trung Quốc là:

A. Lưu Thiếu Kì.                                      

B. Mao Trạch Đông.

C. Giang Trạch Dân.                               

D. Đặng Tiểu Bình.

Câu 9. Đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc được thực hiện vào năm nào

A. 1976.                                 

B. 1978.                              

C. 1985.                      

D. 1986.

Câu 10. Đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc được nâng lên thành đường lối chung tại đại hội nào của Đảng Cộng Sản Trung quốc

A. Đại hội XII, XIII.                                                             

B. Đại hội XI, XII.    

C. Đại hội XIII, XIV.                                                            

D. Đại hội IX, X.

Câu 11. Tình hình kinh tế Trung Quốc(1979-1998 ) là

A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước chiến tranh thứ hai.

B. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm chạp.

C. Nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện.

D. Kinh tế phát triển mạnh nhưng đời sống nhân dân chưa đựoc cải thiện.

Câu 12. Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử vào năm

A. 1964.                                

B. 1965.                                 

C. 1966.                         

D. 1967.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT BC Thủ Thừa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?