Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trần Văn Hoài

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN HOÀI

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Isoamyl axetat có công thức cấu tạo là

A. CH3COOCH2-C(CH3)2-CH3                                            B. CH3COOC(CH3)2-CH2-CH3

C. CH3COOCH2-CH2-CH(CH3)2                                         D. CH3COOCH(CH3)-CH(CH3)2

Câu 2. Trong phân tử etilen có số liên kết xích ma (σ) là

A. 6                                           B. 4                                      C. 3                                   D. 5

Câu 3. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Glucozơ                               B. Amilozơ                          C. Mantozơ                       D. Xenlulozơ

Câu 4. X là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, X được dùng làm thuốc tăng lực. Trong công nghiệp, X được dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Chất X

A. chất béo                               B. glucozơ                            C. fructozơ                       D. saccarozơ

Câu 5. Chất béo nào sau đây không phải là chất điện li?

A. C12H22O11                            B. NaOH                              C. CuCl2                           D. HBr

Câu 6. Hiện nay “nước đá khô” được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: bảo quản thực phẩm, bảo quản hạt giống khô, làm đông lạnh trái cây, bảo quản và vận chuyể các chế phẩm sinh học, dùng làm sương mù trong các hiệu ứng đặc biệt… “Nước đá khô” được điều chế bằng cách nén dưới áp suất cao khí nào sau đây?

A. CO2                                     B. N2                                    C. SO2                              D. O2

Câu 7. Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n-2O2                            B. CnH2nO2                          C. CnH2n+2O2                    D. CnH2n+1O2

Câu 8. Cho hợp chất hữu cơ T (CxH8O2). Để T là anđehit no, hai chức, mạch hở thì x nhận giá trị nào sau đây?

A. x = 2                                     B. x = 4                                C. x = 3                             D. x = 5

Câu 9. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch KOH dư, thu được 115,92 gam muối. Giá trị của m là

A. 112,46                                  B. 128,88                             C. 106,08                          D. 106,80

Câu 10. Hợp chất hữu cơ nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH dư không thu được ancol?

A. Benzyl fomat                       B. Metyl acrylat                   C. Tristrearin                     D. Phenyl axetat

Câu 11. Quan sát thí nghiệm ở hình vẽ:

Khi cho nước vào bình tam giác chứa rắn X thì thấy có khí Y tạo thành đồng thời màu của dung dịch Br2 nhạt dần rồi mất hẳn. Chất rắn X trong thí nghiệm là

A. Al4C3                                   B. CH3COONa                    C. CaO                              D. CaC2

Câu 12. Thủy phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là

A. 32,40                                    B. 58,32                               C. 58,82                            D. 51,84

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1C

2D

3C

4B

5A

6A

7B

8D

9D

10D

11D

12B

13B

14A

15C

16C

17D

18A

19D

20D

21C

22C

23A

24D

25A

26D

27B

28B

29A

30B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của sắt?

A. Kim loại nặng                               

B. Màu vàng nâu            

C. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt             

D. Có tính nhiễm từ

Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+

A. [Ar] 3d                

B. [Ar] 3d4                       

C. [Ar] 3d                      

D. [Ar] 3d6

Câu 3: Một loại hợp kim của sắt chứa một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P và trong đó chứa C (0,01% - 2%) và. Hợp kim đó là

A. amelec                 

B. gang                   

C. thép                                    

D. đuyra.

Câu 4: Khử hoàn toàn 15g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng 896ml khí CO (đktc) ở nhiệt độ cao. Khối lượng chất rắn thu được sau khi kết thúc phản ứng là:          

A. 14,36g                       

B. 16,6g             

C. 13,36g                                

D. Kết quả khác

Câu 5: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là

A.+2, +4, +6.           

B.+2, +3, +6.       

C.+1, +2, +4, +6.                    

D.+3, +4, +6.

Câu 6: Hoà tan 14 gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là     

A. 5,6 lít.             

B. 2,24 lít                 

C. 4,48 lít.                              

D. 11,2 lít.

Câu 7: Nhúng thanh sắt lần lượt vào các dung dịch sau: HCl, AgNO3, ZnCl2, Fe(NO3)3, H2SO4 đặc, nóng, HNO3 loãng.Số trường hợp xảy ra pứ tạo hợp chất sắt (II) là

A. 3.                           

B. 4.                         

C. 5.                                       

D. 2.

Câu 8: Nguyên liệu sản xuất thép là:

A. Quặng hematit         

B. Quặng manhetit                 

C. Gang               

D. Quặng pirit    

Câu 9: Hòa tan hết 18,8 g hh gồm Cr và Fe trong dd HCl loãng sau phản ứng thu được 7,84 lít khí (đktc). Khối lượng Cr trong hỗn hợp là

A. 8,4 g.                       

B. 10,4 g.             

C. 7,8g.                                    

D. 5,2g.

Câu 10: Crom(III) oxit có màu gì?

A. Màu vàng.     

B. Màu lục xám.             

C. Màu đỏ thẫm.                     

D. Màu lục thẫm

Câu 11: Cho 11,2 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí N2O (đkc) và còn 5,6 gam kim lọai. Giá trị của V là

A. 0,56 lít               

B.  0,28 lít                     

C. 6,72 lít                               

D. 5,6 lít

Câu 12: Nếu cho dung dịch KOH vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì xuất hiện

A. kết tủa màu xanh lam.                                                   

B. kết tủa màu nâu đỏ.

C.kết tủa màu trắng xanh, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ.

D. kết tủa màu trắng hơi xanh.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

B

D

C

A

B

A

D

C

B

D

A

B

C

C

A

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

C

D

B

A

D

D

A

A

A

D

A

D

C

C

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam xà phòng. Giá trị của m là

A. 91,8.

B. 27,6.

C. 86.                            

D14,4.

Câu 2: Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là

A. dung dịch AgNO3/NH3

B. H2.

C. dung dịch Br2.

D. Cu(OH)2.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng  X cần dùng vừa đủ 3,976 lít O2 ở đktc, thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác X tác dụng với dung dịch NaOH thu được 1 muối và 2 ancol   là đồng  dẳng kế tiếp. Công thức phân tử của 2este trong X là:

A. C2H4O2, C5H10O2

B. C3H6O2, C4H8O2

C. C2H4O2, C3H6O2      

D. C3H4O2, C4H6O2

Câu 4: Đun nóng dd chứa 54g glucozơ với lượng dư dd AgNO3 /NH3 thì lượng Ag tối đa thu đựơc là m gam. Hiệu suất pứ đạt 75%.  Giá trị m là.

A. 48,6

B. 24,3g.

C. 64,8                          

D32,4

Câu 5: Phát biểu không đúng là

A. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.

B. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.

C. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như tinh bột đều cho cùng một monosaccarit.

D. Dung dịch fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam

Câu 6: Trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ.Phản ứng nào sau đây để nhận biết sự có mặt glucozơ có trong nước tiểu?

A. Cu(OH)2 hay Na

B. Cu(OH)2 hay H2/Ni,t0

C. NaOH hay AgNO3/NH3

D. Cu(OH)2 hay AgNO3/NH3

Câu 7: Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng

A. với dung dịch iôt.

B. với kiềm.

C. với axit H2SO4.        

D. thuỷ phân.

Câu 8: Phản ứng hóa học đặc trưng của este là:

A. Phản ứng oxi hóa.

B. Phản ứng xà phòng hóa.

C. Phản ứng este hóa.

D. Phản ứng trung hòa.

Câu 9: Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột thì thu được bao nhiêu kg glucozơ ? Biết hiệu suất phản ứng là 70%.

A. 160,55

B. 155,55

C. 165,65                      

D. 150,64

Câu 10: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được đều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,70kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì khối lượng xenlulozơ cần dùng là bao nhiêu kg ?

A. 24,39.

B. 15.

C. 14,58.                       

D. 18.

Câu 11: Glucozơ có CTPT là

A. C6H14O6

B. C12H22O11

C. C6H12O6                   

D. C6H12O2

Câu 12: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ ánh sáng mặt trời:

 6 CO2 + 6H2O + 673 Kcal → C6H12O6

Cứ trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Thời gian để một cây có 1000 lá xanh (diện tích mỗi lá 10 cm2) sản sinh được 18 gam glucozơ là:

A. 2 giờ 14 phút 36 giây.

B. 4 giờ 29 phút 12 giây.

C. 2 giờ 30 phút15 giây.

D. 5 giờ 00 phút00 giây.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

A

C

D

A

B

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

A

C

C

D

D

D

C

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

B

B

B

D

C

A

D

C

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trần Văn Hoài, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?