Bộ 2 đề thi giữa HK2 môn Vật lý 6 năm học 2018-2019 có đáp án

BỘ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: VẬT LÝ 6

(Thời gian làm bài: 45 phút-không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ 1              

Câu 1. Quả bóng bàn bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì:  

  1. Nước nóng làm cho vỏ quả bóng co lại.
  2. Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên.
  3. Vỏ quả bóng nóng lên, nở ra và làm cho quả bóng phồng lên.
  4. Nước nóng tràn vào bên trong quả bóng làm nó phồng lên.

Câu 2. Nhiệt độ cơ thể của người bình thường là:     

            A. 350C.          B. 370C.          C. 390C.          D. 420C.

Câu 3. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít đến nhiều sau đây, cách nào đúng?

    A. Không khí, đồng, nước.  B. Nước, không khí, đồng. C. Đồng, không khí, nước.   D. Đồng, nước, không khí.

Câu 4.  Hiện tượng xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng là

       A. cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăng.    B. khối lượng của chất lỏng tăng.

       C. trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.                                     D. thể tích của chất lỏng tăng.                                   

Câu 5. Người ta dùng cách nào dưới đây để mở nút thủy tinh đang bị kẹt bên trong một lọ thủy tinh?

  1. Hơ nóng nút.                B. Hơ nóng đáy lọ.             C. Hơ nóng thân lọ.                D. Hơ nóng cổ lọ.

Câu 6. Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì:          

            A. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.             B. Thể tích của hòn bi giảm.  

            C. Thể tích của hòn bi tăng.                            D. Khối lượng của hòn bi tăng.

Câu 11. Khi không khí nóng lên thì

  1. khối lượng riêng của nó giảm.        B. khối lượng của nó giảm.

C. trọng lượng của nó giảm.                 D. thể tích của nó giảm

Câu 12. Khi làm tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình kín (bình hầu như không dãn nở vì nhiệt), thì đại lượng nào sau đây của nó tăng?                                     

            A. khối lượng.             B. thể tích.    

  C. khối lượng riêng     D. áp suất của nó lên thành bình (sức ép của chất khí lên thành trong của bình).

Câu 13. (3 điểm)         a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng?

                          b) Nêu kết luận về lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt?

Câu 14. (3 điểm) Nhiệt kế dùng để làm gì ? Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Nêu tên các loại nhiệt kế và công dụng của từng loại nhiệt kế đó?

Câu 15. (0,5 điểm) Khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì độ dài của dây đồng dài 1m tăng thêm là 0,017mm. Vậy dây đồng đó sẽ có chiều dài là bao nhiêu khi nhiệt độ tăng thêm 200C?

Câu 16. (0,5 điểm) Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 40 kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực  F có cường độ là bao nhiêu NiuTơn?

 

ĐỀ 2  

Câu 1. Khi đun nước chúng ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì:

  1. Tiết kiệm nước.                                            B. Tiết kiệm chất đốt.

C.  Đổ đầy nước sẽ làm cho bếp bị đè nặng.      D. Khi nước sôi nếu đổ đầy ấm thì nước sẽ bị tràn ra ngoài.

Câu 2. Nhiệt độ của nước đá đang tan là:     

            A. 00C.          B. 370C.        C. 1000C.       D. -1000C.        

Câu 3. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít sau đây, cách nào đúng?

  1. Rượu, không khí, sắt.      B. Không khí, sắt, rượu. C. Không khí, rượu, sắt.       D. Sắt, không khí, rượu.

Câu 4. Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì

            A. bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép.           B. bê tông và thép không bị nở vì nhiệt.

            C. bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép.                  D. bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau

Câu 5. Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?

  1. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên.                       
  2. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên.
  3. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.                
  4. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

Câu 6. Khi đun nóng một thỏi đồng thì:                   

            A. Khối lượng riêng của thỏi đồng không thay đổi.   B. Thể tích của thỏi đồng tăng.          

            C. Thể tích của thỏi đồng không thay đổi.                  D. Khối lượng của  thỏi đồng tăng.

Câu 11. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng

       A. các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.    B. chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.

       C. chất rắn co lại khi lạnh đi.                                           D. chất rắn nở ra khi nóng lên.

Câu 12. Khi làm lạnh vật rắn, thì khối lượng riêng của vật tăng vì

       A. khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm.

       B. khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi.

       C. khối lượng của vật tăng, thể tích của vật giảm.

       D. khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm.

Câu 13. (3 điểm)        

a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí?

b) Nêu kết luận về lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt?

Câu 14. (3 điểm) Nhiệt kế dùng để làm gì ? Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Nêu tên các loại nhiệt kế và công dụng của từng loại nhiệt kế đó?

Câu 15. (0,5 điểm)  Khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì độ dài của dây đồng dài 2m tăng thêm là 0,034mm. Vậy dây đồng đó sẽ có chiều dài là bao nhiêu khi nhiệt độ tăng thêm 200C?

Câu 16. (0,5 điểm) Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực  F có cường độ là bao nhiêu NiuTơn?

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN VẬT LÝ 6

Năm học 2018-2019

ĐỀ 1

   Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

B

D

C

D

C

D

C

B

A

A

D

 

Câu

Nội dung

Điểm

13

(3đ)

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

1

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.                                                      

1

- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.

1

14

(3đ)

Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. Nhiệt kế hoạt động dựa vào hiện tượng giản nở vì nhiệt của các chất

2

- Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm

- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể

- Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển

1

15

(0,5đ)

Khi nhiệt độ tăng thêm 200C thì:
- Chiều dài dây đồng sẽ tăng thêm là: 0,017 x 20 = 0,34(mm) = 0,00034 (m)
- Chiều dài của dây đồng sẽ là: 1 + 0,00034 = 1,00034 (m)

 

0,25

0,25

16

(0,5đ)

Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 40 kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực  F có cường độ là 200 N

 

0,5

 

ĐỀ 2

   Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

A

C

D

A

B

A

C

B

D

A

A

 

Câu

Nội dung

Điểm

13

(3đ)

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

1

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.                                                      

1

- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.

1

14

(3đ)

Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. Nhiệt kế hoạt động dựa vào hiện tượng giản nở vì nhiệt của các chất

2

- Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm

- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể

- Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển

1

15

(0,5đ)

Khi nhiệt độ tăng thêm 200C thì:
- Chiều dài dây đồng sẽ tăng thêm là: 0,034 x 20 = 0,68(mm) = 0,00068 (m)
- Chiều dài của dây đồng sẽ là: 2 + 0,00068 = 2,00068 (m)

 

0,25

0,25

16

(0,5đ)

Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực  F có cường độ là 250 N

0,5

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Đề thi online giữa Hk2 môn Vật lý 6 

Mời các em cùng thực hành làm bài thi trực tuyến tại: 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi giữa HK2 môn Vật lý lớp 6 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?