TRƯỜNG THPT THUẬN CHÂU | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trong bảng hệ thống tuần hoàn hiện nay, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 4 và 3. B. 3 và 6. C. 3 và 4. D. 3 và 3.
Câu 2: Trong các hidroxit sau, chất có lực bazơ mạnh nhất là
A. Mg(OH)2. B. Ca(OH)2. C. Ba(OH)2. D. Be(OH)2.
Câu 3: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chu kỳ 2 có số nguyên tố là
A. 18. B. 2. C. 8. D. 32.
Câu 4: Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau:
A. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau.
B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp electron bằng nhau.
C. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm IA đều là các nguyên tố kim loại kiềm.
D. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm A (trừ nhóm VIIIA) có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
Câu 5: Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là
A. 19. B. 11. C. 18. D. 8.
Câu 6: Dãy nào gồm các nguyên tố hoá học có tính chất giống nhau?
A. Na, P, Ca, Ba. B. Na, Mg, P, F.
C. C, K, Si, S. D. Ca, Mg, Ba, Sr.
Câu 7: Nguyên tố M ở chu kì 4 nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X có tính chất hoá học tương tự nguyên tố M, nhưng tính kim loại của X mạnh hơn M. X là
A. Nguyên tố Cs (ở chu kì 6 nhóm IA) . B. Nguyên tố Se (ở chu kì 4 nhóm VIA) .
C. Nguyên tố Na (ở chu kì 3 nhóm IA) . D. Nguyên tố He (ở chu kì 1 nhóm VIIA) .
Câu 8: Nguyên tố A (Z = 8), B (Z = 13), C (Z = 16). Nhận định nào đúng?
A. Tính kim loại của B < C < A. B. Độ âm điện của B < C < A.
C. Tính kim loại của A < B
Câu 9: Cho các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron ngoài cùng như sau: của X là …2p4, của Y là …3p4, của Z là …4s2. Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn là
A. X ở chu kỳ 2, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IVA.
B. X ở chu kỳ 2, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 3, nhóm VIA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X ở chu kỳ 2, nhóm IVA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X ở chu kỳ 2, nhóm IVA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IVA.
Câu 10: Trong bảng tuần hoàn, M ở nhóm IIIA, X ở nhóm VA còn Y ở nhóm VIA. Oxit cao nhất của M, X, Y có công thức
A. MO, XO3, YO3. B. MO3, X5O2, YO2.
C. M2O3, X2O5, YO3. D. M2O3, XO5, YO6.
Câu 11: Các chất trong dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần?
A. H2SO4; Al(OH)3; H2SO4; H2SiO3. B. H2SiO3; Al(OH)3; H3PO4; H2SO4.
C. H2SiO3; Al(OH)3; H2SO4; H2SO4 D. H2SO4; H3PO4; H2SiO3; Al(OH)3.
Câu 12: Cho các nguyên tố: X (Z = 11), Y (Z = 19), T (Z = 13). Hiđroxit của X, Y, T xếp theo thứ tự giảm dần tính bazơ là
A. XOH, YOH, T(OH) . B. T(OH) , YOH, XOH.
C. YOH, XOH, T(OH) D. XOH, T(OH) , YOH.
Câu 13: Các nguyên tố 12X, 19Y, 20Z, 13T xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần là
A. T, X, Y, Z B. T, X, Z, Y . C. X, Z, Y, T . D. X, Y, Z, T.
Câu 14: Nguyên tử nguyên tố A có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p3. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 3, nhóm IIIA. B. Chu kì 3, nhóm IIA.
C. Chu kì 5, nhóm IIIA. D. Chu kì 3, nhóm VA.
Câu 15: Ngày 09/10/2019 giải Nobel Hóa Học được trao cho 3 nhà khoa học John B. Goodenough (người Mỹ), M. Stanley Whittingham (người Anh) và Akira Yoshino (người Nhật Bản) với công trình nghiên cứu và phát triển các loại pin Liti-ion. Đây là loại pin sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các thiết bị giải trí, y tế, xe điện, hàng không... Phát biểu nào sau đây về nguyên tố Liti là sai?
A. Liti là nguyên tố kim loại kiềm. B. Liti là kim loại nhẹ nhất.
C. Tính kim loại của liti mạnh hơn natri. D. Liti thuộc chu kì 2, nhóm IA.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là 79,91. Biết R có 2 đồng vị, trong đó một đồng vị là 79R chiếm 54,5% số nguyên tử. Số khối của đồng vị thứ 2 là:
A. 81. B. 85. C. 82. D. 80.
Câu 2: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 4 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12. B. 14. C. 16. D. 18.
Câu 3: Nguyên tử : 1s22s22p63s23p63d64s2 có số proton và nơtron lần lượt là
A. 26, 30. B. 56, 30. C. 56, 26. D. 30, 26.
Câu 4: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 36 và số khối là 24. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng lần lượt là
A. 3 và 2. B. 2 và 3. C. 2 và 2. D. 3 và 3.
Câu 5: Số electron tối đa của lớp N là:
A. 12e. B. 18e. C. 32e. D. 50e.
Câu 6: Cấu hình electron nguyên tử của X là [Ar]3d54s1. Nhận định nào sau đây sai về X?
A. X là nguyên tố s vì e cuối ở phân lớp s.
B. X là nguyên tố d vì e cuối ở phân lớp d.
C. X là kim loại vì có 1e lớp ngoài cùng.
D. Số e ở phân mức năng lượng cao nhất là 5.
Câu 7: Liti trong tự nhiên có 2 đồng vị là: 7Li chiếm 92,5% số nguyên tử, còn lại là 6Li. Nguyên tử khối trung bình của liti là:
A. 7,00. B. 6,93. C. 6,07. D. 6,00.
Câu 8: Dãy nào sau đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?
A.\(_{10}^{20}H,\,\,_{11}^{22}I\) B. \(_{26}^{56}G,\,\,_{27}^{56}F\) C. \(_6^{14}X,\,_7^{15}Y\) D. \(_8^{16}M,\,\,_8^{17}N\)
Câu 9: Kí hiệu hóa học của nguyên tử là \(_{35}^{80}Br\). Số hạt p, n, e trong nguyên tử này lần lượt là
A. 35, 45, 35. B. 35, 80, 35. C. 45, 35, 45. D. 35, 80, 45.
Câu 10: Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p5. Điện tích hạt nhân của nguyên tử R là:
A. 35. B. 25. C. 35+. D. 25+.
Câu 11: Nguyên tố nào sau đây là phi kim, biết cấu hình e của chúng là:
X: 1s22s22p63s2;
Y: 1s22s22p5
R: 1s22s22p63s23p6;
T: 1s22s22p63s23p63d64s2
A. X. B. Y. C. R. D. T.
Câu 12: Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s23p63d64s2. Vậy nguyên tử của R có số electron là
A. 20. B. 18. C. 19. D. 21.
Câu 13: Điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố clo là 17+. Trong nguyên tử clo, số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là
A. 17. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 14: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X, Y lần lượt là 2s22p5 và 3s2. Các nguyên tử X, Y lần lượt có xu hướng gì để đạt đến cấu hình electron giống với nguyên tử khí hiếm gần nhất?
A. Cho e; Cho e. B. Cho e; Nhận e C. Nhận e; Cho e D. Nhận e; Nhận e.
Câu 15: Tổng số hạt cơ bản trong phân tử A2B là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện trong hạt nhân A lớn hơn số hạt mang điện trong hạt nhân B là 11. Số proton của A, B lần lượt là
A. 20 và 7. B. 19 và 8. C. 11 và 8. D. 19 và 16.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Thuận Châu, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 10 năm 2020-2021 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
- Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 10 năm 2020-2021 Trường THPT Hoàng Hoa Thám
Chúc các em học tập thật tốt!