Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Lê Lợi

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1

MÔN CÔNG NGHỆ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. Phần Trắc Nghiệm (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

Câu 1. Có mấy loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 2. Ở nước ta, bao nhiêu phần dân số sống bằng nghề nông?

A. 1/3

B. 2/3

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 3. Đối với thí nghiệm so sánh giống, người ta so sánh các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà với:

A. Giống mới chọn tạo

B. Giống nhập nội

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 4. Đối với thí nghiệm so sánh giống, người ta so sánh về:

A. Sinh trưởng

B. Phát triển

C. Năng suất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Phân đạm và kali dùng để bón thúc là chủ yếu vì:

A. Phân đạm, kali có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.

B. Phân đạm, kali dễ hòa tan trong nước (dung dịch đất).

C. Phân đạm, kali có hiệu quả nhanh sau bón.

D. Phân đạm, kali có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan trong nước nên hiệu quả nhanh.

Câu 6. Cách dùng phân hữu cơ bón ruộng đúng kĩ thuật là:

A. Rải phân đều lên mặt ruộng, phơi nắng cho phân khô rồi cày vùi phân vào đất trước khi gieo trồng.

B. Hòa nước tưới cho cây. Có thể ngâm phân hữu cơ vào các bể ngâm một thời gian cho hoai mục rồi mới tưới.

C. Đem phân ủ hoai mục rồi mới đem bón. Rải phân vào hốc hoặc rãnh luống rồi phủ đất và trồng cây. Với cây ăn quả, khi bón thúc phân hữu cơ cũng phải đào rãnh quanh gốc, bón phân xong phải phủ kín đất.

D. Cả ba cách đều được.

II. Phần Tự Luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm)

- Sử dụng phân lân có gì khác với sử dụng phân đạm, phân kali, vì sao?

Câu 2. (3,5 điểm)

Phân biệt độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. Làm gì để tăng độ phì nhiêu của đất?

ĐÁP ÁN

I. Phần Trắc Nghiệm (3 điểm)

1

2

3

4

5

6

B

B

C

D

D

C

 

II. Phần Tự Luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm)

- Phân lân chủ yếu dùng để bón lót; phân đạm, kali chủ yếu dùng để bón thúc cho cây trồng. Lí do: Phân lân khó hòa tan trong nước, nên cây hấp thụ chậm, phải bón lót ngay từ đầu mới phát huy tác dụng của phân; phân đạm và kali ngược lại, dễ hòa tan trong nước nên hiệu quả của phân nhanh, vì thế chủ yếu dùng để bón thúc. Cũng có thể bón lót bằng phân đạm, kali những lưu ý bón ít để tránh lãng phí.

- Phân lân bón kết hợp với phân hữu cơ (ủ lẫn với phân chuồng, phân xanh…) có hiệu quả cao hơn bón riêng biệt; ngược lại, phân đạm, kali bón riêng biệt trực tiếp vào đất là tốt nhất. Lí do: Phân lân khó tiêu, nếu được ủ với phân hữu cơ sẽ giúp quá trình chuyển hóa lân khó tiêu thành dạng lân dễ tiêu, cây hấp thụ lân nhiều hơn; phân đạm và kali dễ hòa tan, dễ chuyển hóa nên không cần kết hợp với phân khác.

- Phân lân nên bón tập trung vào gốc cây hiệu quả hơn bón rải rác trên bè mặt đất; phân đạm, kali bón rải rác trên bề mặt đất hay tập trung đều được tùy theo yêu cầu của từng loại cây trồng. Lí do: Phân lân thường bị đất giữ chặt trên bề mặt keo đất, nên hạn chế để phân lân tiếp xúc với đất trên diện rộng (ví dụ: người ta chế ra dạng phân viên để bón trực tiếp vào gốc lúa).

Câu 2. (3,5 điểm)

- Độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

- Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người.

- Muốn tăng độ phì nhiêu cho đất, cần thực hiện tốt một số khâu kĩ thuật sau:

+ Bón phân hữu cơ đã ủ hoai cùng với bón vôi hợp lí.

+ Bón phân hóa học ít và cân đối giữa đạm, lân, kali.

+ Các biện pháp làm đất đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.

+ Thực hiện chế độ luân canh, xen canh hợp lí.

ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1: Chế phầm sinh học là:

A. Những chế phẩm được sản xuất ra bằng công nghệ vi sinh.

B. Những chế phẩm được sản xuất từ việc khai thác, sử dụng các vi sinh vật gây hại cho sâu, bệnh hại cây trồng, thông qua công nghệ vi sinh nhằm mục đích bảo vệ cây trồng.

C. Những chế phẩm được sản xuất ra từ nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật.

D. Những chế phẩm trong thành phần có chứa nhiều loại vi sinh vật khác nhau.

Câu 2: Thuốc trừ sâu Bt còn được gọi là:

A. Chế phẩm nấm trừ sâu.

B. Chế phẩm vi rút trừ sâu.

C. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.

D. Chế phẩm sinh học trừ sâu.

Câu 3: Sâu bọ hại cây trồng thường hay bị nhiễm vi rút ở giai đoạn:

A. Trưởng thành.

B. Trứng sâu.

C. Sâu non.

D. Nhộng.

Câu 4: Chế phẩm vi rút trừ sâu còn có tên gọi là:

A. Chế phẩm vi rút nhân đa diện.

B. Thuốc trừ sâu N.P.V.

C. Chế phẩm nấm vi rút trừ sâu.

D. Chế phẩm vi khuẩn nhân đa diện.

Câu 5: Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có hiệu quả vào lúc:

A. Sâu, bệnh mới chớm xuất hiện trên đồng ruộng là phun thuốc ngay.

B. Sâu, bệnh phát triển thành dịch mới dùng thuốc.

C. Dịch hại phát triển tới ngưỡng gây hại.

D. Phun thuốc theo định kì thời gian.

Câu 6: Biện pháp cơ giới, vật lí là biện pháp quan trọng vì:

A. Rẻ tiền, dễ áp dụng.

B. Không làm ảnh hưởng tới môi trường.

C. Hiệu quả cao (bắt, biệt sâu trưởng thành), ít tốn kém, dễ thực hiện và không ảnh hưởng môi trường sinh thái.

D. Không làm ảnh hưởng đến các loài thiên địch của sâu, bệnh hại

II.Tự Luận (7 điểm)

Câu 1: Trình bày các biện pháp hạn chế tác hại của thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

Câu 2: Trình bày thành tựu thứ 2 của ngành nông lâm ngư nghiệp.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?