BỘ 108 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT YÊN HÒA
Câu 1. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của lưu huỳnh?
A. chỉ có tính oxi hoá mạnh. B. chỉ có tính khử mạnh.
C. không có tính oxi hoá, không có tính khử. D. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
Câu 2. Trong một nguyên tử X, hiệu số 2 loại hạt (trong 3 loại hạt P, e, n) bằng 1, và tổng số hạt bằng 40. Tính A, Z của X.
A. A = 28;Z = 13. B. A = 28; Z = 14 C. A= 27; Z = 12. D. A = 27; Z = 13
Câu 3. Người ta có thể nhận ra khí H2S bằng tờ giấy tẩm dd Pb (NO3)2 là vì.
A. phản ứng tạo kết tủa vàng. B. phản ứng tạo kết tủa nâu.
C. phản ứng tạo kết tủa xanh. D. phản ứng tạo kết tủa đen.
Câu 4. Thuốc thử để nhận biết H2SO4 và muối sunfat là
A. dd muối bari Ba2+. B. chỉ có Ba (OH)2. C. chỉ có BaCl2. D. dd AgNO3.
Câu 5. Thuốc thử để nhận biết HCl và muối clorua là:
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch AgNO3. C. Dung dịch Ba (OH)2. D. Dung dịch BaCl2.
Câu 6. Cho các phản ứng sau:
(1) 2HgO → 2 Hg + O2
(2) N2 + O2 → 2NO
(3) 2Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(4) SO3+ H2O → H2SO4.
Dãy gồm phản ứng oxi hoá-khử là:
A. (1); (3); (4). B. (1); (3). C. (1);(2); (3). D. (1); (2); (4).
Câu 7. Đổ dung dịch chứa 1 gam HBr vào dung dịch chúa 1gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu nào.
A. Màu xanh. B. Không đổi màu. C. Không xác định được. D. Màu đỏ.
Câu 8. Kết luận nào sau đây không đúng đối với tính chất hoá học của iot?
A. Iot vừa có tính oxihoa, vừa có tính khử.
B. Tính oxihoa của I2> Br2.
C. Tính khử của I2>Br2.
D. I2 chỉ oxihoa được H2 ở nhiệt độ cao tạo ra khí HI.
Câu 9. Electron cuối cùng của nguyên tố M điền vào phân lớp 3p3. Số electron hoá trị của M là:
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 10. Nồng mol /lit của dung dịch HBr 16,2%(d= 1,02g/ml).
A. 2,04. B. 0,204. C. 4,53. D. 1,65.
Câu 11. Biết Na (z = 11), Mg(z = 12), Al(z = 13), Si(z = 14). Tính kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần là:
A. Na, Mg, Al, Si. B. Mg, Al, Si, Na. C. Na, Mg, Si, Al. D. Si, Al, Mg, Na.
Câu 12. Thành phần nước Giaven gồm:
A. NaCl, NaClO,Cl2,, H2O. B. NaCl, H2O. C. NaCl, NaClO3, H2O. D. NaCl, NaClO, H2O.
Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng sau: a Fe2O3 + b CO → c Fe +d CO2.
Hệ số a, b, c, d tương ứng là:
A. 3, 4, 6, 4. B. 1, 4, 1, 5. C. 1, 3, 2, 3. D. 2, 3, 1, 3.
Câu 14. Số oxi hoá của Nitơ trong: NH4+, NO2, HNO3 lần lượt là:
A. +1, +4, +5. B. +3, +4, +5. C. -3, +4, +5. D. +4, -4, +5.
Câu 15. Để nhận biết O3 và O2 ta sử dụng hóa chất nào dưới đây:
A. Cu. B. H2. C. Cl2. D.dd KI.
Câu 16. Chọn phát biểu đúng: trong một nhóm A, đi từ trên xuống thì:
A. Tính bazơ của các oxi và hiđroxit mạnh dần, tính axit giảm dần.
B. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit yếu dần, tính axit mạnh dần.
C. Tính bazơ tăng dần, đồng thời tính axit giảm dần.
D. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng mạnh dần, đồng thời tính axit mạnh dần.
Câu 17. Sục từ từ khí SO2 đến dư vào dd Br2 có mầu vàng nhạt, hiện tượng xảy ra là
A. màu dd đậm dần. B. xuất hiện vẩn đục màu vàng.
C. có kết tủa màu trắng. D. dd br2 nhạt mầu dần rồi mất màu.
Câu 18. Trong các axit sau: CuO, Al2O3, SO2. Hãy cho biết chất nào chỉ phản ứng được với dung dịch bazơ và chất nào cho phản ứng được với cả dung dịch axit và bazơ cho kết quả theo thứ tự trên.
A. CuO, SO2. B. SO2, CuO. C. CuO, Al2O3. D. SO2, Al2O3.
Câu 19. Anion X- có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 2, nhóm IVA. B. Chu kì 3, nhóm IVA. C. Chu kì3, nhóm VIIA. D. Chu kì 3, nhóm IIA.
Câu 20. Phản ứng nào dưới đây, SO2 thể hiện là chất oxyhoá.
A. SO2 + H2O → H2SO3.
B. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O.
D. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.
Câu 21. Quy tắc bát tử không đúng với trường hợp phân tử chất nào dưới đây?
A. H2O. B. Cl2. C. CO2. D. NO2.
Câu 22. Cho chuỗi phản ứng.
MnO2 + HX → X2 + A + B.
X2 + B → HX + C.
C + NaOH → D + B.
Xác định X, A, B, C, D biết X2 ở thể khí ở thường.
A. X2 = Cl2; A = MnCl2; B = H2O; C = HOCl; D = NaClO.
B. X2 = F2; A = MnF2; B = H2O; C = H2; D = NaH.
C. X2 = Br2; A = MnBr2; B = H2O; C = HOBr; D = NaBrO.
D. X2 = Cl2; A = MnCl2; B = H2O; C = O2; D = Na2O.
Câu 23. Nguyên tử O trong phân tử H2O lai hoá kiểu.
A. không lai hoá. B. sp2. C. sp. D. sp3.
Câu 24. A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn. Số đơn vị điện tích hạt nhân của A và B chênh lệch nhau là:
A. 12. B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 25. Trong phản ứng: Fe +2HCl FeCl2 + H2.
Fe đóng vai trò:
A. Là chất oxi hoá. B. Là chất khử.
C. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. D. Không bị khử, không bị oxi hoá.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 90. Đốt nhôm trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 4, 26 gam. Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là:
A. 1,62 g. B. 0,86 g. C. 1,08 g. D. 3,24 g.
Câu 91. Hiđroxit tương ứng của SO3 là:
A. H2S2O3. B. H2SO4. C. H2SO3. D. H2S.
Câu 92. Cho hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10, 08 lít khí (đktc). Khối lượng muối tạo thành là:
A. 19,8 gam. B. 40,05 gam. C. 26,7 gam. D. 4,16 gam.
Câu 93. Nguyên tố R thuộc nhóm VA. Công thức oxit cao nhất là:
A. RO5. B. R2O5. C. RO2. D. R5O2.
Câu 94. Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính Oxh mạnh hơn Br2?
A. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2.
B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O.
D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2.
Câu 95. Các nguyên tử trong một chu kì có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Số electron. B. Số p.
C. Số lớp electron. D. Số electron lớp ngoài cùng.
Câu 96. Cho 1, 2g một kim loại hóa trị II tác dụng với Cl2 thu được 4, 75g muối clorua. Kim loại là:
A. Cu. B. Ca. C. Zn. D. Mg.
Câu 97. Chọn đáp án đúng nhất. Liên kết cộng hóa trị là liên kết:
A. Trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử.
B. Được hình thành do sự dùng chung electron của hai nguyên tử khác nhau.
C. Giữa các phi kim với nhau.
D. Được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hạy nhiều cặp electron dùng chung.
Câu 98. Muối thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch axit HCl là:
A. FeCl2 và FeCl3. B. Không tác dụng. C. FeCl3. D. FeCl2.
Câu 99. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với Cl2 và dung dịch HCl cho cùng một muối:
A. Zn. B. Au. C. Cu. D. Fe.
Câu 100. Cho biết độ âm điện của O (3,44); Cl(3,16). Liên kết trong phân tử Cl2O7; Cl2; O2 là liên kết:
A. Ion. B. Vừa liên kết ion, vừa liên kết cộng hoá trị.
C. Cộng hoá trị phân cực. D. Cộng hoá trị không cực.
Câu 101. Những kết luận nào sau đây đúng? Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì:
A. Tính bazơ của các oxit và hiđrôxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit cũng tăng dần.
B. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.
C. Số electron lớp ngoài cùng giảm dần.
D. Độ âm điện giảm.
Câu 102. Cho các cặp sau:
1. Dung dịch HCl + dung dịch H2SO4
2. KMnO4 + K2Cr2O7.
1. H2S + HNO3
4. H2SO4 +Pb(NO3)2.
Cặp nào cho được phản ứng oxyhoá - khử?
A. Cặp 1,2,4. B. Cả 4 cặp. C. Cặp 1,2. D. Chỉ có cặp 3.
Câu 103. Cho sơ đồ phản ứng Cu + H2SO4đ → CuSO4 + SO2 + H2O. Trong đó Cu đóng vai trò là
A. Không là chất khử, không là chất oxi hoá. B. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
C. Chất khử. D. Chất oxi hoá.
Câu 104. Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl, toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch kiềm đặc nóng tạo ra dung dịch X. Trong dung dịch X có những muối nào sau đây:
A. KCl, KClO. B. NaCl, NaOH. C. NaCl, NaClO3. D. NaCl, NaClO.
Câu 105. Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có năng lượng cao nhất là 3p4. Hãy chỉ ra câu sai khi nói về nguyên tử X:
A. Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở nhóm IVA. B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở chu kì 3. D. Hạt nhân nguyên tử X có 16 proton.
Câu 106. Nguyên tắc pha loãng axit H2SO4 đặc vào nước là
A. rót nhanh axit vào nước.
B. rót từ từ nước vào axit.
C. rót nhanh nước vào axit.
D. rót từ từ axit vào nước.
Câu 107. Thuốc thử để nhận biết HCl và muối clorua là:
A. Dung dịch AgNO3. B. Dung dịch Ba (OH)2. C. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch NaOH.
Câu 108. Hòa tan 12, 8g hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0, 1M vừa đủ thu được 2, 24l khí(ĐKC). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 4 lit. B. 14,2 lit. C. 2 lit. D. 4,2 lit.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 108 câu trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Yên Hòa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !