Báo cáo thực hành nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc BVTV cho cây dừa môn Công Nghệ 10

BÁO CÁO THỰC HÀNH

MÔN: CÔNG NGHỆ 10

Họ và tên:

Lớp: 10

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC HÓA HỌC THỰC VẬT ĐẾN CÂY DỪA Ở BẾN TRE,

NGUYÊN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

I, Giới thiệu

Dừa là một đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền Nam Việt Nam như Bến Tre. Là một cây mũi nhọn trong trồng trọt và xuất khẩu nhưng cây dừa cũng không tránh khỏi những loại dich bệnh đến từ các loại sâu bọ…phát triển mạnh và cần đến sự “giúp đỡ” từ các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc làm này cũng để lại rất nhiều ảnh hưởng tới quần thể sinh vật và môi trường.

II, Thực trạng sử dụng thuốc hóa học bảo về thực vật

Việc sử dụng thuốc xuất phát từ những loại dịch bệnh cụ thể như:

  1. Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro): Bọ dừa hay còn gọi là bọ cánh cứng xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1999 và phát triển nhanh thành dịch gây hại trên qui mô rộng khắp các tỉnh phía nam

Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro)

Sử dụng: Vì rất khó khăn trong việc bắt cơ học hoặc sử dụng biện pháp sinh học nên phần lớn người nông dân chọn dùng thuốc Ambush phun 4 tuần 1 lần. Để phòng sự tấn công của bọ cánh cứng lên cây dừa con sắp trồng nên nhúng cây con vào dung dịch Ambush và khuấy đều dung dịch phun lên bề mặt lá trước khi chuyển ra trồng: 3g Ambush + 15g chất kết dính Agral, pha vào 15 lít nước. Dùng 21g Padan 95WP, Furadan 3G hoặc Basudin 10H trộn với 80g mạt cưa túm vào bao vải mỏng treo ở ngọn cây đạt hiệu quả cao và hiệu quả có thể kéo dài đến 90 ngày.

  1. Dịch chuột, đuông dừa

Lá chết khô do dịch đuông dừa

Lá chết khô do dịch đuông dừa

đuông dừa

Đuông dừa

 

Thực trạng sử dụng: dùng bã độc phosphor kẽm theo tỉ lệ 19 phần mồi và 1 phần thuốc, trộn đều làm thành bánh 200g đặt ở gốc hay ngọn cây.

  1. Bệnh đốm lá: Đây là bệnh thường gặp trên cây dừa. Bệnh gây ra bởi hai loại nấm là Pestalozzia palmarum Cke và Helminthosorium sp.. Triệu chứng gây hại đầu tiên của nấm P. palmarum là lá xuất hiện những đốm vàng, sau lớn dần thành vết cháy hình bầu dục, ở giữa có màu xám nhạt, bên ngoài có viền nâu đậm và một quần màu xanh. Khi các đốm cháy nối liền nhau tạo thành vết cháy lớn hơn

Khi phát hiện bênh thường phun nhóm thuốc trừ bệnh có hoạt chất: Metalaxyl, Propiconazole hoặc Hexaconazole,... để bù Kali, Natri… nhưng lại làm mặn đất nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng khả năng quang hợp của cây.   

III, Nguyên nhân:

Tuy diệtđược bọ dừa, chuột, dịch hại lá, làm nứt quảnhưngGây ô nhiễm môi trường đất, cây cối và con người do độc tính mạnh trong thuốc. Năng suất chất lượng không đảm bảo 100% sạch…

- Do dùng độc tố hóa học mạnh vừa diệt trừ nhanh mà lại không tiêu tốn quá nhiều sức lực, tiền bạc

- Do nhận thức người dân lạm dụng thuốc và còn thụ lợi về kinh tế, đặc biệt là đuông dừa( một loài có giá trị kinh tế cao) nên để bắt tay gây dịch bùng nổ nhanh, khi đó sức sống mạnh của sinh vật gây hại thậm chí còn gây kháng thuốc.  

-Chưa tận dụng những kĩ thuật sinh học tân tiến hơn như thuốc sinh học, dùng nhiều một loại thuốc lâu năm nên gây kháng thuốc, khó diệt trừ tận gốc

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là bài viết mang tính tham khảo cho Mẫu Báo cáo thực hành nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc BVTV cho cây dừa môn Công Nghệ 10. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?