BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Mức độ: Nhận biết
Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.
Câu 2: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất:
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 3: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại:
A. Crom B. Vonfam. C. Sắt D. Đồng
Câu 4 : Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là :
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 5 : Kim loại không tác dụng với axit clohidric(HCl) là:
A. Al B. Zn C. Fe D. Ag
Câu 6: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là :
A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.
Câu 7: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là :
A. Mg, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Fe, Al, Mg. D. Al, Mg, Fe.
Câu 8 : Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là :
A. Na, Ba, K. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K.
Câu 9: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch :
A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. HCl.
Câu 11: Có các ion riêng biệt trong các dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Fe2+, Fe3+, Pb2+. Ion dễ bị khử nhất và ion khó bị khử nhất lần lượt là
A. Pb2+ và Ni2+. B. Ag+ và Zn2+. C. Ag+ và Fe2+. D. Ni2+ và Fe3+.
Câu 12: Trong phương pháp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử:
A. K. B. Ca. C. Zn. D. Ag.
Câu 13: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu.
Câu 14: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2. B. đp CaCl2 nóng chảy.
C. dùng Na khử Ca2+ trong dd CaCl2. D. điện phân dd CaCl2.
Câu 15: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn.
Câu 16: Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A.Na, K, Ca, Ba. B. Na, K, Ca, Be.
C. Li, Na, K, Mg. D. Li, Na, K, Rb.
Câu 18: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt,tính dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi:
A. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại B. Các hạt proton của kim loại
C. các cation của kim loại D. các electron tự do trong tinh thể kim loại
Mức độ: Thông hiểu
Câu 19: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là :
A. Cu + dung dịch FeCl2. B. Fe + dung dịch HCl.
C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl3.
Câu 20 : Cho các kim loại : Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là :
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư :
A. Kim loại Mg B. Kim loại Ba C. Kim loại Cu D. Kim loại Ag
Câu 22: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa. B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. sắt đóng vai trò catot và bị oxi hóa. D. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 23: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân:
A. bột sắt B. bột lưu huỳnh C. bột than D. nước
Câu 24: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại :
A. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb.
Câu 25: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là :
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 26: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là :
A. Cu, FeO, ZnO, MgO. B. Cu, Fe, Zn, Mg
C. Cu, Fe, Zn, MgO D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu 27. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là:
A. Fe, Cu B. Cu, Fe C. Ag, Mg D. Mg, Ag
Câu 28. Bạc có lẫn các tạp chất Fe, Cu. Để làm sạch bạc, hoá chất cần dùng là:
A. HNO3 B. HCl C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)3
Câu 29: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là
A. Al B. Mg C. Fe D. Cu
Câu 30: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (5) C. (1), (4), (5) D. (1), (3), (4)
Câu 31: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A. CuO, Al, Mg. B. Zn, Cu, Fe. C. MgO, Na, Ba. D. Zn, Ni, Sn.
Mức độ: Vận dụng
Câu 32. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Fe, Cu. C. Al, Cu, Ag. D. Al, Fe, Ag.
Câu 33. Cho các kim loại: Cu, Fe, Ag và các dung dịch: FeCl3, CuSO4, AgNO3. Số cặp chất (kim loại và muối) tác dụng được với nhau là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 34. Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau
Cho Zn vào dung dịch AgNO3 (1)
Cho Fe Vào dung dịch Fe2(SO4)3 (2)
Cho Na vào dung dịch CuSO4 (3)
Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng. (4)
Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. (3) và (4) B. (1) và (2). C. (2) và (3). D. (1) và (4).
...
Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm đại cương về kim loại có hướng dẫn giải chi tiết, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!