BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM
1. Kinh tế học là bộ môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức:
a. Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi
b. Lẫn tránh vấn đề khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau và cạnh tranh nhau.
c. Tạo ra vận may cho cá nhân trên thị trường chứng khoán.
d. Phân bổ nguồn lực khan hiếm của xã hội cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau.
2. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vĩ mô:
a. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao.
b. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1991-1997 ở Việt Nam khoảng 8.5%.
c. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong thập kỷ 20 dưới 15% mỗi năm.
d. Cả 3 câu đều đúng.
3. Kinh Tế học thực chứng nhằm:
a. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế 1 cách khách quan có cơ sở khoa học.
b. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá nhân.
c. Giải thích các hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
d. Không có câu nào đúng.
4. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô.
a. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao.
b. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào các nghành sản xuất.
c. Chính sách tài chính, tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế.
d. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1996 không quá mức 2 con số.
5. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế chuẩn tắc:
a. Mức tăng GDP ở Việt Nam năm 1995 là 9.5%
b. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1995 là 12.7%
c. Giá dầu thế giới tăng hơn 3 lần giữa năm 1973 và 1974.
d. Cần phải có 1 hiệu thuốc miễn phí cho người già và trẻ em.
6. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới hạn năng lực sản xuất.
a. Khái niệm chi phí cơ hội.
b. Khái niệm cung-cầu
c. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
d. ý tưởng về sự khan hiếm
7. Một nền kinh tế tổ chức sản xuất có hiệu quả với nguồn tài nguyên khan hiếm khi:
a. Gia tăng sản lượng của mặt hàng này buộc phải giảm sản lượng của mặt hàng kia.
b. Không thể nào gia tăng sản lượng của mặt hàng này mà không cắt giảm sản lượng của mặt hàng khác.
c. Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
d. Các câu trên đều đúng.
8. Các vấn đề cơ bản của nền kinh tế cần giải quyết là:
a. Sản xuất ra sản phẩm gì? số lượng bao nhiêu?
b. Sản xuất bằng phương pháp nào?
c. Sản xuất cho ai?
d. Các câu trên đều đúng.
9. Công cụ phân tích nào nêu lên các kết hợp khác nhau giữa 2 hàng hoá có thể sản xuất ra trong khi các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả.
a. Đường giới hạn năng lực sản xuất.
b. Đường cầu.
c. Đường đẳng lượng.
d. Tổng sản phẩm quốc dân.
10. Trong mô hình kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được giải quyết.
a. Thông qua các vấn đề của chính phủ.
b. Thông qua thị trường.
c. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.
d. Các câu trên đều đúng.
BÀI TẬP
Bài 1:
Một người có thu nhập I = 1000 đvt. Người đó dùng số tiền thu nhập được để mua hai sản phẩm X và Y với giá như sau: Px = 100đvt , Py = 200đvt.
Bảng hữu dụng của người đó khi chi tiêu cho hai sản phẩm X và Y như sau:
X | TUx | MUx | Y | TUy | MUy |
1 | 50 | 50 | 1 | 100 | 100 |
2 | 98 | 48 | 2 | 190 | 90 |
3 | 143 | 45 | 3 | 270 | 80 |
4 | 183 | 40 | 4 | 340 | 70 |
5 | 219 | 36 | 5 | 400 | 60 |
6 | 249 | 30 | 6 | 456 | 56 |
7 | 272 | 23 | 7 | 506 | 50 |
8 | 290 | 18 | 8 | 536 | 30 |
9 | 298 | 8 | 9 | 556 | 20 |
10 | 298 | 0 | 10 | 566 | 10 |
1.Viết phương trình đường ngân sách.
Phương trình đường ngân sách có dạng:
X.Px + Y.Py = I => X.100 + Y.200 = 1000 => X + 2Y = 10
2. Người đó sẽ phân phối thu nhập như thế nào để tiêu dùng cho hai sản phẩm nói trên sao cho đạt được độ hữu dụng cao nhất.
Ta có, MUx = TUx – TUx-1
MUy = TUy – TUy-1
Thay số vào ta tính được MUx và MUy như ở bảng trên.
Gọi X và Y là số lượng sản phẩm X và Y. Để tối đa hoá thoả mãn người tiêu dùng thì phải chọn phối hợp các sản phẩm sao cho thoả mãn 2 điều kiện:
\(\left\{ \begin{array}{l} \frac{{M{U_x}}}{{{P_x}}} = \frac{{M{U_y}}}{{{P_y}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\\ X.{P_x} + Y.{P_y} = I\,\,\,\,\,\,(2) \end{array} \right.\)
- Có 4 cặp thỏa mãn điều kiện (1).
• X = 1 ; Y = 1
• X = 3 ; Y = 2
• X = 4 ; Y = 3
• X = 6 ; Y = 5
- Xét điều kiện (2) ta thấy
• X1 và Y1 = 1x100 + 1x200 = 300 -> không thỏa mãn điều kiện (2)
• X3 và Y2 = 3x100 + 2x200 = 700 -> không thỏa mãn điều kiện (2)
• X4 và Y3 = 4x100 + 3x200 = 1000 -> thỏa mãn điều kiện (2)
• X6 và Y5 = 6x100 + 5x200 = 1600 -> không thỏa mãn điều kiện (2).
Vậy, người tiêu dùng sẽ mua 4 sản phẩm X và 3 sản phẩm Y để đạt hữu dụng tối đa.
3.Tính tổng hữu dụng mà người đó đạt được.
Tổng hữu dụng người đó đạt được là:
TUmax = TUx4 + TUy3 = 183 + 270 = 453 đvhd.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Bài tập Kinh tế vi mô - ĐH Công Nghiệp TP.HCM, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!