Bài tập Chương 5.1 - Đại cương Kim Loại

BÀI TẬP CHƯƠNG 5.1 – ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 

 

I. TỰ LUẬN

1.  Fe  cho tác dụng lần lượt với H2SO4 loãng, O2, HNO3 loãng, H2SO4 đặc, MgSO4, Cl2, FeCl3 .

2. Hoàn thành phản ứng - cân bằng

a, Fe + HNO → ?  + ...                                             b, Fe + H2SO4 đặc → ………..

c, Fe2O3  +  HNO3l → ...                                             d, FeO + HNO3l → …. + ...

e. Mg  +  HNO3  →   ?   +  N2O  +  ?                           f.  Al   +  HNO3  →  ?  +  NH4NO3  + ?

3. Khi hoà tan 30,0 gam hỗn hợp Cu và CuO trong 1,5 lít dung dịch HNO3 1M thấy thoát ra 6,72 lít NO (đktc). Xác định hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp và nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi.

4. Khi cho 3,00 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư, đun nóng sinh ra 4,48 lít khí duy nhất NO2 (đktc). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

5. Cho 17,6 gam hỗn hợp Fe và Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 17,92 lít khí NO2 (đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng của mỗi kim loại     

6. Hoà tan 3 gam hỗn hợp Cu và Ag trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu đựoc V (lít) khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 7,34 gam hỗn hợp 2 muối khan

a, Tính khối lượng mỗi kim loại.                                            

b, Tính V.

II. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.  Hòa tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng , rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m g muối khan. Kim loại M là:

A. Al                                   B. Mg                                   C. Zn                                    D. Fe

Câu 2. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan kim loại đó là:

A. Na                                  B.  Al                                   C.  Fe                                   D.  Zn

Câu 3.  Cho 19,2 g một kim loại M tan hoàn toàn trong dd HNO3 thì thu được 4,48 lít NO(đktc). Vậy kim loại M là

A.  Cu                                 B.  Mg                                  C.  Fe                                   D.  Zn

Câu 4. Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng , rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m g muối khan. Kim loại M là:    

A. Al                                   B. Mg                                   C. Zn                                    D. Fe

Câu 5. Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). M là kim loại nào dưới đây?

A. Zn                                  B. Al                                    C. Ca                                    D. Mg

Câu 6.  Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thì thu được muối nào?

A.  Fe(NO3)2                       B.  Fe(NO3)3                        C.  Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3    D. Không phản ứng

Câu 7. Dãy kim loại nào sau đây đều không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?

A. Al, Fe, Au, Mg.             B. Zn, Pt, Au, Mg.               C. Al, Fe, Zn, Mg.               D. Al, Fe, Au, Pt.

Câu 8. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:

A. Bột Mg dư, lọc.             B. Bột Cu dư, lọc.               C. Bột Al dư, lọc.                D. Bột Fe dư, lọc.

Câu 9. Cho các kim loại: Cu, Ag, Au, Fe. Kim loại dẫn điện tốt là:

A.  Ag                                 B.  Au                                  C. Cu                                    D.  Fe

Câu 10. Sở dĩ kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim là do:

A. Mật độ ion dương kim loại                                         B.  Bán kính nguyên tử kim loại

C.  Các electron tự do trong kim loại                              D.  Khối lượng nguyên tử kim loại

Câu 11.  Nhúng một thanh đồng vào dung dịch FeCl3. Phương trình thu gọn có dạng nào sau đây ?

A. 3Cu +2 Fe3+ →  3Cu2+ + 2Fe                                     B. Cu +2 Fe3+ → Cu2+ +2 Fe2+

C.  3Cu +2 Fe3+ → 3Cu+ + 2Fe                                      D. tất cả a, b, c đều sai

Câu 12. Trường hợp không xảy ra phản ứng là:

A. Cu + (dd) HNO3           B. Cu + (dd) Fe2(SO4)3        C. Cu + (dd) HCl                 D. Fe + (dd) CuSO4

Câu 13. Cho một miếng Na vào dung dịch CuCl. Trong dung dịch có hiện tượng :

A.  Cu kết tủa                     B. Cu(OH)2 kết tủa             C. H2 bay ra                         D.  b và c đúng

Câu 14. Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa sạch lớp Fe bằng dd nào ?

A.  CuSO4                          B.  FeCl3                              C.  FeSO4                             D.  AgNO3

Câu 15.  Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là:

A. W                                   B. Cr                                    C. Cu                                   D.  Au

Câu 16. Để loại tạp chất Cu ra khỏi Ag, người ta ngâm hỗn hợp 2 kim loại trong dung dịch nào sau đây?

A.  AlCl3                             B. FeCl2                               C. Cu(NO32                        D. AgNO3    

Câu 17. Các kim loại khác nhau về tỉ khối, độ cứng, nhiệt độ nóng chảy là do chúng khác nhau:

A. Bán kính nguyên tử và điện tích ion                          B. Khối lượng nguyên tử

C. Mật độ elactron tự do trong mạng tinh thể                D. Tất cả đều đúng.

Câu 18. Tính chất hóa học chung của kim loại là:

A. Dễ bị khử                       B. Dễ bị oxi hóa.                  C. Năng lượng ion hóa nhỏ D. Độ âm điện thấp

Câu 19. Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo cùng loại muối:

A. Cu                                  B. Mg                                   C. Ag                                   D. Fe

Câu 20. Kim loại nào sau đây tác dụng với dd Pb(NO3)2 loãng và dung dịch HNO3 loãng tạo 2 loại muối khác nhau:

A. Cu                                  B. Al                                    C. Ba                                    D. Fe.

Câu 21.Những kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:

A. K, Na, Mg, Ag              B. Li, Ca, Ba, Cu                 C. Fe, Pb, Zn, Hg                 D. K, Na, Ca, Ba.

Câu 22. Fe không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl loãng                      B. H2SO4 loãng                    C. HNO3 dặc nguội.            D. Fe(NO3)3

Câu 23. Cu tan trong dung dịch nào sau đây:

A. HCl loãng                      B. Fe2(SO4)3                         C. FeSO4                              D. H2SO4 loãng

Câu 24. Cho Mg vào các dung dịch AlCl3, NaCl, FeCl2, CuCl2. Có bao nhiêu dung dịch cho phản ứng với Mg?

A. 4 dung dịch                   B. 3 dung dịch                     C. 2 dung dịch                     D. 1 dung dịch

Câu 25. Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag và các dd CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là

A.  1                                    B.  2                                     C.  3                                     D.  4

Câu 26. Cho 38,7 gam hỗn hợp kim loại Cu và Zn tan hết trong dung dịch HNO3, sau phản ưng thu được 8,96 lít khí NO (ở đktc) và không tạo ra NH4NO3. Vậy khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp sẽ là:

A. 19,2 g và 19,5 g             B. 12,8 g và 25,9 g               C. 9,6 g và 29,1 g                 D. 22,4 g và 16,3 g

Câu 27. Cho một đinh Fe nhỏ vào dd có chứa các chất sau:  1. Pb(NO3)2.   2. AgNO3.  3. NaCl   4. KCl    5. CuSO4   6. AlCl3. Các trường hợp phản ứng xảy ra là:

A. 1, 2 ,3                             B. 4, 5, 6                              C. 3,4,6                                D. 1,2,5

Câu 28. Cho các phản ứng hóa học :Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Ptr  biễu diễn sự oxi hóa của các phản ứng trên là:

A. Cu2+ + 2e → Cu            B. Fe2+ →  Fe3+ + 1e             C. Fe → Fe2+ + 2e                D. Cu → Cu2+ + 2e

Câu 29. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hoá, cặp Fe3+ /Fe2+ đứng trước cặp Ag +/Ag):

A. Fe3+ , Ag +, Cu2+ , Fe2+ .

B. Ag +, Fe3+ , Cu2+ , Fe2+

C.  Ag +, Cu2+ , Fe3+ , Fe2+ .     

D. Fe3+ , Cu2+ , Ag +, Fe2+ .

Câu 30. Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử

A) CuO.                             B. Al.                                   C. Cu.                                   D. Fe.

Câu 31. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3,      FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3  đặc, nóng. Sốphản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A) 8.                                   B. 6.                                     C. 5.                                     D. 7.

Câu 32. Mệnh đề không đúng là:

A) Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+ .                       

B) Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.

C) Fe2+ oxi hoá được Cu.              

D) Tính oxi hoá của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag +.

Câu 33. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4  0,1M (vừa  đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A) 6,81 gam.                      B. 4,81 gam.                         C. 3,81 gam.                         D. 5,81 gam

Câu 34. Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ởđktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A) 9,52.                              B. 10,27.                              C. 8,98.                                D. 7,25.

Câu 35. Để hòa tan vừa hết 9,6 gam Cu cần phải dùng V ml dung dịch HNO3 2M, sau phản ứng thu được V1 lít  khí NO (ở đktc). Biết phản ứng không tạo ra NH4NO3. Vậy V và V1 có giá trị là

A. 100 ml và 2,24 lít              B. 200 ml và 2,24 lít          C. 150 ml và 4,48 lít          D. 250 ml và 6,72 lít 

Câu 36. Những kim loại nào sau đây không pứ với HNO3 đặc nguội:

A. Fe, Al                              B. Cu và Ag                         C. Zn và Pb                       D. Fe và Cu

Câu 37. Cho 10,8 g Al tan hết trong dd HNO3 loãng thu được sản phẩm duy nhất là 3,36 lít khí A (đkc). Khối lượng muối tạo thành là:

A. 85,2                                 B. 82,5                                 C. 82,3                               D. 85,3

Câu 38. Cho 60 gam hỗn hợp gồm Cu và CuO tan hết trong 3 lít dung dịch HNO3 1M thu được 13,44 lít khí NO (ở đktc) thoát ra. Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Vậy % m của Cu trong hỗn hợp bằng:

A. 64%                                 B. 32%                                 C. 42,67%                          D. 96%

Câu 39. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:  

(1) AgNO 3 + Fe(NO3)2  → Fe(NO3)3 + Ag ↓         

(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑.

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là

A) Mn2+ , H+, Fe3+ , Ag +.    C. Ag + , Mn2+ , H+, Fe3+ .    B) Ag +, Fe3+ , H+, Mn2+ .  D. Mn2+ , H+, Ag +, Fe3+ .

Câu 40. Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+ /Fe; Cu2+ /Cu; Fe3+ /Fe2+ . Cặp chất không phản ứng với nhau

A) Fe và dd CuCl2.              C. dd FeCl2 và dd CuCl2.    B) Fe và dung dịch FeCl3. D. Cu và dung dịch FeCl3

Câu 41. HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây?

A. Fe                                    B. FeO                                 C. Fe(OH)2                        D. Fe2O3

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập Chương 5.1 - Đại cương Kim Loại ( trắc nghiệm và tự luận), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?