Bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ.
-
Bài tập 32 trang 67 SGK Toán 7 Tập 1
a) Viết toạ độ các điểm M, N, P, Q trong hình.
b) Em có nhận xét gì về toạ độ của các cặp điểm M và N. P và Q.
-
Bài tập 33 trang 67 SGK Toán 7 Tập 1
Vẽ một hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm \(A\left( {3; - \frac{1}{2}} \right);\,\,B\left( { - 4;\frac{2}{4}} \right);\,C\left( {0;2,5} \right).\)
-
Bài tập 34 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1
a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu?
b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu?
-
Bài tập 35 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1
Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và của hình tam giác PQR trong hình 20.
-
Bài tập 36 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1
Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A(-4; -2); B(-2; -1), C(-2; -3); D(-4; -3). Tứ giác ABCD là hình gì?
-
Bài tập 37 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1
Hàm số y được cho trong bảng sau:
x
0
1
2
3
4
y
0
2
4
6
8
a) Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng (x;y) của hàm số trên.
b) Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của x và y ở câu a.
-
Bài tập 38 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1
Chiều cao và tuổi của bốn bạn Hồng, Hoa, Đào, Liên được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ (h.21). Hãy cho biết:
a) Ai là người cao nhất và cao bao nhiêu?
b) Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?
c) Hồng và Liên ai cao hơn và ai nhiều tuổi hơn?