Bài tập SGK Hóa Học 11 Bài 5: Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
-
Bài tập 1 trang 23 SGK Hóa học 11
Viết phương trình điện li của các chất sau: K2S, Na2HPO4, NaH2PO4, Pb(OH)2, HBrO, HF, HCIO4.
-
Bài tập 2 trang 23 SGK Hóa học 11
Một dung dịch có [H+] = 0,01 M. Tính [OH–] và pH của dung dịch. Môi trường của dung dịch này là axit, trung tính hay kiềm? Hãy cho biết màu của quỳ tím trong dung dịch này.
-
Bài tập 3 trang 23 SGK Hóa học 11
Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH– trong dung dịch. Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này.
-
Bài tập 4 trang 23 SGK Hóa học 11
Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a) Na2CO3 + Ca(NO3)2
b) FeSO4 + NaOH (loãng)
c) NaHCO3 + HCI
d) NaHCO3+ NaOH
e) K2CO3+ NaCI
g) Pb(OH)2 (r) + HNO3
h) Pb(OH)2 (r) + NaOH
i) CuSO4 + Na2S
-
Bài tập 5 trang 23 SGK Hóa học 11
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi:
A. Các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. Các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
D. Phản ứng không phải là thuận nghịch.
-
Bài tập 6 trang 23 SGK Hóa học 11
Kết tủa CdS được tạo thành trong dung dịch bằng các cặp chất nào dưới đây?
A. CdCl2 + NaOH
B. Cd(NO3)2 + H2S
C. Cd(NO3)2 + HCl
D. CdCl2 + Na2SO4
-
Bài tập 7 trang 23 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hoá học (dưới dạng phân tử và ion rút gọn) của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch tạo thành từng kết tủa sau: Cr(OH)3; Al(OH)3; Ni(OH)2 (hình 1.7 b, c, d).
-
Bài tập 5.1 trang 8 SBT Hóa học 11
Một mẫu nước mưa có pH = 4,82. Vậy nồng độ H+ trong đó là :
A. [H+] = 1.10-4 M.
B. [H+] = 1.10-5 M.
C. [H+] > 1.10-5 M.
D. [H+] < 1.10-5 M.
-
Bài tập 5.2 trang 8 SBT Hóa học 11
Dung dịch axit mạnh một nấc X nồng độ 0,010 mol/l có pH = 2 và dung dịch bazơ mạnh một nấc Y nồng độ 0,010 mol/l có pH = 12. Vậy:
A. X và Y là các chất điện li mạnh.
B. X và Y là các chất điện li yếu.
C. X là chất điện li mạnh, Y là chất điện li yếu.
D. X là chất điện li yếu, Y là chất điện li mạnh.
-
Bài tập 5.3 trang 8 SBT Hóa học 11
Dung dịch axit mạnh H2SO4 0,10M có :
A. pH = 1.
B. pH < 1.
C. pH > 1.
D. [H+] > 0,2M.
-
Bài tập 5.4 trang 8 SBT Hóa học 11
Dung dịch chất A có pH = 3. Cần thêm V2 ml nước vào V1 ml dung dịch chất A để pha loãng thành dung dịch có pH = 4. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là
A. V2 = 9V1
B. V2 = 10V1
C. V1 = 9V2
D. V2 = V1/10
-
Bài tập 5.5 trang 8 SBT Hóa học 11
Nồng độ H+ trong rượu vang là 3,2.10-4 M. Sau khi mở nút chai để hở trong không khí một tháng, nồng độ H+ là 1.10-3M. Hỏi pH của rượu vang tăng lên hay giảm xuống sau khi để trong không khí ?