Bài tập SGK Hóa Học 12 Bài 42: Luyện tập Nhận biết một số chất vô cơ.
-
Bài tập 1 trang 180 SGK Hóa học 12
Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+
-
Bài tập 2 trang 180 SGK Hóa học 12
Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH nhỏ từ từ vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa các dung dịch nào sau đây?
1. Hai dung dịch: NH4Cl, CuCl2
2. Ba dung dịch: NH4Cl, MgCl2, CuCl2
3. Bốn dung dịch: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, CuCl2
4. Cả 5 dung dịch
-
Bài tập 3 trang 180 SGK Hóa học 12
Có 4 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na2CO3, KHSO4, và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím lần lượt nhúng vào từng dung dịch, quan sát sự đổi màu của nó có thể nhận biết được dãy các dung dịch nào?
A. Dung dịch NaCl
B. Hai dung dịch NaCl và KHSO4
C. Hai dung dịch KHSO4 và CH3NH2
D. Ba dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3.
-
Bài tập 4 trang 180 SGK Hóa học 12
Hãy nhận biết hai dung dịch riêng rẽ sau: (NH4)2S và (NH4)2SO4 bằng một thuốc thử?
-
Bài tập 5 trang 180 SGK Hóa học 12
Có hỗn hợp gồm SO2, CO2 và H2. Hãy chứng minh trong hỗn hợp có mặt từng khí đó. Viết phương trình hóa học của các phản ứng?
-
Bài tập 1 trang 250 SGK Hóa 12 Nâng cao
Có các lọ hoá chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch trong số các dung dịch kể trên?
A. 2 dung dịch
B. 3 dung dịch
C. 4 dung dịch
D. 5 dung dịch
-
Bài tập 2 trang 250 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.
-
Bài tập 3 trang 250 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.
-
Bài tập 42.1 trang 97 SBT Hóa học 12
Để phân biệt các dung dịch: ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng
A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
B. quỳ tím
C. dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3.
D. natri kim loại.
-
Bài tập 42.2 trang 97 SBT Hóa học 12
Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3 đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng
A. axit HCl và nước brom.
B. nước vôi trong và nước brom.
C. dung dịch CaCl2 và nước brom.
D. nước vôi trong và axit HCl.
-
Bài tập 42.3 trang 97 SBT Hóa học 12
Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch: BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3 ?
A. Kim loại natri.
B. Dung dịch HCl.
C. Khí CO2.
D. Dung dịch Na2CO3.
-
Bài tập 42.4 trang 97 SBT Hóa học 12
Để phân biệt các dung dịch loãng: HCl, HNO3, H2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. Dung dịch Ba(OH)2 và bột đồng kim loại.
B. Kim loại sắt và đồng.
C. Dung dịch Ca(OH)2.
D. Kim loại nhôm và sắt.