Bài tập SGK Toán 11 Bài 4: Phép đối xứng tâm.
-
Bài tập 1 trang 15 SGK Hình học 11
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm A(-1;3) và đường thẳng d có phương trình \(x-2y + 3 = 0\). Tìm ảnh của A và d qua phép đối xứng tâm O.
-
Bài tập 2 trang 15 SGK Hình học 11
Trong các hình tam giác đều, hình bình hành, ngũ giác đều, lục giác đều, hình nào có tâm đối xứng?
-
Bài tập 3 trang 15 SGK Hình học 11
Tìm một hình có vô số tâm đối xứng?
-
Bài tập 1.11 trang 20 SBT Hình học 11
Cho tứ giác ABCE. Dựng ảnh của tam giác ABC qua phép đối xứng tâm E.
-
Bài tập 1.12 trang 20 SBT Hình học 11
Trong mặt phẳng Oxy, cho hai điểm I(1;2), M(−2;3), đường thẳng d có phương trình 3x−y+9 = 0 và đường tròn (C) có phương trình: x2+y2+2x−6y+6 = 0. Hãy xác định tọa độ của điểm M′, phương trình của đường thẳng d′ và đường tròn (C′) theo thứ tự là ảnh của M, d và (C) qua
a) Phép đối xứng qua gốc tọa độ;
b) Phép đối xứng qua tâm I.
-
Bài tập 1.13 trang 21 SBT Hình học 11
Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d có phương trình: x−2y+2 = 0 và đường thẳng d′ có phương trình: x−2y−8 = 0. Tìm phép đối xứng tâm biến d thành d′ và biến trục Ox thành chính nó.
-
Bài tập 1.14 trang 21 SBT Hình học 11
Cho ba điểm không thẳng hàng I, J, K. Hãy dựng tam giác ABC nhận I, J, K lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AB, AC.
-
Bài tập 14 trang 18 SGK Hình học 11 NC
Giả sử phép đối xứng tâm ĐO biến đường thẳng d thành d'. Chứng minh
a. Nếu d không đi qua tâm đối xứng O thì d' song song với d, O cách đều d và d'
b. Hai đường thẳng d và d' trùng nhau khi và chỉ khi d đi qua O
-
Bài tập 15 trang 18 SGK Hình học 11 NC
Cho phép đối xứng tâm ĐO và đường thẳng d không đi qua O. Hãy nêu cách dựng ảnh d' của đường thẳng d qua ĐO. Tìm cách dựng d' mà chỉ sử dụng compa một lần và thước thẳng ba lần
-
Bài tập 16 trang 19 SGK Hình học 11 NC
Chỉ ra tâm đối xứng của các hình sau đây:
a. Hình gồm hai đường thẳng cắt nhau
b. Hình gồm hai đường thẳng song song
c. Hình gồm hai đường tròn bằng nhau
d. Đường elip
e. Đường hypebol
-
Bài tập 17 trang 19 SGK Hình học 11 NC
Cho hai điểm cố định B, C trên đường tròn (O;R) và một điểm A thay đổi trên đường tròn đó. Hãy dùng phép đối xứng tâm để chứng minh rằng trực tâm H của tam giác ABC nằm trên một đường tròn cố định
Hướng dẫn. Gọi I là trung điểm BC . Hãy vẽ đường kính AM của đường tròn rồi chứng minh rằng I là trung điểm của đoạn thẳng HM
-
Bài tập 18 trang 19 SGK Hình học 11 NC
Cho đường tròn (O;R), đường thẳng △ và điểm I . Tìm điểm A trên (O; R) và điểm B trên △ sao cho I là trung điểm của đoạn thẳng AB