Bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
-
Bài tập 1 trang 35 SGK Lịch sử 12
Lập niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á.
-
Bài tập Thảo luận 1 trang 32 SGK Lịch sử 12 Bài 4
Nêu các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975.
-
Bài tập 2 trang 35 SGK Lịch sử 12
Sưu tầm tài liệu về tổ chức ASEAN
-
Bài tập Thảo luận 2 trang 32 SGK Lịch sử 12 Bài 4
Hãy cho biết nội dung chính của các giai đoạn lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến năm 1993.
-
Bài tập 3 trang 35 SGK Lịch sử 12
Nêu những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước.
-
Bài tập Thảo luận 3 trang 32 SGK Lịch sử 12 Bài 4
Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của Hiệp ước Bali (1976).
-
Bài tập 1 trang 16 SBT Lịch sử 12 Bài 4
1. Đến năm 1945, khu vực Đông Nam Á gồm có
A. 8 quốc gia.
B. 9 quốc gia.
C. 10 quốc gia.
D. 11 quốc gia.
2. Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập tự chủ.
B. Nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp.
C. Thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực - ASEAN.
D. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.
3. Năm 1945, các quốc gia giành được độc lập ở khu vực Đông Nam Á là:
A. Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Việt Nam, Lào, Inđônêxia.
C. Việt Nam, Lào, Philippin.
D. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan.
4. Nước Lào tuyên bố độc lập ngày
A. 12 - 10 - 1945.
B. 21 - 7 - 1954.
C. 21 - 2 - 1973.
D. 2 - 12 - 1975.
5. Thắng lợi nào của Nhân dân Việt Nam đã tác động trực tiếp, buộc Mĩ phải kí hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương
A. Chiến thắng biên giới thu - đông năm 1950
B. Các thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1954
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
D. Các thắng lợi trên chiến trường Lào cuối năm 1953 - đầu 1954
6. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một hội nghị quốc tế nào ghi nhận
A. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương
B. Hội nghị Ianta năm 1945.
C. Hội nghị Pốtđam năm 1945.
D. Hội nghị Pari năm 1973 về Việt Nam
7. Từ giữa những năm 50 đến năm 1975, nhiều nước Đông Nam Á bước vào xây dựng và phát triển kinh tế, ngoại trừ nước nào vẫn phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân mới.
A. Xingapo, Đông timo
B. Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. Inđônêxia và Mianma
D. Việt Nam và Lào
8. Hãy sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian lịch sử nước Lào từ năm 1945:
1. Đảng nhân dân Lào lãnh đạo kháng chiến chống Mĩ xâm lược;
2. Nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại;
3. Mĩ phải kí kết hiệp định Viêng Chăn, góp phần lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc;
4. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập; 5. Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập.
A. 1, 4, 3, 2, 5
B. 5, 4, 3, 1, 2
C. 4, 2, 1, 3, 5
D. 1, 2, 5, 4, 3
9. Từ năm 1953 đến năm 1970, đất nước Campuchia do Quốc vương Xihanúc đứng đầu thực hiện đường lối.
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
B. Liên minh Ấn Độ với Trung Quốc
C. Hòa bình, trung lập
D. Liên minh với Liên Xô và Trung Quốc
10. Từ năm 1970 - 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược là do
A. Campuchia gây xung đội biên giới với Thái Lan - đồng minh của Mĩ
B. Campuchia lên án Mĩ thành lập khối quân sự SEATO ở Đông Nam Á
C. Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập
D. Mĩ điều khiển thế lực tay sai lật đổ chính phủ Xihanúc, xâm lược Campuchia
11. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau?
Thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập, năm nước Indonexia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan đã tiến hành ..., với mục tiêu nhanh chóng ..., xây dựng nền kinh tế tự chủ.
A. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ... xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.
B. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo ... xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.
C. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ... đẩy mạnh cải cách, mở cửa.
D. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo ... xóa bỏ phân biệt giàu - nghèo.
12. Quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành “con rồng” kinh tế của Châu Á là
A. Thái Lan
B. Xingapo
C. Malaixia
D. Bruney
13. Những nước tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
A. Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo
B. Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Mianma, Xingapo
C. Thái Lan, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo
D. Thái Lan, Việt Nam, Xingapo, Bruney, Malaixia
14. Sự kiện nào được coi là mốc đánh dấu giai đoạn phát triển khởi sắc của tổ chức ASEAN?
A. Các nước ASEAN ký hiệp ước thân thiện và hợp tác - hiệp ước Bali (1976)
B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của ba nước Đông Dương kết thúc thắng lợi (1975)
C. Từ “ASEAN 5” đã phát triển mở rộng thành “ASEAN 10” (1999)
D. Mười nước thành viên ký bản hiến chương ASEAN, xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh (2007).
15. Ý nào không phản ánh đúng về nguyên tắc hoạt động cơ bản của ASEAN?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
C. Chung sống hòa bình và mọi quyết định đều phải có sự nhất trí của 5 nước sáng lập
D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
16. Hiện nay, tổ chức ASEAN gồm
A. 7 quốc gia thành viên
B. 8 quốc gia thành viên
C. 10 quốc gia thành viên
D. 11 quốc gia thành viên
17. Ý nào không đúng về thách thức lớn đối với Việt Nam kể từ khi gia nhập tổ chức ASEAN?
A. Nền kinh tế chuyển biến tích cực, địa vị quốc tế không ngừng nâng cao
B. Lệ thuộc vào vốn đầu tư và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài.
C. Nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.
D. Lợi dụng đất nước hội nhập, kẻ thù tìm cách thực hiện “Diễn biến hòa bình”
18. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Đảng Cộng sản do M.Gandi đứng đầu
B. Đảng Quốc đại do M.Gandi, sau đó là G.Nêru đứng đầu
C. Liên minh Đảng Cộng sản và Đảng Quốc đại
D. Đảng Quốc đại do G.Nêru đứng đầu
19. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ là
A. Công nhân, nông dân, binh lính.
B. Công nhân, binh lính, học sinh, địa chủ.
C. Công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, sinh viên
D. Nông dân, địa chủ, binh lính
20. Nước Cộng hòa Ấn Độ tuyên bố thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 9-2-1946
B. Ngày 5-8-1947
C. Ngày 26-1-1950
D. Ngày 26-3-1971
21. Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã trở thành nước
A. Xuất khẩu lúa gạo đứng đầu thế giới
B. Sản xuất công nghiệp đứng đầu thế giới
C. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ tư thế giới
D. Xuất khẩu lúa gạo đứng hàng thứ ba thế giới
-
Bài tập 2 trang 20 SBT Lịch sử 12 Bài 4
Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước câu sai.
1. ☐ Đến những thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX, tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đều đã giành được độc lập.
2. ☐ Ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, các nước Thái Lan, Campuchia, Brunây theo thể chế quân chủ lập hiến.
3. ☐ Ngày 15-8-1947, Ấn Độ bị chia thành ba nước là Ấn Độ, Pakixtan và Bănglađét.
4. ☐ Hiệp ước Bali (2 - 1976) đã mở ra thời kì phát triển mới của tổ chức ASEAN.
5. ☐ Đến năm 2000, 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã gia nhập tổ chức ASEAN
6. ☐ Trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, những nước sáng lập tổ chức ASEAN đều chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
-
Bài tập 3 trang 20 SBT Lịch sử 12 Bài 4
Hoàn thành bảng hệ thống về các nước trong tổ chức ASEAN theo những nội dung sau:
STT Tên nước Thủ đô Năm giành được độc lập Thời gian gia nhập ASEAN -
Bài tập 4 trang 21 SBT Lịch sử 12 Bài 4
Hoàn thành bảng so sánh về chiến lược phát triển kinh tế của các nước sáng lập ASEAN theo những nội dung sau:
Nội dung so sánh Chiến lược kinh tế hướng nội Chiến lược kinh tế hướng ngoại Thời gian Mục tiêu Nội dung Thành tựu Hạn chế -
Bài tập 5 trang 3 SBT Lịch sử 22 Bài 4
Hãy cho biết nét chính về quá trình hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và quan hệ giữa ASEAN với Việt Nam.
-
Bài tập 6 trang 22 SBT Lịch sử 12 Bài 4
Hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phân tích ý nghĩa của phong trào đấu tranh này.